Vai trò của bài tập trong phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh lớp 10 thông qua dạy học cụm bài phong cách ngôn ngữ​ (Trang 44 - 46)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Vai trò của bài tập trong phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh

trong dạy học tiếng Việt

Bài tập (exercise), theo Từ điển tiếng Anh được hiểu là “Vấn đề khó yêu cầu được thực hiện”. Còn Từ điển tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê định nghĩa dễ hiểu hơn là “Bài ra cho HS làm để vận dụng những điều đã học”

[34; tr.27]. Bài tập bao gồm hai yếu tố gắn bó chặt chẽ là điều kiện (những dữ liệu xuất phát, còn gọi là giả thiết, là “cái cho”) và yêu cầu (trạng thái mong muốn đạt được, là “cái phải tìm”).

Trong dạy học tiếng Việt, bài tập là phương tiện tích cực hóa các hoạt động của HS giúp HS nắm kiến thức lí thuyết sâu hơn, chắc hơn để phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, trên cơ sở đó mà phát triển tư duy, phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ, tình cảm, thực hiện mục tiêu dạy học tiếng Việt ở trường phổ thông. Bài tập có vai trò quan trọng, bởi lẽ tiếng Việt là một trong những phân môn có tính thực hành cao, muốn hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ nhất thiết phải thông qua một hệ thống bài tập cụ thể để hướng người học đến việc sử dụng có hiệu quả ngôn ngữ. Tác giả Thái Duy Tuyên đã khẳng định: “ Bài tập là một yếu tố rất quan trọng của quá trình dạy học. Có thể nói quá trình học tập la quá trình giải một hệ thống bài tập đa dạng. Trong thực tế, một bài giảng, một giờ lên lớp có hiệu quả, có thỏa mãn yêu cầu nâng cao tính tích cực, sáng tạo của HS không đều phụ thuộc rất lớn vào hệ thống bài tập… có lí thú, có được bien soạn tốt không” [47, tr.223]. Đối với GV, việc sử dụng bài tập như một công cụ để đánh giá mức độ phát triển năng lực ngôn ngữ và tư duy của người học. Thực tế dạy học cho thấy, năng lực sử dụng tiếng Việt của người học được phát triển một cách tích cực thông qua việc tổ chức thực hành qua hệ thống bài tập.

Hiện nay, hệ thống bài tập trong chương trình tiếng Việt ở bậc THPT cũng tương đối nhiều với cấu trúc cân đối 50% lí thuyết và 50% thực hành đã đem đến cho HS nhiều bài tập thực hành cụ thể, hướng các em đến việc sử dụng tiếng Việt sao cho đạt hiệu quả. Tuy nhiên, qua khảo sát chương trình nội dung sách giáo khoa hiện hành có thể thấy hệ thống bài tập vẫn chưa đủ phong phú, đa dạng và ít mang tính thực tế, đặc biệt là rất ít các bài tập vận dụng, bài tập tăng khả năng sáng tạo, xử lý tình huống cho học sinh. Quá trình học sinh thực hiện các bài tập trong phần này thường mang tính rập khuôn

theo mẫu, thiếu đi các cơ hội để thể hiện năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. Hệ thống bài tập về PCNN cũng vậy. Vì thế, xây dựng hệ thống bài tập tốt và tổ chức thực hiện chúng một cách hiệu quả có vai trò quyết định đối với chất lượng dạy học tiếng Việt. Hệ thống bài tập được đề xuất trong luận văn là những bài tập nêu rõ nhiệm vụ, yêu cầu đối với HS, đòi hỏi HS phải nắm rõ kiến thức lí thuyết về cụm bài PCNN và biết vận dụng để giải quyết yêu cầu, nhiệm vụ của bài tập, hướng đến việc phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh lớp 10 thông qua dạy học cụm bài phong cách ngôn ngữ​ (Trang 44 - 46)