Công tác kiểm tra, thanh tra trong quản lý ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 81 - 86)

2.3.3 .Nhóm chỉ tiêu phản ánh và đánh giá quản lý ngân sách

3.2. Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện

3.2.4. Công tác kiểm tra, thanh tra trong quản lý ngân sách

Hoạt động quản lý Nhà nước chính là sự tác động có định hướng của chủ thể quản lý tới các đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu nhất định trong quản lý NSNN. Do vậy, công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra chính là một công đoạn và là một yếu tố cấu thành của hoạt động quản lý Nhà nước. Hoạt động quản lý NSNN bao gồm từ việc xây dựng các mục tiêu kế hoạch trong giai đoạn nhất định đến việc tổ chức để thực hiện các mục tiêu kế hoạch đó và sau cùng là tiến hành kiểm tra, thanh tra, việc thực hiện đó như thế nào để từ đó tác động ngược trở lại từ khâu xác định chủ trương kế hoạch có hợp

lý hay không nhằm đảm bảo cho hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước đạt được hiệu quả cao.

Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra là một trong bốn chức năng cơ bản của quản lý NSNN nước theo mô hình chức năng. Kiểm tra, thanh tra là một biện pháp hữu hiệu có một hệ thống giám sát hiệu quả tồn tại và kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm trong quản lý NSNN, nhằm ngăn ngừa vi phạm và có những biện pháp xử lý kịp thời, và phát huy nhân tố tích cực.

Căn cứ vào những kiến nghị của kết quả kiểm tra, thanh tra, cơ quan QLNN các cấp có thể đề ra các giải pháp cụ thể để thực hiện, đưa pháp luật vào cuộc sống thực tế, đảm bảo sự công bằng trong việc thực hiện, đồng thời cải cách được các quy trình quản lý NSNN ngày càng hợp lý hơn. Thông qua công tác giám sát thanh tra nội bộ nhằm kịp thời ngăn chặn, phòng ngừa những hành vi tiêu cực, tham nhũng phát sinh, để xây dựng cơ quan trong sạch, vững mạnh với đội ngũ cán bộ về phẩm chất đạo đức, giỏi về nghiệp vụ chuyên môn.

Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của huyện Tam Nông đã có những bước chuyển biến tích cực, để duy trì được việc giám sát, thanh tra, kiểm tra đúng quyền hạn và trách nhiệm. UBND huyện Tam Nông đã thực hiện và đảm bảo theo những nguyên tắc sau:

+ Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra huyện đã dựa trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan, đánh giá việc chấp hành pháp luật của các đối tượng thanh tra, kiểm tra, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật.

+Trong quá trình kiểm tra, thanh tra huyện đã tuân thủ theo pháp luật, đảm bảo tính đúng đắn khách quan, công khai, dân chủ, khi kết luận vấn đề đã có chứng lý, không suy diễn.

+ Giám sát, kiểm tra, thanh tra đã thực hiện đúng quy trình do ngành đã quy định.

+ Việc tiến hành giám sát, kiểm tra, thanh tra đã thực hiện theo kế hoạch và nội dung đề cương được duyệt.

+ Trong khi giám sát, kiểm tra, thanh tra huyện Tam Nông đã tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, phát huy dân chủ động viên tham gia cung cấp tài liệu, số liệu thông tin cho cơ quan quản lý.

+ Nghiêm cấm cán bộ làm công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra cố ý làm sai lệch nội dung vụ việc hoặc mở rộng nội dung, phạm vi thanh tra, kiểm tra; lợi dụng quyền hạn để sách nhiễu gây phiền hà cho đơn vị, bao che người vi phạm hoặc truy ép đơn vị trong việc giải trình, trả lời chất vấn.

Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của huyện Tam Nông đã góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật về quản lý NSNN, đây là nơi cung cấp các căn cứ, các bằng chứng cụ thể phản ánh một cách chân thực, sống động các hoạt động diễn ra trong thực tế, để phục vụ cho việc hoàn thiện, bổ sung các chính sách cho phù hợp. Hơn nữa, công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra là phương tiện phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm nảy sinh trong hoạt động quản lý NSNN. Với tư cách là công cụ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, công tác này chính là việc xem xét tại chỗ việc làm của các tổ chức, cơ quan và các cá nhân có đúng quy định của chính sách, pháp luật hay không? Qua đó sử dụng các biện pháp chế tài bằng mệnh lệnh hoặc các quyết định hành chính nhằm ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật.

Giám sát, kiểm tra, thanh tra có vai trò quan trọng giúp huyện Tam Nông trong việc cải cách thủ tục hành chính cả về quy chế và tổ chức thực hiện. Thông qua hoạt động kiểm tra, thanh tra giúp giảm đến mức tối đa các thủ tục, quy chế không cần thiết gây phiền hà đến nhân dân và cơ quan QL NSNN.

Công tác giám sát, kiểm tra và thanh tra trong QLNN nhà nước là rất quan trọng. Hàng năm UBND huyện Tam Nông đều chỉ đạo và phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra của cơ quan chuyên môn trực thuộc

quyền quản lý như: Phòng TC-KH tiến hành kiểm tra thu, chi NSNN của các đơn vị phòng, ban và các trường học trực thuộc huyện quản lý; các xã, thị trấn trên địa bàn. Cơ quan thanh tra huyện lập kế hoạch và tiến hành thanh tra theo chuyên đề về chi đầu tư ở một vài dự án cụ thể hoặc thanh tra tổng thể tình hình thu, chi NSNN ở một số các xã, thị trấn. Chi cục thuế huyện, xã tăng cường kiểm tra các hoạt động thu NSNN ở các đơn vị, các doanh nghiệp thuộc quyền hoặc được ủy quyền quản lý, KBNN huyện thực hiện kiểm soát các khoản chi theo quy định, đồng thời phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước cấp trên tiến hành thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng NSNN các đơn vị dự toán thuộc huyện và các xã, thị trấn. Thanh tra theo đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân…Qua đó nhằm phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các vi phạm trong QLNS nhà nước nhằm mục tiêu phòng chống tham ô, tham nhũng, lãng phí, chiếm dụng tiền của, tài sản của nhà nước bất hợp pháp. Đảm bảo công bằng, minh bạch, rõ ràng các khoản thu, nhiệm vụ chi NSNN đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh Phú Thọ nói chung và của từng cơ quan, đơn vị QLNSNN tại huyện Tam Nông nói riêng.

Cụ thể, trong năm 2015 huyện Tam Nông tiến hành thanh tra kiểm tra đối với việc lập dự toán ngân sách của Phòng KH-TC, đã phát hiện ra sai phạm trong việc lập dự toán. Ngày 31/03 năm sau phải quyết năm trước, tuy nhiên đến 30/05/2016 phòng KH-TC mới quyết toán, gây ra chậm trễ trong công tác triển khai thực hiện thu, chi ngân sách. Công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra diễn ra thường xuyên, áp dụng theo phương pháp thanh tra, kiểm tra đột xuất mà không báo trước, kết quả thanh tra, kiểm tra có số liệu cụ thể, phát hiện kịp thời những sai phạm trong công tác thu chi ngân sách, giúp thu về cho NSNN huyện Tam Nông năm 2014 là 2.841 triệu đồng, năm 2015 là 3.621 triệu đồng, năm 2016 là 2.182triệu đồng.

Như vậy, có thể thấy công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra trong QLNN là vô cùng quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế huyện đi lên, thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội và giúp ổn định chính trị huyện Tam Nông.

Để đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách của huyện Tam Nông tác giả tiến hành 89 cán bộ trực tiếp tham gia quản lý ngân sách tại huyện Tam Nông. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.11. Đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách

STT Tiêu chí Điểm Ý nghĩa

1 Người có nhiệm vụ thanh tra có chịu trách nhiệm

về kết quả thanh tra của mình không? 3,28 Khá

2 Có hình thức phạt thích hợp không nếu có vi

phạm? 3,15 Khá

3

Các kiểm tra, đánh giá thì được thực hiện theo lộ trình một cách thường xuyên và tiết kiệm cho ngân sách nhà nước

3,08 Khá

4

Công tác thanh tra, kiểm tra có ý nghĩa thực sự

theo đúng nghĩa của nó 2,17 Trung bình

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Qua đánh giá từ phiếu điều tra về công tác thanh tra, kiểm tra cho thấy, Tiêu chí (Người có nhiệm vụ thanh tra có chịu trách nhiệm về kết quả thanh tra của mình không?) có giá trị trung bình lớn nhất là 3,28, còn tiêu chí (Công tác thanh tra, kiểm tra có ý nghĩa thực sự theo đúng nghĩa của nó) có mức giá trị trung bình thấp nhất là 2,17. Chứng tỏ công tác thanh tra, kiểm tra chưa thực sự theo đúng nghĩa của nó, các cuộc kiểm tra đánh giá được thực hiện theo lộ trình thường xuyên nhưng chưa có vai trò quyết định góp phần tiết kiệm và ý nghĩa cao cho NS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 81 - 86)