6. Cấu trúc luận văn
1.4. Năng lực ngôn ngữ của học sinh trung học phổ thông
Mục tiêu chủ yếu trong dạy học tiếng Việt trong trường phổ thông là nhằm phát triển NL giao tiếp cho HS, trong đó NLNN là một bộ phận của NL giao tiếp. Hiệu quả giao tiếp đều phụ thuộc chủ yếu vào năng lực sử dụng ngôn ngữ (tiếng Việt). Theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, mục tiêu chung của môn Ngữ văn là “giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hoá; biết tạo lập các văn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống” [5]. Chương trình lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp học, lớp học.
Theo PGS.TS ĐỗViệt Hùng, năng lực ngôn ngữ (năng lực tiếng Việt) “là năng lực sử dụng tiếng Việt hiệu quả trong giao tiếp ở mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội – giao tiếp gia đình, giao tiếp nhà trường, công sở... giao tiếp hành chính, khoa học, văn chương nghệ thuật” [50]. Theo PGS.TS ĐỗViệt Hùng, các NL tiếng Việt cụ thể cần được hình thành và phát triển ở học sinh phổ thông là: năng lực nói, năng lực nghe, năng lực đọc và năng lực viết.Mỗi năng lực bộ phận lại được chia tiếp tục thành các năng lực cụ thể theo các mức độ từ đơn giản đến phức tạp. Để hình thành và phát triển tốt bốn NL bộ phận này cần hình thành cho HS NL nhận thức về các quy tắc ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ (gọi tắt là NL nhận thức) như: dùng từ, đặt câu, phong cách ngôn ngữ, các biện pháp tu từ v.v. trong đó có những NL có thể rèn luyện độc lập nhưng cũng có những NL phải rèn luyện tổng hợp. Cụ thể:
- Năng lực nói bao gồm các NL cụ thể: NL phát âm chuẩn theo đúng chuẩn mực tiếng Việt; NL đặt câu đúng ngữ pháp để nói được ý trọn vẹn, đúng ngữ điệu, thể hiện đúng suy nghĩ cá nhân, bộc lộ tình cảm thích hợp; NL thực hiện các hành động ngôn ngữ một cách hiệu quả (kể, trình bày, báo cáo, hỏi, yêu cầu, đề nghị, khuyên...); NL độc thoại, đối thoại trong giao tiếp; NL nói về một nội dung cho trước, nói đúng chủ đề, lập luận logic, nhất quán; NL phát biểu ý kiến, thuyết trình, thuyết minh, giải thích trước đám đông; NL đàm phán, trao đổi, thỏa thuận...
- Năng lực nghe bao gồm các NL cụ thể: NL nghe-hiểu nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn trong hội thoại, giao tiếp; NL đánh giá nhận xét lời nói của người khác; NL nghe-phản hồi ý kiến của người khác; NL nghe-cảm nhận văn bản văn chương nghệ thuật.
- Năng lực đọc bao gồm các NL cụ thể: NL đọc đúng, đọc diễn cảm các loại văn bản khác nhau; NL đọc thầm, đọc nhanh, đọc lướt để xác định nội dung chính của văn bản; NL đọc - hiểu các loại văn bản thuộc các lĩnh vực giao tiếp khác nhau trong đời sống (văn bản hành chính, báo chí, xã luận, phổ biến khoa học...); NL đọc-hiểu, cảm nhận, phân tích hình tượng...trong văn bản văn chương nghệ thuật; NL đọc để tóm tắt văn bản, thu thập thông tin...
sử dụng dấu câu thích hợp; NL viết câu, đoạn văn bản phản ánh đúng tư
tưởng, suy nghĩ của cá nhân, bộc lộ cảm xúc phù hợp; NL viết văn đúng thể loại làm văn (miêu tả, kể chuyện, nghị luận, phân tích, bình giảng); NL viết các loại văn bản (công văn, báo cáo, tờ trình, văn bản văn chương nghệ thuật...) [50].
Dạy học tiếng Việt theo định hướng phát triển NL thực chất là chuyển từ quỹ đạo dạy học tiếng Việt trong nhà trường theo lối nhận diện, mô tả, phân loại sang quỹ đạo giao tiếp, dạy tiếng Việt như dạy một hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Vì vậy, chúng tôi nhận thấy rằng phát triển NLNN cho HS THPT chính là phát triển NL giao tiếp với việc phát triển toàn diện bốn năng lực cụ thể: nói – nghe - đọc – viết.