Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh lớp 10 thông qua dạy học cụm bài phong cách ngôn ngữ​ (Trang 107 - 123)

6. Cấu trúc luận văn

3.6. Đánh giá chung

Từ các cuộc trao đổi với GV về giáo án thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy GV đều đồng tình với biện pháp xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực ngôn ngữ nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của HS trong dạy học cụm bài về

Phong cách ngôn ngữ mà luận văn đề cập.

Nhìn vào kết quả đạt được kết hợp với việc chấm bài chúng tôi nhận thấy rằng khả năng tiếp nhận của HS khi học bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt theo giáo án thực nghiệm đã tốt lên rất nhiều. Ngoài việc HS đạt được

những yêu cầu về chuẩn kiến thức kĩ năng, các em đã hiểu được thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt và phân tích được các đặc trưng cơ bản và lấy được ví dụ minh họa. Quan trọng hơn trong giờ học thực nghiệm không khí lớp học diễn ra rất sôi nổi và hào hứng, HS được hoạt động liên tục, tham gia vào các hoạt động GV mà yêu cầu một cách tích cực chứ không còn chỉ là ngồi nghe giảng rồi ghi chép thụ động. Tất cả các đối tượng HS từ trung bình, khá, giỏi đều có điều kiện tham gia vào các hoạt động học tập. Tuy kết quả tiếp nhận của mỗi đối tượng HS là khác nhau, trong giờ HS còn gặp phải một số khó khăn nhất định nhưng tất cả các em đã được hoạt động theo đúng nghĩa “hoạt động hóa” hay “tích cực hóa”. Thông qua tiết học các kĩ năng của HS cũng được rèn luyện và phát triển hơn như: kĩ năng thuyết trình, kĩ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề,…đặc biệt là năng lực sử dụng ngôn ngữ của HS được cải thiện và năng cao rõ rệt. Năng lực ngôn ngữ của các em không chỉ đạt ở mức độ nhận biết, thông hiểu mà còn đạt ở mức độ vận dụng khá tốt, một số em còn đạt tới mực độ vận dụng sáng tạo trong bài học và giao tiếp.

Tuy nhiên trong tiết dạy thực nghiệm vẫn còn gặp phải vấn đề chưa thế khắc phục đó là thời gian 45p/một tiết học quy định trong nhà trường vẫn còn khá gò bó khiến cho GV còn hơi lúng túng trong việc điều phối thời gian cho phù hợp. Để khắc phục hạn chế, chúng tôi sẽ cố gắng, nỗ lực hơn nữa để tìm ra các giải pháp trong thời gian tới.

Tiểu kết chương 3

Ở chương 3 chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm dạy học phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS thông qua hệ thống bài tập phát triển năng lực ngôn ngữ của HS trong dạy học cụm bài về Phong cách ngôn ngữ. Vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên việc thực nghiệm chưa được tiến hành với số lượng bài học và HS đa dạng, chưa đủ chắc chắn để khẳng định thành công của đề tài. Song với những kết quả đạt được bước đầu chúng tôi có thể đánh giá:

- PPDH phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS qua hệ thống bài tập phát triển năng lực đã phát huy được khả năng nhận thức, sự chủ động, sáng tạo, tự tin của HS trong quá trình học tập. HS nhận thấy mình được rèn luyện các kĩ năng cần thiết và tăng sự đoàn kết tương tác với bạn bè. Tuy nhiên các em còn gặp phải một số khó khăn trong quá trình học nhưng những khó khăn ấy hoàn toàn có thể khắc phục được trong những giờ học sau.

- Tuy nhiên, không có một phương pháp hay biện pháp dạy học nào là hoàn toàn tối ưu, vì vậy, trong quá trình dạy học GV cần biết phối kết hợp các phương pháp, biện pháp dạy học để đạt hiệu quả tốt nhất. Biện pháp xây dựng hệ thống bài tập phát triển NLNN cho HS chỉ thực sự đạt hiệu quả khi nó được kết hợp với các phương pháp, biện pháp khác như làm việc nhóm, dạy học dự án, dạy học nêu vấn đề hay tổ chức trò chơi...

- Để giờ học đạt hiệu quả, GV cần đầu tư thời gian, tham khảo tài liệu để chuẩn bị giáo án một cách chu đáo, thiết kế được những hoạt động dạy học để khuyến khích HS tích cực tham gia, phát huy được những năng lực vốn có của HS. Khi đánh giá HS, GV cần hướng đến phát triển trí tuệ, óc sáng tạo của HS và khuyến khích vận dụng những kiến thức đã học được vào thực tế đời sống một cách linh hoạt, hiệu quả.

KẾT LUẬN

Đề tài đã thực hiện được đầy đủ các nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, cụ thể như sau:

- Đề tài đã nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về năng lực, dạy học phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học nói chung và trong dạy học tiếng Việt nói riêng.

- Tìm hiểu thực trạng dạy học cụm bài về Phong cách ngôn ngữ ở trường THPT thông qua tiến hành điều tra và đánh giá thực trạng.

- Đề xuất những biện pháp nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong dạy học cụm bài về Phong cách ngôn ngữ ở trường THPT nhằm kích thích được hứng thú học tập, phát huy được vai trò chủ động, tích cực của HS.

- Tiến hành thực nghiệm thông qua việc thiết kế giáo án bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” thông qua hệ thống bài tập phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS. Sau đó xử lí, phân tích kết quả thu được và cuối cùng đưa ra được đánh giá nhận xét chung với kết quả khả quan.

Thông qua thực tế dạy học và kết quả thực nghiệm về việc phát triển năng lực ngôn ngữ của HS trong dạy học cụm bài về Phong cách ngôn ngữ, chúng tôi rút ra được kết luận như sau:

Thứ nhất, đứng trước thực trạng dạy và học bộ môn Ngữ văn nói chung và cụm bài về Phong cách ngôn ngữ nói riêng còn nhiều bất cập như hiện nay thì việc đổi mới các PPDH là việc làm vô cùng cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ thực trạng đó luận văn muốn tìm ra các biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của HS để khơi dậy niềm yêu thích, đam mê cũng như tăng cường khả năng tiếp thu và vận dụng của các em khi học môn học này. Luận văn khẳng định cụm bài về Phong cách ngôn ngữ rất thuận lợi cho việc tổ chức các biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của HS. Mỗi PCNN có những đặc trưng

riêng và hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, hiểu rõ và phân biệt được các PCNN HS mới có khả năng sử dụng ngôn ngữ phù hợp với với từng PCNN trong từng hoàn cảnh khác nhau.

Thứ hai, việc dạy học cụm bài về Phong cách ngôn ngữ theo hướng phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS đã đem lại hiệu quả nhất định. Qua việc giải quyết các bài tập phát triển năng lực đã làm cho học sinh thực sự thích thú, sôi nổi trong tiết học. Không chỉ vậy các em đã biết chủ động chiếm lĩnh tri thức, phát huy được những năng lực vốn có của bản thân, có thêm được sự tự tin để khẳng định bản thân.

Thứ ba, muốn phát huy tính tích cực, chủ động của HS thì GV là người đóng vai trò quan trọng nhất. GV phải thay đổi tư duy để hiểu rõ được bản chất của việc đổi mới các PPDH, GV phải không ngừng học hỏi, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, bắt kịp với xu thế dạy học hiện nay. Có như vậy chất lượng giáo dục mới được nâng cao và đạt được hiệu quả tốt nhất.

Song do thời gian và trình độ của bản thân còn hạn chế, bởi vậy chúng tôi rất mong nhận được những lời góp ý của thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2016), Phương pháp dạy học tiếng Việt, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12, Nxb Giáo dục.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa Giáo dục phổ thông sau năm 2015, Bản dự thảo.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh môn Ngữ văn cấp trung học phổ thông, Tài liệu lưu hành nội bộ.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Bản dự thảo.

6. Hoàng Hòa Bình (2015), Năng lực và đánh giá theo năng lực, Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM.

7. Hoàng Hữu Bội, Nguyễn Huy Quát (2001), Một số vấn đề về phương pháp dạy học văn trong nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Nguyễn Huy Cẩn (chủ biên) (1987), Một số vấn đề cơ bản của tâm lí ngôn ngữ học, UBKHXH Việt Nam - Viện Thông tin KHXH, Hà Nội. 9. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ dụng học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà

Nội.

10. Đỗ Hữu Châu - Bùi Minh Toán (2002), Đại cương ngôn ngữ học (tập 1), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. Nguyễn Hữu Châu (2006), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trìnhdạy học, Nxb Giáo dục.

12. Chính Phủ (2014), Nghị quyết 88về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Thư viện pháp luật.

13. Chomsky. N, Hoàng Văn Vân (dịch) (2012), Ngôn ngữ và ý thức, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

14. Nguyễn Văn Cường (2007), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 15.Tôn Quang Cường (2012), Thiết kế chương trình đào tạo theo tiếp cận

năng lực đầu ra, Tạp chí Giáo dục, số 298, kì 2 tháng 11, tr 28-31.

16.Tôn Quang Cường, Phạm Thị Thu Hương, Thiết kế hệ thống bài tập tiếng Việt lớp 11 theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.

17. Hồ Ngọc Đại (1983), Tâm lý học dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

18. Vũ Cao Đàm (2011), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

19. Hữu Đạt (2011), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

20. Nguyễn Văn Đệ, Lê Quang Sơn (2013), Xu thế phát triển giáo dục, Nxb ĐHSP.

21. Trần Bá Hoành (1994), Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, Tạp chí nghiên cứu giáo dục (1).

22. Trần Bá Hoành (2002), Những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực, Tạp chí nghiên cứu giáo dục (32).

23. Trần Bá Hoành - Nguyễn Thị Hạnh - Lê Phương Nga (2003), Áp dụng dạy và học tích cực trong môn tiếng Việt, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 24. Đỗ Việt Hùng (1998), Phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh trong

việc dạy Tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

25. Đặng Thành Hưng (2012), Năng lực và giáo dục theo tiếp cận năng lực, Tạp chí Quản lí Giáo dục, (43), tháng 12-2012.

26. Đinh Trọng Lạc (1999), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

27. Hoàng Lộc (1988), Vận dụng lí thuyết hoạt động ngôn ngữ vào lĩnh vực dạy tiếng, Ngôn ngữ, (số 1), (31-34).

28. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2006), Ngữ văn 10, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

29. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2006), Ngữ văn 10, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

30. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2006), Bài tập Ngữ văn 10, Tập 1, Nxb Giáo dục.

31. Lê Thị Hằng Nga (2012), Tổ chức và sử dụng hệ thống bài tập tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh bậc trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ giáo dục học.

32. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

33. Vương Trí Nhàn (2002), Thơ Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Nxb Giáo dục. 34. Hoàng Phê (chủ biên) (2008), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

35. Ferdinand De Sausure (1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.

36.Trần Đình Sử (Tổng chủ biên) (2006), Ngữ văn 10, 11, 12 nâng cao, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

37.Trần Đình Sử (Tổng chủ biên) (2006), Sách giáo viên Ngữ văn 10, 11, 12 nâng cao, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

38. Nguyễn An Thi, Ngô Văn Nghĩa, Trần Thị Thanh Huyền, Đỗ Thị Hạnh (2012), Đổi mới phương pháp dạy học và những bài dạy minh họa ngữ văn 10, tập 1, Nxb ĐHSP.

39. Đinh Thị Kim Thoa (2012), Tâm lí học dạy học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

40. Đỗ Ngọc Thống (2013), Định hướng đổi mới Chương trình, Sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015 (Dự thảo).

41. Nguyễn Minh Thuyết (2013), Dạy tiếng Việt theo phương pháp giao tiếp, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia về dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, (1196), (825 - 838).

42. Nguyễn Minh Thuyết (2013), Một số vấn đề về đánh giá chương trình, sách giáo khoa hiện hành và đề xuất định hướng biên soạn chương trình, sách giáo khoa mới, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia về dạy học Ngữ

văn ở trường phổ thông Việt Nam Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, (1196), (35 - 48).

43. Bùi Minh Toán (1992), Về quan điểm giao tiếp trong giảng dạy tiếng

Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

44. Bùi Minh Toán (2010), Tiếng Việt ở Trung học phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm.

45. Bùi Minh Toán, Nguyễn Ngọc San (1998), Giáo trình Tiếng Việt, tập 3,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

46. Nguyễn Hữu Trí (2011), Các căn cứ lý luận và thực tiễn khi lựa chọn phương pháp dạy học, Kỷ yếu hội thảo khoa học Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. 47. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

48. Nguyễn Quang Uẩn (2001), Tâm lí học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tài liệu điện tử

49. Nguyễn Thu Hà (2014), Giảng dạy theo năng lực và đánh giá theo năng lực trong giáo dục: Một số vấn đề cơ bản, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứa Giáo dục, Tập 30, Số 2 (2014) 56-64, js.vnu.edu.vn.

50. Đỗ Việt Hùng (2014), Dạy – học tiếng Việt trong nhà trường theo hướng phát triển năng lực, Nguvan.hnue.edu.vn/Nghiencuu/Ngonngu.

52. Nguyễn Thành Thi (2015), Xây dựng năng lực giao tiếp ngôn ngữ, Nhịp sống học đường, https://www.giaoduc.edu.vn.

53. Tường Vy (2013), Đổi mới giáo dục và đào tạo theo hướng tiếp cận năng

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY CỤM BÀI PCNN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Kính chào quý thầy cô!

Hiện nay, tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Phát triển năng lực ngôn

ngữ cho HS lớp 10 thông qua dạy học cụm bài PCNN”, xin quý thầy/cô vui

lòng cho chúng tôi biết một số thông tin khảo sát về tình hình dạy học cụm bài PCNN ở trường phổ thông hiện nay. Những thông tin của quý thầy cô cung cấp trong phiếu khảo sát sẽ giúp chúng tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài này.

Chúng tôi xin đảm bảo mọi thông tin quý thầy/cô cung cấp sẽ hoàn toàn được giữ bí mật. Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác nhiệt tình của quý thầy/cô! Xin quý thầy/cô vui lòng đánh dấu (X) vào ô phù hợp với lựa chọn của mình.

1. Thầy/cô có áp dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS?

Có Không

2. Thầy/cô hãy cho biết mức độ cần thiết phát triển NLNN trong dạy học tiếng Việt ?

Mức độ Cần thiết Bình thường Không cần thiết

3. Thầy/cô có thường xuyên thiết kế hệ thống bài tập để phát triển năng lực tiếng Việt cho HS ?

4. Thầy/cô thường dạy cụm bài về PCNN theo những phương pháp dạy học nào là chủ yếu? PPDH Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên Thuyết trình Vấn đáp Thảo luận nhóm Phương pháp dạy học khác: dự án, dạy học giải quyết vấn đề, sơ đồ tư duy,…

Thiết kế hệ thống bài tập

5. Theo thầy /cô những khó khăn khi xây dựng hệ thống bài tập vào dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh lớp 10 thông qua dạy học cụm bài phong cách ngôn ngữ​ (Trang 107 - 123)