Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại công ty cổ phần lọc hóa dầu bình sơn​ (Trang 53 - 58)

* Khái quát về Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn và nhà máy lọc dầu Dung Quất

BSR là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được giao trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, vận hành NMLD Dung Quất, giữ vai trò tiên phong và đặt nền móng cho sự phát triển ngành công nghiệp LHD Việt Nam, đồng thời là nơi đào tạo NL chất lượng cao trong lĩnh vực này.

Chức năng nhiệm vụ cơ bản của BSR:

- Kinh doanh, xuất, nhập khẩu, tàng trữ và phân phối dầu thô;

- Sản xuất, bán buôn và bán lẻ các sản phẩm dầu mỏ, sản phẩm trung gian, nhiên liệu sinh học, hạt nhựa Polypropylene v.v;

- Cung cấp dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa và tư vấn kỹ thuật trong lĩnh vực lọc hóa dầu;

- Đào tạo và cung ứng NL trong công nghiệp lọc - hóa dầu;

- Cung cấp dịch vụ hàng hải và cảng biển liên quan đến ngành lọc hóa dầu;

- Đầu tư và phát triển các dự án lọc – hóa dầu, nhiên liệu sinh học v.v.

NMLD Dung Quất là công trình trọng điểm quốc gia có tổng vốn đầu tư trên 3 tỷ USD, công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm. Việc xây dựng thành công và đưa NMLD Dung Quất vào vận hành mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với việc đảm bảo an ninh năng lượng, góp phần đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Việt Nam là quốc gia có trữ lượng dầu thô vào hàng đầu so với các nước Đông Á, chỉ sau Trung Quốc, Inđônêxia và Malaysia. Là quốc gia xuất khẩu dầu thô nhưng hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu toàn bộ sản phẩm xăng dầu (17-18 triệu tấn xăng dầu các loại và nhu cầu tăng 5- 6%/năm). Cụ thể năm 2005, Việt Nam phải nhập trên 12 triệu tấn xăng dầu. Dự báo đến năm 2010, nhu cầu sử dụng xăng dầu trong nước sẽ vào khoảng 17 triệu tấn và năm 2020 khoảng 34 - 35 triệu tấn. Theo Bộ Tài chính, chỉ riêng quý I/2005, Nhà nước phải bỏ ra 4.870 tỉ đồng để bù lỗ cho việc nhập khẩu xăng dầu nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước. Việc đầu tư xây dựng NMLD Dung Quất cho phép chúng ta tận dụng chế biến nguồn dầu thô sẵn có trong nước, đảm bảo từng bước về an ninh năng lượng, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp xăng dầu từ nước ngoài, góp phần vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đồng thời sẽ đa dạng hóa các nguồn dầu thô chế biến nhập khẩu từ nước ngoài để tối đa hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiện nay, NMLD Dung Quất với công suất 6,5 triệu tấn/năm, đáp ứng được 30 - 40% nhu cầu sử dụng xăng dầu trong nước, kết hợp với NMLD Nghi Sơn (Thanh hóa), công suất 10 triệu tấn/năm, hai nhà máy đáp ứng 80-90% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong cả nước, phần thiếu hụt còn lại nhập khẩu từ các nước trong khu vực, chủ yếu từ các nước Asian như Singapore, Malaysia (chủ yếu dầu, nhiên liệu phản lực) và hàn quốc (chủ yếu xăng) do ưu đãi thuế quan khi tham gia các hiệp định thương mại FTA Việt Nam - Asian và Việt Nam - Hàn Quốc.

Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng NMLD Dung Quất còn là động lực to lớn, làm đầu tàu để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Ngãi và các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung và là điều kiện quan trọng nhằm đảm bảo an ninh quốc phòng, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược hiện nay là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

NMLD Dung Quất được xây dựng tại địa bàn hai xã Bình Trị và Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong quy hoạch của Khu kinh tế Dung Quất với hệ thống cảng biển nước sâu và vịnh kín gió đã tạo nên một vị trí chiến lược ở phía Bắc vịnh Cam Ranh, xác lập hệ thống phòng thủ ven biển bảo vệ các khu vực đặc quyền kinh tế và hỗ trợ các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam. Vị trí này còn được coi là đầu mối của tuyến đường ngắn nhất không phải qua eo biển Malacca và cảng Bangkok để chuyên chở hàng hóa từ các nước trong khu vực đi qua Miền Trung Việt Nam, tới Myanmar, Bắc Thái Lan và Nam Trung Quốc. Khu vực này sau khi được đầu tư và phát triển sẽ có vai trò bao quát toàn bộ vùng Biển Đông, giành được thế chủ động về an ninh, quốc phòng cũng như giao lưu kinh tế.

* Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Phát triển ngành công nghiệp LHD là chỉ số đánh giá thành công sự nghiệp công nghiệp hóa của mỗi quốc gia, bởi đây là ngành công nghiệp mũi nhọn có vai trò nền tảng với những ảnh hưởng sâu rộng đến cục diện của một nền kinh tế. Dự án xây dựng NMLD ở nước ta được Đảng và Chính phủ chủ trương từ rất sớm, xuất phát từ yêu cầu đảm bảo an ninh năng lượng và nhu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Quá trình hình thành và triển khai thực hiện dự án NMLD đầu tiên của nước ta đã trải qua những giai đoạn khác nhau với nhiều khó khăn, thách thức to lớn song phản ánh tầm hoạch định chiến lược và quyết tâm của Đảng, Nhà nước đối với việc quy hoạch cũng như xác định lộ trình phát triển cho ngành công nghiệp LHD đầy mới mẻ của Việt Nam.

Ngay từ cuối thập kỷ 70, sau khi có những hợp tác quan trọng với Liên Xô về lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng đến việc hình thành một

chiến lược xây dựng ngành công nghiệp lọc - hóa dầu. Bắt đầu là việc lập Luận chứng nghiên cứu khả thi khu Liên hợp LHD do Liên Xô thực hiện vào năm 1978. Một số địa điểm đã được hai bên lựa chọn để thực hiện dự án Khu Liên hợp LHD, trong đó có Nghi Sơn (Thanh Hóa), thành Tuy Hạ - Long Thành (Đồng Nai).

Đầu những năm 1990, sau khi dự án Khu Liên hợp LHD tại thành Tuy Hạ gặp trở ngại, việc tiếp tục chuẩn bị xây dựng NMLD đầu tiên của Việt Nam được Chính phủ chỉ đạo khẩn trương hơn. Công tác khảo sát và nghiên cứu lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy được tiến hành tại nhiều khu vực dọc bờ biển Việt Nam.

Ngày 19/9/1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã trực tiếp thị sát khu vực Dung Quất - Quảng Ngãi và chỉ thị cho các bộ, ngành liên quan phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục khảo sát và lập quy hoạch Khu Công nghiệp tập trung, NMLD số I và Cảng nước sâu Dung Quất (nay là Khu Kinh tế Dung Quất). Sau khi xem xét những kết quả khảo sát khoa học thu được và quy hoạch sơ bộ, ngày 09/11/1994, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 658/QĐ-TTg về địa điểm xây dựng NMLD số I và quy hoạch Khu kinh tế trọng điểm miền Trung, trong đó chính thức chọn Dung Quất - Quảng Ngãi làm địa điểm xây dựng NMLD số I. Ngày 08/01/1998, Lễ động thổ khởi công xây dựng NMLD số I đã được tiến hành tại xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Quá trình thực hiện dự án đã gặp rất nhiều khó khăn, thử thách liên quan đến thiết kế kỹ thuật, thời tiết, điều kiện địa chất, thị trường và NL. Đây cũng là lần đầu tiên chúng ta xây dựng một nhà máy LHD với công nghệ rất hiện đại, tổng mức đầu tư lớn nhất so với các dự án trọng điểm quốc gia khác. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng và Chính phủ, các bộ ngành và cơ quan Trung ương, sự phối hợp chặt chẽ của tỉnh Quảng Ngãi, cộng với

những nỗ lực vượt bậc của chủ đầu tư cùng hàng vạn cán bộ, kỹ sư, chuyên gia, công nhân thuộc các nhà thầu trong nước và quốc tế, NMLD Dung Quất đã được xây dựng hoàn thành và đưa vào vận hành đúng tiến độ, cho ra dòng sản phẩm thương mại đầu tiên vào ngày 22/2/2009.

Ngày 30/5/2010, dự án NMLD Dung Quất chính thức được bàn giao từ Tổ hợp TPC sang cho chủ đầu tư, kết thúc giai đoạn xây dựng và vận hành chạy thử và nghiệm thu nhà máy. Ngày mùng 6/1/2011 Sau gần 2 năm chạy thử, nghiệm thu và bàn giao Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã long trọng tổ chức Lễ khánh thành NMLD Dung quất - NMLD đầu tiên của Việt Nam.

Đây là giai đoạn đầu tiên BSR tự quản lý và vận hành NMLD Dung Quất. Trong gần 9 năm qua, công tác vận hành các thiết bị của nhà máy có yêu cầu kỹ thuật rất phức tạp, đòi hỏi sự tự vươn lên của đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật để làm chủ công nghệ, đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho đội ngũ người lao động; đã xảy ra những sự cố, tình huống kỹ thuật trong vận hành sản xuất chưa từng có trong tiền lệ.

Ngoài ra BSR còn phải đối diện với rất nhiều khó khăn từ cơ chế, chính sách cho đến giá dầu thô, giá sản phẩm biến động thất thường; công tác tối ưu hóa sản xuất, quản trị và kiểm soát chi phí vẫn còn phải tiếp tục đổi mới để đáp ứng được yêu cầu quản trị doanh nghiệp trong tình hình hiện nay.

Mặc dù vậy, BSR đã đạt được những kết quả hết sức to lớn như vận hành NMLD Dung Quất đạt kỷ lục hơn 650 ngày đêm liên tục an toàn, ổn định và đặc biệt qua ba lần bảo dưỡng tổng thể nhà máy vào năm 2011, năm 2014 và năm 2017 đã khẳng định trình độ chuyên môn kỹ thuật, bản lĩnh và kinh nghiệm quản lý của đội ngũ cán bộ đảng viên, kỹ sư và công nhân kỹ thuật của Công ty. BSR là đơn vị hiện đang dẫn đầu trên các mặt kinh nghiệm, nhân sự và thiết bị trong lĩnh vực LHD của Việt Nam.

Cơ cấu sản phẩm do NMLD Dung Quất sản xuất từng bước đa dạng hóa. Ngoài các sản phẩm truyền thống như xăng E5 RON 92, 95, Diesel Auto, khí

Propylene và hạt nhựa PP, Khí hóa lỏng (LPG), Dầu hỏa/nhiên liệu bay Jet A1, Dầu nhiên liệu (FO), hiện nay BSR đã nghiên cứu sản xuất thêm các loại sản phẩm mới như: Nhiên liệu phản lực Jet A-1K và Nhiên liệu Diesel L-62 sử dụng trên vũ khí trang bị, thiết bị quân sự và thiết bị đặc biệt của Nga tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại công ty cổ phần lọc hóa dầu bình sơn​ (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)