5. Kết cấu của luận văn
4.2.2. Mục tiêu phát triển DNNVV đến năm 2015
* Mục tiêu tổng quát:
Phát triển doanh nghiệp trên địa bàn thành phố về số lượng, đặc biệt coi trọng phát triển về qui mô và chất lượng; nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa; tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, minh bạch để DNNVV đóng góp ngày càng cao vào phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
* Mục tiêu cụ thể:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp, phấn đấu trong giai đoạn 2011-2015 tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp bình quân đạt 6,4%/năm. Đến năm 2015 số doanh nghiệp đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp chiếm tỷ lệ 4%.
- Đầu tư của khu vực DNNVV chiếm 30% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. - Khu vực DNNVV đóng góp vào nguồn thu của ngân sách tỉnh đạt trên 27% tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo thêm khoảng 7.000 chỗ làm việc mới trong giai đoạn 2011-2015.
- Phấn đấu giai đoạn 2013 - 2015 nâng mức điểm số đạt trên 60 điểm, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ năm 2014 trở đi đạt 60 - 65 điểm và xếp thứ 30 - 35 của cả nước.
4.3.Quan điểmphát triển nguồn nhân lực quản lý các DNNVV của thành phố Tuyên Quang
Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020, tỉnh Tuyên Quang đã xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn (2011-2020), nhằm nâng cao tính cạnh tranh của NNL của địa phương. Trong đó đặt trọng tâm vào các nhóm đối tượng đặc biệt có vai trò quyết định và đột phá trong phát triển nhân lực và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gồm: nhân lực lãnh đạo, quản lý, nhân lực khoa học - công nghệ, công nhân kỹ thuật và doanh nhân. Quy hoạch đã đưa ra mục tiêu tổng quát là:
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy vai trò quyết định của yếu tố con người để cải thiện chất lượng tăng trưởng, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững, đưa nhân lực trở thành lợi thế quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Tạo nguồn nhân lực có thể lực tốt, phát triển toàn diện về trí tuệ, ý chí, năng lực và đạo đức, năng động, chủ động, có năng lực tự học, tự đào tạo cao, khả năng thích ứng trong điều kiện xã hội thay đổi nhanh; từng bước hình thành đội ngũ nhân lực có chất lượng cao theo hướng chuẩn khu vực và từng bước chuẩn quốc tế.
- Thông qua Quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn (2011-2020), xác định được nhu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ nhân lực trong từng giai đoạn phát triển nhanh ngành, lĩnh vực mà Tuyên Quang có lợi thế so sánh với quốc gia, quốc tế.
- Phát triển nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển và tiến bộ của nền kinh tế - xã hội, vừa là yêu cầu, vừa là động lực cho sự phát triển của tỉnh Tuyên Quang.
- Phát triển nhân lực nhằm thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011- 2020, là một trong những động lực quan trọng để hoàn thành cơ bản sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của tỉnh Tuyên Quang trước năm 2020.
- Phát triển nguồn nhân lực phải gắn kết với phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, với phát triển cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện những mục tiêu phát triển con người, mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam.
- Phát triển nhân lực có chất lượng trên cơ sở xác định rõ mục tiêu, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy; đầu tư hoàn thiện các điều kiện phát triển nhân lực, quy hoạch hệ thống đào tạo phù hợp để đáp ứng nhân lực trên các lĩnh vực, cấp độ và vùng miền, theo kịp trình độ khu vực và quốc tế.
- Phát triển nhân lực phải có tầm nhìn dài hạn, có bước đi thích hợp, bảo đảm tính hài hoà về cơ cấu và cân đối nhân lực phù hợp để đáp ứng sự phát triển từng giai đoạn của các ngành, lĩnh vực, đảm bảo sự bình đẳng về cơ hội phát triển nguồn nhân lực cho tất cả các nhóm xã hội. Đồng thời, tập trung ưu tiên phát triển nhân lực đặc thù: nhân lực khoa học - công nghệ, nhân lực lãnh đạo, quản lý (lãnh đạo nhà nước và quản lý kinh doanh), nhân lực các vùng lạc hậu, kém phát triển, dân tộc thiểu số, hiện còn ở trình độ thấp và đang gặp nhiều khó khăn.
- Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước và mở rộng quan hệ, hợp tác với các tỉnh trong nước và hợp tác quốc tế để đào tạo phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, đặc biệt coi trọng xây dựng, phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao của các ngành, lĩnh vực trọng yếu của tỉnh. Coi trọng việc phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng và tôn vinh nhân tài. Việc phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng, thu hút, sử dụng và đãi ngộ nhân tài phải được thực hiện thường xuyên và nhất quán. Thực hiện các chế độ trọng đãi về vật chất và tinh thần xứng đáng với cống hiến thực tế của người lao động. Tạo điều kiện, cơ hội
thuận lợi và khuyến khích mọi năng lực sáng tạo trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.