5. Kết cấu của luận văn
2.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích
- Chỉ tiêu biểu hiện trạng thái sức khỏe của nguồn nhân lực
Sức khỏe của nguồn nhân lực là trạng thái thoải mái về thể chất cũng như tinh thần của con người. Nói về sức khỏe không chỉ nói về thể lực thể trạng của con người như sức dẻo dai, bệnh tật…mà sức khỏe ở đây bao gồm cả những yếu tố về tinh thần, tâm lý, mức độ thoải mái của con người về hoàn cảnh sống, môi trường làm việc và môi trường xã hội. Theo Bộ Y tế nước ta quy định có 3 loại sức khỏe:
+ Sức khỏe loại A: thể lực tốt, không mang bệnh tật gì. + Sức khỏe loại B: thể lực trung bình.
- Chỉ tiêu biểu hiện trình độ văn hoá của nguồn nhân lực
Trình độ văn hóa là sự hiểu biết của người lao động đối với những kiến thức phổ thông không chỉ về lĩnh vực tự nhiên mà còn bao gồm cả lĩnh vực xã hội. Trình độ văn hoá của nguồn nhân lực được thể hiện thông qua các quan hệ tỷ lệ: số lượng và tỷ lệ biết chữ; Số lượng và tỷ người qua các cấp học tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, cao đẳng, đại học, sau đại học.
Đây là một trong những chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh chất lượng nguồn nhân lực cũng như trình độ phát triển của kinh tế xã hội.
- Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực
Trình độ chuyên môn kỹ thuật thể hiện sự hiểu biết, khả năng thực hành về một chuyên môn, nghề nghiệp nào đó. Đó cũng là trình độ được đào tạo ở các trường chuyên nghiệp, chính quy. Các chỉ tiêu phản ánh trình độ chuyên môn kỹ thuật như: Số lượng lao động được đào tạo và chưa qua đào tạo, cơ cấu lao động được đào tạo, cấp đào tạo, trình độ đào tạo.
- Các chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển của các DNNVV
+ Số lượng DNNVV
+ Quy mô vốn đăng ký kinh doanh của DNNVV + Quy mô vốn bình quân 1 DNNVV
+ Số lượng DNNVV thành lập mới và giải thể
+ Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV
- Các chỉ tiêu phản ánh số lượng và chất lượng nguồn nhân lực quản lý trong các DNNVV
+ Tổng số nguồn nhân lực quản lý các DNNVV
+ Cơ cấu nguồn nhân lực quản lý chia theo giới tính, độ tuổi, dân tộc. + Trình độ chuyên môn được đào tạo của nguồn nhân lực quản lý + Trình độ ngoại ngữ, tin học của nguồn nhân lực quản lý
- Các chỉ tiêu phản ánh năng lực, kỹ năng quản trị, kinh nghiệm thực tiễn
+ Kỹ năng quản lý: gồm các kỹ năng về hoạch định, tổ chức và điều hành doanh nghiệp, và tổ chức công việc cá nhân.
+ Lãnh đạo: người lãnh đạo phải dám nhận trách nhiệm, đương đầu với những thử thách và chấp nhận thay đổi.
+ Ứng xử và giao tiếp: kỹ năng này đòi hỏi sự tinh tế, linh hoạt và kiến thức cũng như kinh nghiệm xã hội của nhà quản lý.
+ Kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp: có hai khối kiến thức mà mỗi nhà quản lý cần phải có. Một là kiến thức, kỹ năng chuyên môn cụ thể về nghề nghiệp. Hai là kiến thức tổng quát về doanh nghiệp, ngành, các hoạt động liên quan, kiến thức về môi trường kinh doanh, pháp lý, chính trị, kinh tế và xã hội, các kiến thức về môi trường kinh doanh quốc tế và các xu hướng phát triển chủ đạo.
+ Xử lý thông tin và năng lực tư duy: tiếp nhận và xử lý thông tin một cách hiệu quả để có thể đưa ra những quyết định chính xác. Có bốn thành phần chính là kỹ năng phân tích vấn đề và ra quyết định; Kỹ năng phân tích tài chính và định lượng; Khả năng phát triển và sáng tạo các phương pháp giải quyết vấn đề mới cho chính mình và doanh nghiệp; Khả năng xử lý các chi tiết.
+ Kinh nghiệm thực tiễn
Là người đứng đầu các doanh nghiệp, ngoài các phẩm chất kể trên thì kinh nghiệm thực tiễn là điều không thể thiếu đối với các nhà quản lý trong giai đoạn hiện nay. Đó là kinh nghiệm về kinh doanh trên thương trường, kinh nghiệm về quản lý nhân viên, về đàm phán và kí kết hợp đồng, về các quyết định quan trọng để công ty vượt qua những khó khăn thử thách.
Chương 3
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
CỦA THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG