Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố tuyên quang​ (Trang 30)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý các

ở trong nước

Tốc độ phát triển của mỗi quốc gia, lãnh thổ hiện nay được quy định bởi sự phát triển của các doanh nghiệp đang hoạt động trên phạm vi lãnh thổ đó. Trong khi Nhật Bản, Trung Quốc đặc biệt chú trọng công tác đào tạo nghề giám đốc thì hiện nay ở Việt Nam, theo ông Nguyễn Quốc Phồn - Chuyên gia

Tư vấn Doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam thì 2/3 giám đốc doanh nghiệp chưa nhận thức được chức năng của mình đối với doanh nghiệp và đất nước. Trong xã hội ngày nay, doanh nghiệp thực sự là lực lượng xung kích, là đầu tàu lôi kéo sự phát triển toàn diện đất nước. Bởi lẽ, khi doanh nghiệp ra đời đã giải quyết tối đa các vấn đề nóng bỏng của xã hội đang đặt ra (giải quyết việc làm, nạn thất nghiệp; cung cấp sản phẩm phục vụ xã hội; thực thi các trách nhiệm phát triển cộng đồng…). Số lượng và chất lượng doanh nghiệp tỷ lệ thuận với tốc độ và quy mô phát triển của quốc gia, dân tộc đó. Theo đó, doanh nghiệp cần chú trọng tới vai trò, chức năng của người đứng đầu - những “bộ não vàng” của các doanh nghiệp.Với xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa đang diễn ra mạnh mẽ, để đất nước giàu có, đạt được tốc độ phát triển nhanh, sánh vai cùng các cường quốc hùng mạnh trên thế giới, Việt Nam cần có lượng doanh nghiệp lớn, đội ngũ doanh nhân, giám đốc đông đảo và đạt chất lượng cao. Tuy vậy, thực tế lại cho thấy có tới 2/3 giám đốc tại các doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức được vai trò của mình trong bộ máy tổ chức. Nguyên nhân Việt Nam là quốc gia chuyển mình từ nền kinh tế kế hoạch hóa, quan liêu bao cấp, ngay khi đối diện với thị trường hiện đại, thị trường toàn cầu với tính chất cạnh tranh phức tạp, gay gắt, đội ngũ lãnh đạo không tránh khỏi bỡ ngỡ, thiếu sót và yếu kém trong hoạt động điều hành và quản lý của mình.

Người giám đốc điều hành để có thể thành công được cần phải có tri thức. Tri thức xuất phát từ việc học tập, đào tạo và tự nghiên cứu. Người đứng đầu doanh nghiệp tạo ra lượng giá trị lớn nhưng cũng đòi hỏi phải trang bị hệ thống kiến thức toàn diện về lĩnh vực quản lý, kiến thức quản trị, kinh doanh, tâm lý học và các kỹ năng hỗ trợ cơ bản khác.Theo đó, người làm giám đốc trước hết cần hiểu được chức năng của doanh nghiệp. So với các quốc gia tiên tiến trên toàn thế giới, nhận thức về doanh nghiệp của Việt Nam còn tương đối đơn giản, thiếu sót, đơn thuần cho rằng: doanh nghiệp chỉ có chức năng sản xuất- kinh doanh, tạo ra lợi nhuận và một phần nhỏ thực thi trách nhiệm xã hội. Quan điểm này cần sớm thay đổi, bởi lẽ, trong xã hội ngày nay, người

làm nghề giám đốc cần: xác định chính xác sứ mệnh doanh nghiệp - đây chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp; Hiểu rõ mục tiêu doanh nghiệp để từ đó vạch ra chiến lược cho từng giai đoạn cụ thể; Tổ chức, xây dựng mô hình doanh nghiệp để tạo ra sự phát triển bền vững, thích ứng được với môi trường kinh doanh; Phải xây dựng được hệ thống quản trị tối ưu, giảm thiểu được các rủi ro; Xây dựng thành công văn hóa doanh nghiệp.Chính vì gánh vác trên vai trách nhiệm nặng nề đối với doanh nghiệp, giám đốc doanh nghiệp cần phải nhận thức sâu sắc khả năng điều hành hiệu quả doanh nghiệp của mình.

Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Tuyên Quang

Nghề giám đốc là một nghề hết sức phức tạp với nhiều công việc khác nhau từ sản xuất - kinh doanh đến công tác quản lý. Phải làm việc với nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là luôn phải chịu trách nhiệm cao về trách nhiệm pháp lý, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Với ý thức nghề nghiệp cao cả, chức năng và vai trò đặc biệt quan trọng của mình đối với sự nghiệp phát triển chung của đất nước, các tỉnh thành trong cả nước trong đó có tỉnh Tuyên Quang cần sớm đưa ra các biện pháp, chính sách để nâng cao trình độ tri thức cho đội ngũ nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp. Đây là cơ sở để đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững trong tương lai.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì?

- Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực quản lý trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố Tuyên Quang giai đoạn 2010-2013 như thế nào? Thành công, hạn chế và nguyên nhân?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực quản lý trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố Tuyên Quang trong giai đoạn 2010-2013?

- Những giải pháp nào để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố Tuyên Quang trong thời gian tới?

2.2. Chọn địa điểm nghiên cứu

Trong những năm qua, DNNVV trên địa bàn thành phố Tuyên Quang đã phát triển cả về số lượng và chất lượng. Các doanh nghiệp này tạo việc làm cho người lao động, khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng về vốn, tay nghề và những nguồn lực còn tiềm ẩn trong dân cư, phát triển các ngành nghề truyền thống, góp phần giải quyết những vấn đề xã hội, đảm bảo công bằng xã hội.Tuy nhiên, các DNNVV trên địa bàn thành phố hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn như: vốn, lao động, công nghệ, đặc biệt là trình độ quản lý của người đứng đầu các doanh nghiệp. Điều này đã làm hạn chế việc tiếp cận thị trường, thiếu định hướng lâu dài trong hoạt động kinh doanh, năng lực cạnh tranh kém, hiệu quả của sản xuất kinh doanh thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của thành phố. Do đó, việc nghiên cứu thực trạng và đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý trong các DNNVV giúp các doanh nghiệp vượt qua những khó khăn là yêu cầu cấp thiết, góp phần phát triển doanh nghiệp trong thời gian tới. Bên cạnh đó, do số lượng DNNVV của tỉnh Tuyên Quang tập trung chủ yếu trên địa bàn thành

phố Tuyên Quang nên tác giả đã chọn thành phố Tuyên Quang để tiến hành nghiên cứu.

2.3. Phương phá p nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp

Tác giả căn cứ vào các tài liệu đã được công bố, các báo cáo, số liệu thống kê của các Sở ban ngành như:

- Kế hoạch phát triển DNNVV đến năm 2015, Kế hoạch thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010 - 2014 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang của UBND tỉnh Tuyên Quang.

- Số liệu thống kê doanh nghiệp đăng ký kinh doanh của phòng Đăng kí kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tuyên Quang.

- Niên giám thống kê từ năm 2010 đến năm 2013 của Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang.

- Số liệu về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả

Các số liệu thu thập được sẽ được liệt kê theo thời gian theo từng chỉ tiêu cụ thể. Phương pháp này kết hợp với phân tích đồ họa đơn giản như các đồ thị mô tả dữ liệu, biểu diễn các dữ liệu thông qua đồ thị, bảng biểu diễn số liệu tóm tắt. Trong luận văn đó là các bảng biểu thể hiện số lượng, cơ cấu của chỉ tiêu nghiên cứu. Từ các bảng số liệu, tác giả sẽ sử dụng các biểu đồ để thấy rõ hơn cũng như có cái nhìn sinh động hơn về cơ cấu của các yếu tố đang phân tích. Chúng tạo ra được nền tảng để phân tích định lượng về số liệu. Để từ đó hiểu được hiện tượng và đưa ra quyết định đúng đắn.

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

Trong luận văn phương pháp này được sử dụng phổ biến trong phân tích, tính toán để xác định mức độ, xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích, xem xét mức độ biến động của các năm theo thời gian, không gian nghiên cứu khác nhau. Cùng một chỉ tiêu nhưng nó sẽ có ý nghĩa khác nhau ở các thời

gian và không gian khác nhau. Do đó các số liệu tác giả thu thập được sẽ được sắp xếp một cách logic theo trình tự thời gian và đưa về cùng một thời điểm khi so sánh.

Áp dụng phương pháp này, tác giả sẽ sử dụng các hàm cơ bản trong phần mềm excel để tính toán các mức độ biến động như xác định tỷ trọng của chỉ tiêu nghiên cứu, dùng chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối để xem xét tốc độ phát triển bình quân, tốc độ tăng, giảm của năm sau so với năm trước…Từ đó lập bảng phân tích so sánh qua các năm xem mức độ tăng, giảm và phân tích nguyên nhân của sự tăng, giảm đó. Qua đó cũng dự báo được những biến động của chỉ tiêu nghiên cứu trong giai đoạn tiếp theo.

2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và tiểu tổ sao cho các đơn vị trong cùng một tổ thì giống nhau về tính chất, ở khác tổ thì khác nhau về tính chất. Ý nghĩa của phương pháp này nhằm hệ thống hóa và phân tích các số liệu thu thập, từ đó xem xét thực trạng vấn đề nghiên cứu. Qua đây ta thấy được mối liên hệ, sự tác động qua lại giữa các yếu tố. Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp này để chia số liệu thu thập được thành các nhóm khác nhau như số lượng doanh nghiệp, quy mô vốn đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp, cơ cấu doanh nghiệp theo hình thức doanh nghiệp và lĩnh vực hoạt động, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, cơ cấu nguồn nhân lực quản lý của doanh nghiệp theo giới tính, độ tuổi, dân tộc. Sau đó tác giả sẽ đi xem xét thực trạng của từng vấn đề nghiên cứu và mối quan hệ giữa các vấn đề này.

- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu khoa học

Trong luận văn, phương pháp này dùng để phân tích và tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài. Từ đó xác định những vấn đề chung và vấn đề riêng nhằm giải quyết nhiệm vụ của đề tài đặt ra. Qua phương pháp này phân tích chất lượng nguồn nhân lực quản lý trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.Sau đó, tổng hợp và phân tích những điều đã

đạt được và chưa đạt được để đưa các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Tuyên Quang trong thời gian tới.

2.3.4. Phương pháp phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài (SWOT)

Phương pháp SWOT (Strengths, Weaknesses, Oppotunities, Threat). Đây là phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của sự vật, hiện tượng, ta đang quan tâm nghiên cứu. Trên cơ sở nắm bắt được điểm mạnh của nguồn nhân lực quản lý các doanh nghiệp, chúng ta sẽ xác định cơ hội cho doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt khi thời cơ đến. Biết những yếu điểm của mình, doanh nghiệp sẽ biết cách dần khắc phục nó cũng từ đó thấy được thách thức mà mình gặp phải trong quá trình sản xuất kinh doanh. Điểm mạnh, điểm yếu là những yếu tố chủ quan nằm ngay trong các doanh nghiệp và đó là những điều bản thân doanh nghiệp có thể khắc phục được. Cơ hội, thách thức thường là yếu tố khách quan không tuân theo ý muốn chủ quan của con người và chúng ta phải thay đổi để thích nghi với yếu tố đó. Đây là một phương pháp sử dụng rất có hiệu quả khi phân tích khả năng cạnh tranh.

2.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích

- Chỉ tiêu biểu hiện trạng thái sức khỏe của nguồn nhân lực

Sức khỏe của nguồn nhân lực là trạng thái thoải mái về thể chất cũng như tinh thần của con người. Nói về sức khỏe không chỉ nói về thể lực thể trạng của con người như sức dẻo dai, bệnh tật…mà sức khỏe ở đây bao gồm cả những yếu tố về tinh thần, tâm lý, mức độ thoải mái của con người về hoàn cảnh sống, môi trường làm việc và môi trường xã hội. Theo Bộ Y tế nước ta quy định có 3 loại sức khỏe:

+ Sức khỏe loại A: thể lực tốt, không mang bệnh tật gì. + Sức khỏe loại B: thể lực trung bình.

- Chỉ tiêu biểu hiện trình độ văn hoá của nguồn nhân lực

Trình độ văn hóa là sự hiểu biết của người lao động đối với những kiến thức phổ thông không chỉ về lĩnh vực tự nhiên mà còn bao gồm cả lĩnh vực xã hội. Trình độ văn hoá của nguồn nhân lực được thể hiện thông qua các quan hệ tỷ lệ: số lượng và tỷ lệ biết chữ; Số lượng và tỷ người qua các cấp học tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, cao đẳng, đại học, sau đại học.

Đây là một trong những chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh chất lượng nguồn nhân lực cũng như trình độ phát triển của kinh tế xã hội.

- Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực

Trình độ chuyên môn kỹ thuật thể hiện sự hiểu biết, khả năng thực hành về một chuyên môn, nghề nghiệp nào đó. Đó cũng là trình độ được đào tạo ở các trường chuyên nghiệp, chính quy. Các chỉ tiêu phản ánh trình độ chuyên môn kỹ thuật như: Số lượng lao động được đào tạo và chưa qua đào tạo, cơ cấu lao động được đào tạo, cấp đào tạo, trình độ đào tạo.

- Các chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển của các DNNVV

+ Số lượng DNNVV

+ Quy mô vốn đăng ký kinh doanh của DNNVV + Quy mô vốn bình quân 1 DNNVV

+ Số lượng DNNVV thành lập mới và giải thể

+ Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV

- Các chỉ tiêu phản ánh số lượng và chất lượng nguồn nhân lực quản lý trong các DNNVV

+ Tổng số nguồn nhân lực quản lý các DNNVV

+ Cơ cấu nguồn nhân lực quản lý chia theo giới tính, độ tuổi, dân tộc. + Trình độ chuyên môn được đào tạo của nguồn nhân lực quản lý + Trình độ ngoại ngữ, tin học của nguồn nhân lực quản lý

- Các chỉ tiêu phản ánh năng lực, kỹ năng quản trị, kinh nghiệm thực tiễn

+ Kỹ năng quản lý: gồm các kỹ năng về hoạch định, tổ chức và điều hành doanh nghiệp, và tổ chức công việc cá nhân.

+ Lãnh đạo: người lãnh đạo phải dám nhận trách nhiệm, đương đầu với những thử thách và chấp nhận thay đổi.

+ Ứng xử và giao tiếp: kỹ năng này đòi hỏi sự tinh tế, linh hoạt và kiến thức cũng như kinh nghiệm xã hội của nhà quản lý.

+ Kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp: có hai khối kiến thức mà mỗi nhà quản lý cần phải có. Một là kiến thức, kỹ năng chuyên môn cụ thể về nghề nghiệp. Hai là kiến thức tổng quát về doanh nghiệp, ngành, các hoạt động liên quan, kiến thức về môi trường kinh doanh, pháp lý, chính trị, kinh tế và xã hội, các kiến thức về môi trường kinh doanh quốc tế và các xu hướng phát triển chủ đạo.

+ Xử lý thông tin và năng lực tư duy: tiếp nhận và xử lý thông tin một cách hiệu quả để có thể đưa ra những quyết định chính xác. Có bốn thành phần chính là kỹ năng phân tích vấn đề và ra quyết định; Kỹ năng phân tích tài chính và định lượng; Khả năng phát triển và sáng tạo các phương pháp giải quyết vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố tuyên quang​ (Trang 30)