Hệ thống bài tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh lớp 10 thông qua dạy học cụm bài phong cách ngôn ngữ​ (Trang 52 - 60)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.3. Hệ thống bài tập

Trong chương trình tiếng Việt lớp 10 hiện hành, có tất cả 7 bài, 10 tiết, trong đó, các bài thực hành, luyện tập chiếm gần 50% tổng số bài học. Tuy nhiên, qua khảo sát các bài tập, chúng tôi nhận thấy, hầu hết hệ thống bài tập tiếng Việt ở sách giáo khoa Ngữ văn chương trình phổ thông chủ yếu được dùng để minh họa lí thuyết về tiếng Việt mà HS vừa học, nặng về thực hành ngôn ngữ học, các bài tập chỉ mới dừng lại ở mức vận dụng những kiến thức để phân tích, nhận diện, so sánh, đối chiếu, thay thế các yếu tố hay hoàn chỉnh văn bản, sửa chữa lỗi,… mà rất ít có những bài tập yêu cầu HS vận dụng kiến thức để tạo lập một văn bản mới (đoạn văn) có sử dụng các kiến thức vừa học. Trong phân môn tiếng Việt, có những dạng bài tập đặc trưng hướng tới hoạt động giao tiếp và rèn luyện kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ. Các dạng bài tập tiếng Việt mà chúng tôi đưa ra theo định hướng năng lực HS sẽ hướng đến sự đa dạng và linh hoạt bên cạnh những dạng bài tập đặc thù của tiếng Việt. Để dễ hình dung và phân định hơn, chúng tôi xác định mô hình bài tập sẽ áp dụng các mức hình thành kiến thức, kĩ năng cho HS là: bài tập nhận biết, bài tập thông hiểu, bài tập vận dụng (xem sơ đồ).

Sơ đồ 2.1. Hệ thống bài tập tiếng Việt theo định hướng năng lực học sinh

Hệ thống BT Phát triển NLNN BT nhận biết BT Vận dụng sáng tạo BT thông hiểu BT nhận diện PCNN, đặc trưng PCNN... BT phân tích, so sánh, biến đổi, chữa lỗi.

BT tạo lập, sửa chữa, tổng hợp và BT vận dụng sáng tạo.

- BT làm trên lớp/ BT về nhà

- BT tự luận

Trong 3 dạng bài tập điển hình trên thì Bài tập nhận biết và Bài tập thông hiểu có mức độ hình thành kĩ năng ở mức thấp, chủ yếu dừng lại ở

mức nhớ, hiểu và áp dụng kiến thức. Mục đích của loại bài tập này làm sáng tỏ hoặc có tác dụng củng cố khái niệm và quy tắc ngôn ngữ, chủ yếu để phát triển năng lực đọc và nghe ở mức độ nhận biết, phân tích, đánh giá ngôn ngữ. Những kĩ năng HS được rèn luyện vẫn ở mức độ thấp và chưa nhiều. Cụ thể như sau:

2.1.3.1. Bài tập nhận diện

Loại bài tập này giúp HS nhớ, hiểu kiến thức về phong cách ngôn ngữ để nhận diện, phân biệt về các loại phong cách ngôn ngữ, các đặc trưng của từng loại phong cách ngôn ngữ đã học. Với dạng bài tập này, GV có thể cho HS thực hành nhận diện nhanh mà không tốn nhiều thời gian. Cụ thể:

 Dạng 1: GV có thể chiếu (hoặc phát phiếu học tập) một số văn bản thuộc các phong cách ngôn ngữ khác nhau và yêu cầu HS nhận diện nhanh văn bản nào thuộc PCNN đang học. Ví dụ: (?) Hãy xác định trong các văn

bản sau, văn bản nào được viết theo PCNN sinh hoạt / PCNN nghệ thuật? Văn bản 1:

“Bắc Ninh ngày 25/11/2018 Con trai yêu quý của mẹ!

Con đã xa nhà lên trường nhập học được 2 tháng rồi, ở nhà, cha mẹ nhớ con nhiều! Con có thấy nhớ nhà da diết không?

Con đã trở thành một sinh viên thực thụ rồi, mẹ tự hào về con nhiều. Từ đây, cuộc sống của con đã bước sang một trang mới với những điều kì diệu cho con thỏa sức khám phá, chắc là con thích lắm vì được thoát khỏi sự quản lí chặt chẽ của cha mẹ, được sống cuộc sống tự do. Nhưng cũng từ đây con cần phải học cách sống tự lập để có thể đứng vững trên đường đời.

Con yêu quý! Con cần tập trung học hành siêng năng để có kết quả học tập tốt cho cha mẹ yên tâm nhé. Con nên nhớ rằng kiến thức chính là vũ khí

trong tay con để đạt đến thành công. Con có thể lập nên sự nghiệp từ hai bàn tay trắng nhưng không thể thiếu sự hiểu biết.

Con yêu, nếu có bất kì những khó khăn hay mệt mỏi hãy tâm sự với mẹ, mẹ sẽ là nguồn sức mạnh tinh thần mạnh mẽ nhất của con… ”

Văn bản 2:

“Em trở về đúng nghĩa trái tim em Biết khao khát những điều anh mơ ước Biết xúc động qua nhiều nhận thức

Biết yêu anh và biết được anh yêu” [30,tr.76]

(?) Văn bản sau đây thuộc PCNN nghệ thuật đúng hay sai ? Văn bản 1:

Món ăn ngon nhất.

Bà vợ đi công tác xa về liền kiểm tra sách vở, sổ liên lạc của thằng con đang học lớp 5 rồi gầm lên:

- Học hành toàn điểm kém thế này thì lớn lên mày chỉ có bốc đất, ăn đất thôi…

Ông chồng lôi bà vợ vào trong buồng rít lên:

- Thế bà không biết cái cơ nghiệp này, cái nhà bốn tầng, cái ô tô mới mua cũng chính là do tôi tìm cách… “ăn đất” mà có đấy hả?

- Ông… ông “ăn đất” bao giờ…

- Ngu quá… ngu quá… tôi “ăn đất” ở đây là “ăn đất” của dự án khu công nghiệp, khu tái định cư đấy. Đất bây giờ là món ăn ngon lành nhất đấy, hiểu không?

Văn bản 2:

Đồng chí mô nhớ nữa,

Kể chuyện Bình - Trị - Thiên, Cho bầy tôi nghe ví,

- Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ, Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri.

 Dạng 2: Nhận diện các đặc trưng của PCNN. GV có thể thiết kế dạng bài tập này theo hình thức câu hỏi trắc nghiệm.

(?) Đặc trưng nào sau đây là đặc trưng cơ bản nhất của phong cách ngôn ngữ

nghệ thuật?

a) Tính hình tượng b) Tính truyền cảm. c) Tính cá thể hoá d) Tính hàm súc

(?) Khi nói : “Thơ Huy Cận buồn ảo não; thơ Chế Lan Viên kì dị và thơ Xuân Diệu rất Tây ...” là muốn nói tới đặc trưng nào của PCNN nghệ thuật ?

A- Tính hình tượng B- Tính cá thể hoá C- Tính truyền cảm D- Tính đa nghĩa

(?) Hãy nối các đặc điểm ở cột A cho phù hợp với PCNN ở cột B

A B Tính hình tượng PCNN sinh hoạt PCNN nghệ thuật Tính cụ thể Tính truyền cảm Tính sinh động, hấp dẫn Tính thời sự Tính công khai Tính khuôn mẫu Tính lí trí, logic Tính cá thể hóa

2.1.3.2. Bài tập phân tích, so sánh

Đây là dạng bài tập cho sẵn một ngữ liệu và yêu cầu phân tích, xác định một hiện tượng ngôn ngữ. Mục đích của loại bài tập này nhằm làm sáng tỏ và

củng cố, phát triển một khái niệm ngôn ngữ đã được tiếp thu từ bài học lí thuyết. Với loại bài tập này, HS thực hiện các bước sau: Căn cứ vào đặc trưng

của các ngôn ngữ, vận dụng vào ngữ liệu của bài tập để xác định đối tượng cần nhận diện, phân tích. Phân tích đối tượng tìm được để xác định đặc điểm của nó, xem nó có đáp ứng được đặc trưng của khái niệm lí thuyết không, từ đó củng cố them khái niệm.

Ví dụ: khi dạy bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, GV có thể áp dụng dạng BT này như sau: Sau khi đã hình thành xong khái niệm về PCNN sinh hoạt, GVcó thể củng cố kiến thức lí thuyết ngay bằng việc cho một văn bản khác tương tự ngữ liệu SGK và yêu cầu HS phân tích ngữ liệu mới theo gợi ý

+ Cuộc hội thoại được diễn ra ở đâu? Khi nào? Các nhân vật giao tiếp gồm những ai?

+ Nội dung và mục đích của cuộc hội thoại là gì? (Lời của các nhân vật tập trung vào vấn đề gì? Hướng tới mục đích giao tiếp như thế nào?)

+ Từ ngữ, câu văn trong đoạn hội thoại có đặc điểm gì? + Dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt?

+ Các đặc điểm của PCNN sinh hoạt được biểu hiện cụ thể trong văn bản như thế nào? ...

* Ví dụ bài tập PCNN sinh hoạt: Đọc đoạn trích dưới đây và cho biết ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng nào ? Chỉ ra những đặc điểm chung của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện trong đoạn trích?

“- Bác Thủy ơi, bác có chuyện gì vui vui thì kể đi nào!

- Tôi thì làm gì có chuyện gì vui? - bà Thủy uể oải đáp - Già rồi! Bảo anh Keng ấy! Anh ấy đang trai.

* Ví dụ bài tập PCNN nghệ thuật:

Bài tập 1: Hai câu ca dao sau thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hay nghệ thuật? hãy chứng minh?

“Hỡi cô yếm trắng lòa xòa

Lại đây đập đất trồng cà với anh”

Bài tập 2: Chỉ ra điểm giống và điểm khác nhau trong hai ngữ liệu sau:

Ngữ liệu 1: Tất cả tàu, thuyền đều đã cập bến an toàn.

Ngữ liệu 2: Thuyền về có nhớ bến chăng?

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

Điểm giống: ... ... Điểm khác: ... ... Bài tập 3:

Cùng viết về đề tài mùa thu nhưng ba tác giả Nguyễn Khuyến với “Thu vịnh”, Lưu Trọng Lư với “Tiếng thu”, Nguyễn Đình Thi với “Đất nước” đều có cách thể hiện khác nhau. Anh/ chị hãy phân tích và so sánh ba bài thơ để thấy rõ đặc trưng của tính cá thể hóa của PCNN nghệ thuật (28, tr.102) GV có thể gợi ý HS làm theo bảng so sánh sau:

Sosánh Tác giả

Điểm chung Điểm riêng

Từ ngữ Nhịp điệu Hình tượng Nguyễn Khuyến

Lưu Trọng Lư Nguyễn Đình Thi

1.2.3.3. Bài tập chữa lỗi, biến đổi

Là dạng bài tập ít gặp trong SGK hiện nay. Qua khảo sát SGK Ngữ văn 10, ta thấy có khoảng 14,3% loại bài tập này còn ở SGK Ngữ văn 11 và 12 thì không có loại bài tập này. Mục đích của bài tập chữa lỗi là luyện cho HS vận dụng các khái niệm đã học để chữa lỗi. Trong hoạt động sửa chữa cũng thực hiện được cả mục đích củng cố những kiến thức lí thuyết, luyện các kĩ năng và trình độ sử dụng TV. Bài tập chữa lỗi đòi hỏi HS phải phát hiện được chỗ sai, tìm nguyên nhân sai và chữa lại cho đúng nhưng vẫn duy trì ý của người viết. Ở dạng này, tư duy của HS được rèn luyện qua một quy trình tổng hợp: quy trình nhận biết, quy trình sáng tạo, quy trình biến đổi, cuối cùng là kiểm tra tính logic của kết quả chữa lỗi.

Ví dụ bài tập: Phát hiện và chữa lỗi cho văn bản sau

- Hôm nay sao u về muộn thế! Làm tôi đợi nóng cả ruột. - Có việc gì thế vậy?

- Thì hẵng vào trong nhà đã nào, hẵng vào ngồi lên giường lên giếc nghiêm trang cái đã nào.

- U đã về ạ!

- Kìa phu nhân tôi nó chào u! Phu nhân tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp của nhau… Chẳng qua nó cũng là cái số cả…

Ví dụ bài tập thay thế:

Hãy tìm từ ngữ diễn đạt theo cách thông thường để thay thế cho ngôn ngữ sinh hoạt trong những ví dụ sau?

A B

Nó chết một cái nhà tôi neo người quá, phải đi, chứ những người như một mình tôi, thì tôi ở lại làng với

anh em cơ đấy (Kim Lân)

Thì lạy thầy, thế này làng ta thì đông, thầy cắt ai đi mà chẳng được

(Nguyễn Công Hoan)

Hệ thống Bài tập vận dụng được kết hợp nhiều yếu tố từ dễ đến khó, các mức yêu cầu khác nhau, có thể chia làm hai mức rõ rệt là: Bài tập vận dụng thành thạo (bài tập tổng hợp) và bài tập vận dụng sáng tạo. Bài tập vận dụng đặt ra những tình huống có vấn đề cần phải giải quyết hoặc sáng tạo những tình huống gần gũi với đời sống hằng ngày. Loại bài tập này đòi hỏi sự tư duy kích thích sự suy nghĩ độc lập của học sinh hoặc câu hỏi mở, câu hỏi liên hệ đời sống. Trên tinh thần tích hợp với Văn học và Làm văn, còn có bài tập mang tính chất tổng hợp khái quát vấn đề Văn-tiếng Việt-tập làm văn của một đơn vị kiến thức, hoặc một bài, một chương. Năng lực học sinh có thể hình thành khi thực hiện dạng bài tập này là NL tổng hợp: NL sử dụng ngôn ngữ; NL giải quyết vấn đề; NL tư duy phê phán, tư duy logic;… Bên cạnh đó, các hình thức thể hiện của dạng bài tập này cũng phong phú hơn các các dạng khác: bài tập tự luận; bài tập trắc nghiệm khách quan; bài tập ở nhà, bài tập trên lớp;…

Bài tập vận dụng thành thạo gồm các dạng như: tạo lập sản phẩm theo mẫu; bài tập thay thế; bài tập tích hợp. Học sinh dựa trên cơ sở những tri thức chung và tri thức riêng về ngôn ngữ để vận dụng, sáng tạo nên sản phẩm ngôn ngữ mang dấu ấn cá nhân. Sau khi hoàn thành loại bài tập này, học sinh sẽ hình thành nên nhiều năng lực tổng quát.

Ví dụ bài tập: Đoạn đối thoại dưới đây mô phỏng theo PCNN sinh hoạt nhưng có khác với lời thoại hằng ngày. Liên hệ với bài Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết ở trang 86 để chỉ ra điểm khác nhau và giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó (...) [27, tr.127]

Bài tập vận dụng sáng tạo là loại bài tập yêu cầu cao nhất về kĩ năng, khả năng thực hiện của HS. Các em dựa trên những tri thức chung và riêng về ngôn ngữ để vận dụng, sáng tạo nên sản phẩm ngôn ngữ mang dấu ấn cá nhân. Dạng bài tập này thường gặp trong SGK Ngữ văn THPT là đặt câu, viết đoạn văn theo chủ đề cho sẵn hoặc tự chọn với yêu cầu nhất định phù hợp nội dung bài học. Sau khi hoàn thành loại bài tập này, HS sẽ hình thành nhiều năng lực tổng quát. Dạng bài tập vận dụng sáng tạo sẽ đưa ra nhiều tình huống có vấn đề gắn liền với cuộc sống, với thực tế giao tiếp bằng ngôn ngữ, đòi hỏi HS phải tư duy để giải quyết vấn đề theo cách riêng của mình, phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ cá nhân, phù hợp với bài thực hành tiếng Việt.

Ví dụ bài tập: Em hãy vận dụng những kiến thức hiểu biết về PCNN sinh hoạt, anh/chị hãy xây dựng một đoạn hội thoại giữa người mua và người bán ở chợ, có sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt và cho biết PCNN sinh hoạt được biểu hiện như thế nào trong đoạn văn bản đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh lớp 10 thông qua dạy học cụm bài phong cách ngôn ngữ​ (Trang 52 - 60)