Bài học kinh nghiệm về việc triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á​ (Trang 33 - 35)

Cùng với sự bùng nổ của CNTT, nhu cầu giao dịch thương mại hàng hóa, thanh toán dịch vụ trực tuyến, thực hiện dịch vụ công trên môi trường điện tử… ngày càng tăng, các NHTM ở nước ta đã nhận thức được lợi ích to lớn của internet banking và đã rất quan tâm phát triển dịch vụ này, đồng thời, chạy đua quyết liệt để chiếm lĩnh thị phần.

Để phát triển dịch vụ internet banking nhanh và bền vững, NHTMCP Seabank cần tiếp tục quan tâm, chú trọng những vấn đề sau:

Thứ nhất, Seabank cần tiếp tục củng cố tăng cường lòng tin cho khách hàng về tính an toàn, bảo mật giao dịch, tăng nhận thức của khách hàng về internet banking như: dễ dàng sử dụng, tiện lợi, chi phí sử dụng.

Ngoài ra, cần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng sử dụng, đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ, xử lý tình huống xảy ra, giải đáp các thắc mắc của khách hàng.

internet banking, trên lĩnh vực công nghệ, Seabank cần tiếp tục chú trọng đầu tư vào công nghệ bảo mật và an toàn dữ liệu từ các nước có công nghệ tiên tiến.

Chất lượng dịch vụ, đặc biệt là việc đảm bảo bảo mật cũng như việc xác thực thông tin cần được các ngân hàng cũng cần quan tâm nhiều hơn nhằm gia tăng lòng tin của khách hàng.

Thứ ba, hạ tầng hệ thống mạng, việc nâng cấp mở rộng đường truyền với băng thông rộng và dung lượng lớn, tốc độ cao cần không ngừng được đầu tư phát triển. Nhờ cải tạo đường truyền các khó khăn về mặt truyền tin qua mạng, sự nghẽn mạng hạn chế tối đa ảnh hưởng đến chất lượng của dịch vụ sẽ được giải quyết.

Thứ tư, việc đẩy mạnh việc liên kết giữa các ngân hàng với nhau và liên kết với các nhà sản xuất công nghệ cần được chú trọng và đẩy mạnh. Bên cạnh đó, Seabank cũng cần tăng cường hợp tác về lĩnh vực công nghệ với các hãng sản xuất công nghệ, các tổ chức tài chính-ngân hàng khu vực và thế giới, qua đó tranh thủ sự hỗ trợ nhiều mặt: tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm… để từng bước nâng cao trình độ công nghệ và ứng dụng CNTT của Seabank.

Thứ năm, Seabank cần tăng cường tuyên truyền để khuyến khích sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ internet banking, cần làm cho khách hàng hiểu internet banking là gì, lợi ích vượt trội của dịch vụ này đem lại cho khách hàng.

Các buổi hội nghị khách hàng, hội thảo để giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử nói chung và dịch vụ ngân hàng điện tử internet banking nói riêng cần được Seabank tổ chức nhằm cung cấp cho khách hàng những kiến thức cần thiết để sử dụng dịch vụ hiệu quả, tạo lòng tin cho khách hàng.

Thứ sáu, khi dịch vụ internet banking được các ngân hàng chú trọng phát triển nhằm tạo sự tương đồng về vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến, thì chất lượng dịch vụ được đặt ra như một thế mạnh cạnh tranh của mỗi ngân hàng, nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.

Cùng với việc nâng cao chất lượng dịch vụ, hệ thống thu nhận, phản hồi và xử lý khiếu nại của khách hàng cần được xây dựng tốt hơn để có thể quản lý được các vấn đề phát sinh, từ đó có sự điều chỉnh sao cho phù hợp.

Thứ bảy, cơ quan quản lý cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ hơn hoạt động kinh doanh trên mạng và làm căn cứ để giải quyết tranh chấp giữa ngân hàng với khách hàng, khi xảy ra sự cố giao dịch trên dịch vụ internet banking; xây dựng chuẩn chung và cơ sở pháp lý cho văn bản điện tử, chữ ký điện tử và chứng nhận điện tử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á​ (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)