Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý ngân sách Nhà nước tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 86 - 90)

2.3.3 .Nhóm chỉ tiêu phản ánh và đánh giá quản lý ngân sách

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý ngân sách Nhà nước tạ

huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ

3.3.1.Các yếu tố chủ quan

* Tổ chức bộ máy quản lý và cán bộ

Tổ chức một bộ máy quản lý thu, chi ngân sách có vai trò hết sức quan trọng trong quản lý NSNN. Việc tổ chức bộ máy quản lý NSNN ở huyện Tam Nông được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và phân cấp quản lý theo đúng Luật ngân sách. Đã có sự tham gia quản lý của Thị ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng của huyện trong quản lý thu, chi NSNN. Về bộ máy thu ngân sách của huyện là Chi cục Thuế hiện có 32 người (theo biên chế còn thiếu 4 người theo phân cấp quản lý). Cơ cấu bộ máy của Chi cục ngoài Ban lãnh đạo Chi cục được phân thành 9 đội chức năng, trong đó có 6 đội ở văn phòng Chi cục và 3 Đội thuế liên xã, phường. Về trình độ cán bộ có 3 người là thạc sĩ, 26 người trình độ đại học, còn lại là cao đẳng và trung cấp. Cơ quan quản lý thu, chi của huyện là phòng Tài chính - Kế hoạch. Quy mô hiện nay có 9 cán bộ biên chế và hợp đồng. Về chuyên môn, cả 9 người đều có bằng đại học chuyên môn kinh tế. Đánh giá chung về tổ chức bộ máy thu chi ngân sách nhà nước của huyện Tam Nông được thiết lập thông qua qui định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp, các bộ phận trong tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu, chi ngân sách. Quy định chức năng nhiệm vụ của bộ máy và cán bộ quản lý thu, chi theo chức năng trách nhiệm quyền hạn giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa cấp trên với cấp dưới trong quá trình phân công phân cấp quản lý đó. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền các cấp rõ ràng, cụ thể trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý thu, chi ngân sách. Trình độ cán bộ về năng lực trình độ tương đối cao và phù hợp với chuyên môn do đó ảnh hưởng tốt đến hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách của

huyện. Tuy nhiên về bộ máy thu ngân sách cần được bổ sung thêm số lượng trong điều kiện huyện đang trên đà mở rộng các nguồn thu trong tương lai.

* Cơ sở vật chất:

Vốn là một vấn đề quan trọng trong công tác quản lý ngân sách. Đặc thù công việc là làm việc với những giá trị lớn, nên trang thiết bị hiện đại, tốc độ cao là vô cùng quan trọng đối với công tác quản lý ngân sách. Tuy nhiên, hệ thống máy móc thiết bị tại huyện đã cực kỳ lỗi thời, vô cùng chậm chạp khiến cho công việc nhập và xử lý số liệu mất rất nhiều thời gian. Các cán bộ phụ trách tài chính đã nhiều lần kiến nghị lên huyện xin chi nâng cấp, nhưng vì nguồn vốn của huyện vô cùng hạn hẹp và cần phải chi cho rất nhiều các hoạt động khác trong huyện nên cho đến nay vẫn chưa được đáp ứng.

Mặt khác, hệ thống cơ sở vật chất như bàn, ghế, tủ đựng tài liệu,... của huyện cơ bản đã cũ nát và không được nâng cấp nhiều năm nay. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới công tác lưu trữ, bảo quản các tài liệu quan trọng về quản lý tài chính.

* Khoa học công nghệ:

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý nói chung và quản lý ngân sách nói riêng là đặc biệt quan trọng, nhất là khi công việc gắn liền với giá trị tiền rất lớn là một việc vô cùng quan trọng.

Thực tế hiện nay có rất nhiều các phần mềm máy tính có chất lượng tốt giúp quản lý ngân sách một cách hiệu quả như PX 2.0, Misa, phần mềm quản lý ngân sách xã, quản lý tài sản... Tuy nhiên, do ngân sách còn nhiều hạn chế, chính vì vậy hiện tại huyện đã đầu tư phần mềm kế toán Misa, chưa có phần mềm quản lý ngân sách xã, quản lý tài sản. Chính vì vậy, công tác quản lý, đối chiếu số liệu kế toán giữa cơ quan Kho bạc và cơ quan tài chính rất dễ sai sót, nhầm lẫn, dẫn đến sai số và hiệu quả không cao. Vì vậy, việc trang bị phần mềm quản lý ngân sách xã và các công nghệ khác phục vụ quản lý ngân sách là vô cùng cần thiết.

3.3.2. Các yếu tố khách quan

* Thể chế tài chính

Nghiên cứu về việc thực hiện chính sách về quản lý ngân sách ở huyện Tam Nông cho thấy các cấp quản lý ở huyện Tam Nông đã thực hiện cơ bản tốt các quy định của pháp luật trong quản lý NSNN. Thực đúng quy định của Luật Ngân sách, Luật Quản lý Thuế và các quy định khác của Nhà nước, của tỉnh Phú Thọ và huyện Tam Nông trong phân cấp quản lý NSNN về phạm vi, đối tượng thu, chi của các cấp chính quyền; quy định, chế định việc phân công, phân cấp nhiệm vụ chi, quản lý chi của các cấp chính quyền; quy định quy trình, nội dung lập, chấp hành và quyết toán ngân sách. Quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các phòng, ban chức năng, UBND các cấp trong quá trình quản lý thu, chi ngân sách, sử dụng quỹ ngân sách. Chấp hành các quy định tài chính về những nguyên tắc, chế độ, định mức chi tiêu. Huyện Tam Nông đã kịp thời ban hành các quy định liên quan đến thu, chi NSNN của địa phương phù hợp với luật pháp và các quy định của cấp trên, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Đối với các cơ quan, địa phương có sử dụng NSNN cũng phải xây dựng các quy định cụ thể về thu, chi NSNN nói riêng và các nguồn thu, khoản chi khác nói chung theo phân cấp. Các văn bản đó có tính quy phạm pháp luật chi phối mọi quá trình hoạt động của các cơ quan, địa phương trong quá trình quản lý thu, chi ngân sách. Thực tế cho thấy nhân tố về thể chế tài chính có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý thu chi ngân sách trên địa bàn huyện.

- Điều kiện kinh tế xã hội: NSNN là tổng hòa các mối quan hệ kinh tế xã hội, do vậy nó luôn chịu sự tác động của các yếu tố đó, cũng như các chính sách kinh tế - xã hội và cơ chế quản lý tương ứng, cụ thể:

* Về kinh tế:

Việc quản lý thu, chi ngân sách luôn chịu ảnh hưởng của nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của người dân trên địa bàn. Khi

trình độ kinh tế phát triển và mức thu nhập bình quân của người dân tăng lên, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn ngân sách và sử dụng có hiệu quả, mà nó còn đòi hỏi các chính sách, chế độ, định mức kinh tế - tài chính, mức chi tiêu ngân sách phải thay đổi phù hợp với sự phát triển kinh tế và mức thu nhập, mức sống của người dân. Do đó, ở nước ta cũng như các nước trên thế giới, người ta luôn quan tâm chú trọng đến nhân tố này, trong quá trình quản lý hoạch định của chính sách thu chi NSNN.

Thực tế cho thấy, khi trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập bình quân trên địa bàn còn thấp cũng như ý thức về sử dụng các khoản chi chưa được đúng mức còn có tư tưởng ỷ lại Nhà nước thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi NSNN. Khi chúng ta thực hiện tốt những vấn đề thu ngân sách trong đó có nhiều nhân tố tác động nhưng trình độ mức sống của người dân ngày càng nâng cao thì việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước có thể rất dễ dàng. Trường hợp nếu trình độ và mức sống còn thấp thì việc thu thuế cũng rất khó khăn.

Tại huyện Tam Nông, tốc độ phát triển và tăng trưởng kinh tế ngày một bền vững, trong 3 năm đạt mức 9,25%, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 1.500 USD năm 2014 lên 2.000 USD năm 2016; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.

* Về xã hội:

Nhìn chung tình hình xã hội của huyện Tam Nông khá ổn định. Công tác giáo dục, đào tạo được quan tâm và đầu tư. Duy trì giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục đúng độ tuổi bậc tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

Công tác y tế được đảm bảo với 100% số xã có trạm y tế và cơ sở vật chất y tế được đảm bảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 86 - 90)