Công tác quyết toán ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 77 - 81)

2.3.3 .Nhóm chỉ tiêu phản ánh và đánh giá quản lý ngân sách

3.2. Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện

3.2.3. Công tác quyết toán ngân sách

3.2.3.1.Công tác kế toán

Căn cứ vào hệ thống kế toán Nhà nước: Chế độ kế toán ngân sách xã, chế độ kế toán các đơn vị hành chính sự nghiệp: Quyết định số 19/2006/QĐ- BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành “Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp”, Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn; Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán ngân sách xã và tài chính xã; các chuẩn mực kế toán công tác kế toán và quyết toán ngân sách huyện được thực hiện theo quy định của Nhà nước. Hiện nay, các đơn vị thụ hưởng ngân sách huyện, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã được trang bị phần mềm kế toán, công tác kế toán đã được rút gọn về nhân lực, số liệu kế toán chính xác hơn, chuẩn mực hơn.

Qua nghiên cứu công tác kế toán NS huyện Tam Nông chúng ta có thể thấy:

- Trong những năm qua, trên cơ sở những quy định về chế độ kế toán áp dụng trong từng thời điểm, nhìn chung công tác kế toán đối với ngân sách huyện đã được thực hiện theo trình tự mà chế độ kế toán đã quy định.

- Về chứng từ: Cơ bản đã thực hiện tập hợp và lập được các chứng từ theo quy định; chứng từ phản ánh được nội dung kinh tế phát sinh về nghiệp vụ thu - chi NS.

- Về hệ thống sổ sách đây là công việc đòi hỏi nhiều thời gian và tỉ mỉ và cần phải có các nghiệp vụ kế toán. Tuy nhiên, đội ngũ kế toán tài chính đã cố gắng mở được hệ thống cần thiết, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát

sinh theo nội dung hồ sơ chứng từ. Từ hệ thống sổ có thể lập được các báo cáo cần thiết.

- Về lập biểu báo cáo: Các biểu mẫu báo cáo lập tương đối đầy đủ, số liệu báo cáo trung thực, thể hiện được các nội dung kinh tế cần thiết. Việc chấp hành nộp báo cáo tháng, hàng quý và báo cáo QT năm cơ bản đúng theo quy định của Nhà nước.

Tuy nhiên bên cạnh những việc đã làm được vẫn còn một số tồn tại: Chất lượng kế toán ở một số đơn vị còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Còn có đơn vị chưa chấp hành nghiêm chỉnh Pháp lệnh kế toán thống kê về chế độ chứng từ, về nguyên tắc ghi sổ, về sử dụng tài khoản kế toán. Cán bộ kế toán chưa thật sự độc lập về chuyên môn nghiệp vụ theo chế độ kế toán.

3.2.3.2. Công tác quyết toán ngân sách

Công tác QTNS vào cuối năm ngân sách, căn cứ vào các văn bản của Bộ Tài chính hướng dẫn công tác khóa sổ kế toán NSNN cuối năm và lập, báo cáo quyết toán NSNN hàng năm như các Thông tư: Số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn Luật NSNN… Căn cứ vào hướng dẫn của Sở Tài chính, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện ban hành các văn bản hướng dẫn các đơn vị dự toán, các xã, thị trấn khóa sổ kế toán cuối năm và lập báo cáo quyết toán NSNN năm. Các đơn vị căn cứ vào hướng dẫn của cấp trên, căn cứ vào các nghiệp vụ tài chính kinh tế thực tế phát sinh tại đơn vị, các đơn vị thực hiện công tác khóa sổ kế toán cuối năm và lập báo cáo quyết toán NSNN năm theo quy định.

Công tác quyết toán và báo cáo quyết toán NSNN: Phòng Tài chính - Kế hoạch; Chi cục thuế huyện; Kho bạc Nhà nước huyện đôn đốc các cơ quan liên quan xử lý theo thẩm quyền số tạm thu, tạm giữ để nộp vào NSNN theo chế độ quy định; thực hiện đối chiếu số thu NSNN phát sinh trên địa bàn và số thu - chi ngân sách các cấp thuộc phạm vi quản lý đảm bảo khớp đúng về

cả tổng số và chi tiết theo chương, loại, khoản, mục, tiểu mục của Mục lục ngân sách.

Báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm của các đơn vị dự toán, các xã, thị trấn và báo cáo tổng hợp của huyện phải có thuyết minh quyết toán giải trình rõ, chi tiết nguyên nhân tăng giảm thu - chi đối với những nhiệm vụ, từng lĩnh vực so với dự toán, tình hình tiết kiệm chi và sử dụng nguồn tiết kiệm đó; xác định số chuyển nguồn để cải cách tiền lương (nếu có); xác định tăng thu từ tiền sử dụng đất để đầu tư XDCB và phục vụ công tác quy hoạch (nếu có). Thuyết minh chi tiết thu khác ngân sách, chi khác ngân sách, sử dụng dự phòng, sử dụng số tăng thu của ngân sách địa phương, sử dụng nguồn thưởng vượt thu từ ngân sách cấp trên, tình hình thực hiện các nhiệm vụ quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

UBND các xã, thị trấn lập báo cáo quyết toán thu - chi ngân sách cấp xã gửi phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, đồng thời trình HĐND xã, thị trấn phê chuẩn; các đơn vị dự toán tổng hợp báo cáo quyết toán gửi phòng Tài chính - Kế hoạch huyện. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tổng hợp quyết toán toàn huyện báo cáo UBND huyện, Sở Tài chính tỉnh và trình HĐND huyện phê chuẩn.

Mẫu biểu quyết toán: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 59/2003/TTBTC ngày 23/6/2003, Thông tư số 53/2005/TT-BTC ngày 23/6/2005, Thông tư số 01/2007/TT-BTC ngày 02/01/2007 của Bộ Tài chính, Quyết định số 24/2006/QĐ-BTC ngày 06/4/2006, Quyết định số 14/2007/QĐ-BTC ngày 15/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và hướng dẫn tại Thông tư này.

Phương thức, thời gian tổng hợp và gửi báo cáo quyết toán: Các đơn vị sử dụng kinh phí từ ngân sách tự lựa chọn hình thức kế toán khi thực hiện công tác quyết toán tuân theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp được ban hành tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính và các văn bản bổ

sung. Đối với ngân sách cấp xã: Nộp báo cáo quyết toán về phòng Tài chính - Kế hoạch huyện chậm nhất và ngày 10/2 năm sau; phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tổng hợp quyết toán ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã gửi về phòng Kế hoạch ngân sách - Sở Tài chính trước ngày 15/3 năm sau.

Để thực hiện công việc khóa sổ, theo nguyên tắc đặt ra đối với ngân sách huyện, phải thực hiện hoàn tất các nhiệm vụ thu - chi đã được giao trong năm ngân sách theo dự toán đã được phê duyệt. Đối với bộ phận kế toán phải thực hiện tập hợp đầy đủ các hồ sơ chứng từ, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế vào sổ kế toán có liên quan. Trên thực tế trên địa bàn huyện Tam Nông thực hiện như sau:

- Việc quyết toán ngân sách huyện được thực hiện theo quy trình về quyết toán NSNN. Các đơn vị đã thực hiện khóa sổ kế toán sau khi đã xác định rà soát tất cả các khoản thu - chi và thực hiện xong các nhiệm vụ thu - chi ngân sách huyện trong năm. Đồng thời, thực hiện việc so sánh, đối chiếu số liệu với Kho bạc Nhà nước.

- Trong công tác QTNS huyện, đã thực hiện việc đảm bảo cân đối thu - chi ngân sách, tiến hành lập các loại biểu mẫu báo cáo quyết toán theo quy định trình HĐND huyện phê chuẩn quyết toán và thực hiện nộp, gửi báo cáo theo quy định.

- Trước ngày 31/12 năm tài chính, phòng Tài chính - Kế hoạch và các đơn vị DTNS thực hiện việc rà soát các khoản thu - chi được giao trong DTNS, thực hiện so sách dự toán và thực hiện dự toán để tiếp tục chi các nhiệm vụ còn tồn đọng.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn có một số tồn tại:

- Quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán, các xã, thị trấn còn một số đơn vị chưa chấp hành tốt về thời gian quy định.

- Chưa hoàn thành 100% công tác tổ chức thẩm tra quyết toán năm theo kế hoạch; CTQT vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn một số công trình hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng không thực hiện công tác quyết toán vốn đầu tư.

Để có cái nhìn thực về về công tác quyết toán, bảng số liệu sau sẽ đánh giá thực tế qua khảo sát về công tác quyết toán ngân sách của huyện Tam Nông như sau:

Bảng 3.10. Đánh giá công tác quyết toán ngân sách

STT Tiêu chí Điểm Ý nghĩa

1 Việc lưu trữ chứng từ hiện tại phù hợp với tình

hình thực tế 3,18 Khá

2 Có hướng dẫn bằng văn bản cụ thể để tiến hành tổ

chức công tác kế toán 3,05 Khá

3 Công tác kiểm tra kế toán hiện tại được tiến hành

thường xuyên, đảm bảo 3,24 Khá

4 Hệ thống báo cáo kế toán đã đảm bảo được cho

công tác quản lý ngân sách 3,57 Tốt

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Số liệu thống kê trong bảng trên cho thấy công tác quyết toán ngân sách được đánh giá là khá tốt. Các tiêu chí được đánh giá có giá trị trung bình trong khoảng 3,05 -3,57. Trong đó tiêu chí “Hệ thống báo cáo kế toán đã đảm bảo được cho công tác quản lý ngân sách” được đánh giá có giá trị trung bình cao nhất là 3,57.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 77 - 81)