6. Cấu trúc luận văn
3.5.2. Về mặt định lượng
Chúng tôi đo nghiệm bằng kết quả khảo sát học sinh tại lớp thực nghiệm. Chúng tôi tiến hành phát phiếu hỏi nhanh đến các em học sinh tại hai lớp thực nghiệm (91 HS) để khảo sát mức độ hứng thú, những điều HS nhận được sau khi học cũng như những khó khăn mà các em gặp phải sau giờ học.
Kết quả thu được như sau:
Câu 1: Mức độ hứng thú của HS đối với giờ học tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực ngôn ngữ ?
Bảng 3.4. Khảo sát học sinh về mức độ hứng thú của HS đối với giờ học tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực ngôn ngữ
Mức độ Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không hứng thú
Số lượng HS 31 45 15 0
Tỉ lệ (%) 34,1% 49,4% 16,5% 0%
Nhận xét: Khi được hỏi về mức độ hứng thú của HS đối với việc dạy học tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực ngôn ngữ thì đa phần các em HS đều cảm thấy hứng thú sau tiết học. Điều đó cho thấy rằng PPDH tiếng Việt bằng hệ thống bài tập phát triển năng lực ngôn ngữ mà GV vận dụng đã khơi dậy sự hứng thú, sôi nổi và hiệu quả trong quá trình học tập cho HS.
triển năng lực ngôn ngữ cho HS giúp em nhận được điều gì sau khi học xong? Bảng 3.5. Khảo sát HS về những lợi ích nhận được khi thực hiện việc đổi mới PPDH tiếng Việt thông qua hệ thống bài tập phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS
Nội dung Số lượng Tỉ lệ (%)
Hiểu bài, nắm chắc kiến thức 91 100%
Rèn luyện thêm được nhiều kĩ năng 88 96,7% Tăng sự đoàn kết giữa các thành viên 60 65,9%
Tăng thêm sự tự tin 48 52,7%
Nhận xét: Khi được hỏi về những lợi ích mà HS thu nhận được sau khi học xong thì 100% các em nhận thấy mình “Hiểu bài, nắm chắc kiến thức” và đa phần các em khẳng định rằng “Rèn luyện thêm được nhiều kĩ năng” (96,7%) và tăng sự đoàn kết, sự tự tin cho HS trong quá trình học tập. Từ đó cho thấy việc xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS trong dạy học cụm bài PCNN nói riêng và dạy học tiếng Việt nói chung là rất hiệu quả và cần thiết. HS không chỉ tiếp thu bài hiệu quả mà quan trọng hơn những phương pháp này đã dần hình thành cho các em những kĩ năng cơ bản giúp các em phát triển toàn diện hơn.
Câu 3: Những khó khăn gặp phải trong quá trình học?
Bảng 3.6. Khảo sát HS về những khó khăn gặp phải trong quá trình học tập.
Khó khăn Số lượng Tỉ lệ (%)
Tốn công sức và thời gian 91 100%
Một số thành viên chưa hoạt động tích cực 12 13,2%
Bài tập GV cho thực hành quá khó 27 29,7%
Vấn đề, nhiệm vụ GV yêu cầu quá khó 07 7,7%
Nhận xét: Trong số các nguyên nhân gây khó khăn thì phần đông các em lựa chọn hai nguyên nhân đó là “Tốn công sức và thời gian” (100%) và “ Bài tập quá khó ” (29,7%). Tuy nhiên hai nguyên nhân này hoàn toàn vẫn có thể khắc phục được.
Câu 4: Em có muốn thầy/cô áp dụng PPDH phát triển năng lực cho HS thông qua hệ thống bài tập không?
Bảng 3.7. Khảo sát học sinh về mức độ mong muốn được thầy cô áp dụng các phương pháp dạy học phát triển năng lực cho HS thông qua hệ thống bài tập.
Rất muốn Muốn Bình thường Không muốn
Số lượng HS 19 51 21 0
Tỉ lệ 20,9% 56,0% 23,1% 0%
Nhận xét: Đa số HS đều muốn được các thầy cô áp dụng các PPDH phát triển năng lực cho HS thông qua hệ thống bài tập bởi các em cảm thấy hứng thú và thu nhận được nhiều lợi ích trong tiết học. Điều đó đồng nghĩa với việc GV phải đầu tư thêm thời gian và công sức để nghiên cứu thiết kế được hệ thống bài tập phát triển năng lực ngôn ngữ phù hợp với bài dạy và với các đối tượng HS.