Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh NH TMCP công thương thái nguyên​ (Trang 38 - 40)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Để tiến hành nghiên cứu quản lý rủi ro tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh Thái Nguyên tác giả thu thập thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp.

Thứ nhất, thông tin thứ cấp.

Thông tin thứ cấp là các thông tin đã được công bố bao gồm: thông tin về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của thành phố Thái Nguyên, thông tin về hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Thái Nguyên và các thông tin liên quan đến thực trạng công tác quản lý rủi ro cho vay khách hàng DN tại Vietinbank chi nhánh Thái Nguyên. Những thông tin này cho tác giả cái nhìn khái quát về hoạt động của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Thái Nguyên cũng như hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank chi nhánh Thái Nguyên.

Bên cạnh đó, tác giả còn tiến hành thu thập thông tin thứ cấp từ các tài liệu nghiên cứu đi trước liên quan tới công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Các tài liệu này sẽ cung cấp cho tác giả những cơ sở lý thuyết và bài học kinh nghiệm thực tiễn liên quan đến công tác quản lý rủi ro tín dụng của một số ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài.

Thông tin sơ cấp là thông tin được tác giả thu thập bằng các phỏng vấn điều tra cán bộ nhân viên ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng Vietinbank Thái Nguyên và phỏng vấn khách hàng DN có quan hệ với chi nhánh.

Nội dung phỏng vấn nhân viên ngân hàng bao gồm các nội dung liên quan tới các nội dung của quản lý rủi ro tín dụng bao gồm: hoạch định chiến lược quản lý rủi ro, xây dựng chính sách quản lý rủi ro cho vay thích hợp, tổ chức bộ máy quản lý rủi ro, nhân diện rủi ro, đo lương rủi ro, giám sát và kiểm tra quá trình thực hiện, điều chính sau giám sát. Kết quả phỏng vấn sẽ cho thấy sự ảnh hưởng của từng yếu tố trong nội dung quản lý rủi ro tín dụng đến hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng của toàn chi nhánh. Do công tác quản lý rủi ro là một nội dung khá phức tạp, nên trong quá trình phỏng vấn tác giả không phỏng vấn toàn bộ nhân viên tại chi nhánh và có sự hiểu biết về lĩnh vực quản lý rủi ro cho vay khách hàng DN tại chi nhánh. Do vậy, tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn đối tượng nghiên cứu có thâm niên làm việc ít nhất 1 năm trở lên tại chi nhánh. Số phiếu tác giả phát tra là 120 phiếu. Số phiếu thu về là 118 phiếu và có 6 phiếu không hợp lệ. Số phiếu hợp lệ là 112 phiếu. Theo nhóm tác giả Hair và ctg (1998) số phiếu tối thiểu để tiến hành nghiên cứu năm trong khoảng 100 đến 150 phiếu. Thấy số lượng 112 phiếu nằm trong khoảng này, đảm bảo được điều kiện nghiên cứu.

Bên cạnh đó, tác sẽ tiến hành phỏng vấn khách hàng DN có quan hệ tín dụng với ngân hàng Vietinbank chi nhánh Thái Nguyên, để thấy được cách quản lý vốn và công tác sử dụng vốn có hiệu quả cũng như nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn khi vay vốn tại ngân hàng. Với việc phỏng vấn khách hàng DN tác giả tiến hành phỏng vấn 130khách hàng DN có quan hệ với chi nhánh. Kết quả thu về có 119 phiếu là hợp lệ và có 11 phiếu không hợp lệ, tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu với 119 phiếu này. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Hair và ctg (1998).

Bên cạnh đó, tác giả còn tổng hợp ý kiến của nhân viên ngân hàng để đánh giá sự tác động của các nhân tố đến quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh.

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ đề xuất các giải pháp nhằm giúp ngân hàng có các biện pháp hỗ trợ DN sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Việc thu

nghiên cứu. Nếu thông tin thu thập đầy đủ, chính xác và độ tin cậy cao sẽ đảm bảo được chất lượng của việc nghiên cứu. Do đó, khi thu thập thông tin tác giả luôn luôn có sự sàng lọc thông tin.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh NH TMCP công thương thái nguyên​ (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)