5. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Nợ xấu đối với DN tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt
Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên
Cũng giống như hai chỉ tiêu được phân tích ở trên chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ khách hàng có nợ xấu cũng phản ánh cụ thể nhất rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên. Để làm rõ hai chỉ tiêu này tác giả đã xây dựng bảng dữ liệu dưới đây:
Bảng 3.4: Nợ xấu đối với DN tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần công thƣơng
Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1.Tổng nợ xấu Triệu đồng 10.073 29.582 33.053 Tổng dư nợ Triệu đồng 2.962.776 3.215.472 3.372.745 3. Tỷ lệ nợ xấu % 0,34% 0,92% 0,98% 4.Số khách hàng có nợ xấu khách hàng 9 11 16 5. Tổng số khách hàng DN có quan hệ tín dụng với ngân hàng khách hàng 605 724 887 6. Tỷ lệ khách hàng có nợ xấu % 1,49% 1,52% 1,80%
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên
Qua bảng số liệu cho thấy tất cả các chỉ tiêu đánh giá trong bảng đều tăng lên qua các năm thể hiện quy mô của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên đang có xu hướng tăng dần về số lượng khách hàng
DN và về tổng nguồn vốn cấp tín dụng, tuy nhiên bên cạnh sự tăng lên về quy mô, thị phần này của chi nhánh thì rủi ro tín dung của chi nhánh cũng tăng theo với sự giá tăng tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ khách hàng có nợ xấu, cụ thể như sau:
Xét tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên nhận thấy tỷ lệ này đang có xu hướng tăng dần qua các năm với 0,34% trong năm 2012, 0,92% trong năm 2013 và năm 2014 là 0,98%. Với sự gia tăng của tổng dư nợ quá hạn tại chi nhánh như đã phân tích ở trên thì việc gia tăng nợ xấu là điều tất yếu. Với tỷ lệ nợ xấu tăng lên phản ánh mức độ tín nhiệm của các DN trên địa bàn giảm sút đáng kể cộng với đó là nhu cầu đầu tư giảm. Đồng thời, nó còn thể hiện sự yếu kém trong công tác quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh dẫn đến chất lượng tín dụng giảm xuống và rủi ro tín dụng tăng cao. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu gia tăng như trên tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh không thể đổ lỗi hoàn toàn cho cán bộ tín dụng làm việc tại chi nhánh bởi lẽ nợ xấu không phải mới phát sinh mà nó được tích lũy trong một khoảng thời gian dài, và trong những năm gần đây khi tình hình kinh doanh xấu đi thì tình trạng nợ xấu của chi nhánh ngày càng rõ nét. Mặc dù, nếu xét chung trong ngành ngân hàng thì tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên vẫn thấp hơn rất nhiều so với chỉ tiêu ngành và tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh như vậy là có thể kiểm soát được song để tránh những rủi ro tín dụng tăng cao và tránh tình trạng mất vốn thì Ban giám đốc chi nhánh cần phải nỗ lực, chú trọng hơn trong công tác đánh giá tín dụng và kiểm soát, kiểm tra chặt chẽ các khoản tín dụng đã cấp cho khách hàng, đồng thời cần tăng cường công tác thu hổi các khoản nợ quá hạn, nợ xấu để hạn chế việc chúng trở thành những khoản nợ mất vốn
Xét tỷ lệ khách hàng có nợ xấu: cũng giống như tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ khách hàng có nợ xấu cũng không ngừng tăng, với 1,49% trong năm 2012, 1,52% năm 2013 và năm 2014 tỷ lệ khách hàng có nợ xấu là 1,80%. Qua số liệu này cho thấy tỷ lệ khách hàng có nợ xấu của chi nhánh tăng rất nhanh trong năm 2014 do tốc độ tăng của số lượng khách hàng có nợ xấu trong năm 2014 nhanh hơn tốc độ tăng của tổng số lượng các DN có quan hệ tín dụng với chi nhánh. Mặt khác, trong những năm gần đây,đặc biệt là năm 2014 ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên rất chú trọng công tác mở rộng thị phần tín dụng cho vay
chính là lãi vay từ hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng. Mỗi cán bộ tín dụng bị áp đặt doanh số cho vay để tăng mức thu nhập của bản thân trong tháng. Từ những nguyên nhân này, khiến cho đội ngũ cán bộ tín dụng chỉ đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu mà không quan tâm đến tính khả thi của việc cấp tín dụng dẫn đến số lượng các DN được tiếp cận với nguồn vốn của chi nhánh tăng lên làm cho số DN có nợ xấu tăng theo từ đó tăng tỷ lệ các DN có nợ xấu. Hơn nữa, tình hình kinh tế ngày càng khó khăn, các DN kinh doanh đình trệ làm cho lợi nhuận thu về ngày càng ít thậm chí các DN kinh doanh không có lãi, từ đây làm số lượng các DN không có khả năng chi trả nợ gốc và lãi vay khi đến hạn tăng cao và dần dần những khoản nợ của các DN này trở thành nợ xấu của chi nhánh và tỷ lệ các doanh nghiệp có nợ xấu cũng từ đó mà tăng lên.
Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ khách hàng có nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên ở mức vừa phải có thể kiểm soát được. Tuy nhiên để việc giảm thiểu hai chỉ tiêu này vẫn là nhiệm vụ của chi nhánh trong bất cứ giai đoạn nào để hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng cho chi nhánh.
3.2.3.Tỷ lệ nợ mất vốn đối với DN tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên
Trong các chỉ tiêu phán ảnh rủi ro tín dụng thì có thể chỉ tiêu nợ mất vốn là chỉ tiêu ảnh hưởng lớn nhất đến rủi ro tín dụng của chi nhánh. Phần trăm thu hồi các khoản tín dụng này gần như bằng không. Theo như tính toán các số liệu thực tế tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên tỷ lệ nợ mất vốn của chi nhánh được đánh giá qua 3 năm như sau:
Bảng 3.5: Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn đối với DN tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần công thƣơng Việt Nam Thái Nguyên
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1.Nợ nhóm 5 Triệu đồng 593 1.286 3.035
2. Tổng dư nợ Triệu đồng 2.962.776 3.215.472 3.372.745
3. Tỷ lệ mất vốn % 0,02% 0,04% 0,09%
chi nhánh Thái Nguyên
Qua bảng số liệu cho thấy tỷ lệ nợ mất vốn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên tăng nhanh qua các năm với 0,02% trong năm 2012, 0,04% vào năm 2013 và năm 2014 tỷ lệ nợ mất vốn của chi nhánh là 0,09%. Việc tăng nhanh tỷ lệ nợ mất vốn của chi nhánh là do tốc độ tăng của nợ nhóm 5 nhanh hơn tốc độ tăng của tổng dư nợ. Với nợ nhóm 5 được đánh giá là nhóm nợ siêu xấu, nhóm nợ không có khả năng thu hồi vốn do đó việc tăng nhanh của nhóm nợ này đã khiến tỷ lệ nợ mất vốn của chi nhánh tăng cao. Các khoản nợ nhóm 5 là do nợ quá hạn và nợ xấu phát triển mà thành do đó để hạn chế tối đa nhóm nợ này, cán bộ tín dụng tại chi nhánh cần giảm thiểu tối đa tổng dư nợ quá hạn và tổng số nợ xấu. Và để giảm thiếu các khoản tín dụng này không có cách nào hữu hiệu hơn là việc quản lý chặt chẽ, chú trọng giám sát các khoán tín dụng đã cấp cho khách hàng là đối tượng DN. Để từ đó tiến hành thù hồi nợ gốc và lãi vay đúng thời gian quy định không để chúng phát triển thành các nhóm nợ cao hơn. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng cần quan tâm, tăng cường công tác thu hồi nợ đọng của các DN đã quá hạn, đồng thời với các khoản nợ không còn khả năng thu hồi, cách thông minh nhất của chi nhánh là nên chủ động bán lại các khoản nợ xấu này cho VAMC để giảm tối thiểu rủi ro tín dụng của chi nhánh.
Như vậy, với tỷ lệ nợ nhóm 5 tăng lên đột biến đã kéo theo tỷ lệ nợ mất vốn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên tăng theo. Tỷ lệ nhóm nợ này càng cao thì rủi ro tín dụng của chi nhánh càng cao và ngược lại, đối mặt với các khoản nợ này, chi nhánh sẽ mất thêm nhiều chi phí để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.Vì vậy, phòng ngừa những khoản nợ này là cách hữu hiệu nhất để ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Để làm được điều này, cần có sự nỗ lực cố gắng của toàn bộ tập thể cán bộ nhân viên trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên trong công tác đánh giá tín dụng và thu hồi nợ đọng đồng thời luôn phải đặt lợi ích mục tiêu phát triển bền vững của chi nhánh lên hàng đầu