Giải pháp đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố tuyên quang​ (Trang 101 - 104)

5. Kết cấu của luận văn

4.5.3. Giải pháp đối với Nhà nước

- Liên tục rà soát, điều chỉnh cơ chế chính sách, văn bản pháp luật liên quan đến phát triển doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng. Hoàn thiện đồng bộ cơ chế chính sách, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển.

- Tổ chức hỗ trợ DNNVV theo hướng hình thành các hệ thống trung tâm hỗ trợ ở các cấp khác nhau, nhằm đáp ứng được nhu cầu trợ giúp của các DNNVV kịp thời và hiệu quả.

- Thành lập Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để hỗ trợ tài chính cho các DNNVV. Theo lộ trình hợp tác phát triển DNNVV trong các nước ASEAN, "Bản hành động cộng đồng kinh tế" được thông qua tại Hội nghị Thượng định ASEAN 13 (diễn ra ngày 18-22/11/2007 tại Singapore), giai

đoạn từ năm 2014-2015 sẽ thành lập Quỹ phát triển DNNVV cấp khu vực nhằm tài trợ cho các chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh, thân thiện với môi trường của cộng đồng DNNVV. Chính vì vậy, việc thành lập Quỹ phát triển DNNVV Việt Nam đang là yêu cầu cấp thiết.

- Xây dựng cơ chế chính sách tạo điều kiện và khuyến khích liên kết các DNNVV với nhau, DNNVV với các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh cho các DNNVV.

- Xây dựng và phát triển hệ thống đào tạo nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp. Hiện nay ở Việt Nam chưa có trung tâm đào tạo có tính chất bài bản và chuyên nghiệp cho các nhà quản trị doanh nghiệp và doanh nhân. Các chương trình đào tạo giám đốc, đào tạo các kỹ năng quản trị kinh doanh cho các nhà quản lý doanh nghiệp thường được lồng ghép trong các chương trình đào tạo quản trị kinh doanh của một số trường đại học và trung tâm đào tạo.

KẾT LUẬN

Đề tài “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý trong các

doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố Tuyên Quang” với mục tiêu làm rõ

những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng nguồn nhân lực quản lý trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố trong thời gian vừa qua. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố trong thời gian tới. Với mục tiêu như trên, đề tài đã đạt được các kết quả sau:

- Hệ thống hóa cơ sở khoa học và thực tiễn về chất lượng nguồn nhân lực quản lý trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm khái niệm, đặc điểm, tiêu chí xác định, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế. Khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khái niệm về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực quản lý, đặc điểm của nguồn nhân lực quản lý, sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, đề tài cũng đưa ra kinh nghiệm của một số nước trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với Việt Nam.

- Thông qua việc phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực quản lý trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố Tuyên Quang, đề tài đã đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó. Từ đó làm cơ sở để đề tài đưa ra giải pháp.

- Xuất phát từ những yếu kém và nguyên nhân trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý, dựa vào định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đến năm 2015, quan điểm phát triển nguồn nhân quản lý của tỉnh Tuyên Quang, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố Tuyên Quang trong thời gian tới.

Với kết quả nghiên cứu như trên, đề tài đã đạt được mục tiêu nghiên cứu. Tuy nhiên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của các nhà nghiên cứu khoa học để đề tài được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Lan Anh (2012), Phát triển nguồn nhân lực quản trị của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Luận án Tiến sỹ. 2. Chiến lược phát triển Kinh tế xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2020. 3. Nguyễn Cúc (2000), Đổi mới cơ chế và hoàn thiện chính sách hỗ trợ

phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đến năm 2005, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang, Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang từ năm 2010 đến năm 2013, NXB Thống kê, Hà Nội.

5. Nguyễn Đình Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2004), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Lao động xã hội.

6. Trần Kim Dung (2005), Giáo trình Quản trị nhân sự, NXB Thống kê. 7. Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người Việt

Nam, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Việt Nam.

8. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2002), Giáo trình Khoa học quản lý, Tập I, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

9. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2004), Giáo trình Khoa học quản lý, Tập II, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

10. Trần Xuân Hải, Trần Đức Lộc (2013), Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực,

Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

11. Nguyễn Đình Hương (2012), Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia

12. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh từ năm 2010 đến 2013.

13. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tuyên Quang, Báo cáo Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Tuyên Quang đến 31 tháng 12 năm 2013.

14. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 2/8/2013 về Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đến năm 2015.

15. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 11 tháng 6 năm 2014 về Kế hoạch hành động cải thiện chỉ số năng lực cấp tỉnh (PCI) Tuyên Quang năm 2014.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố tuyên quang​ (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)