6. Cấu trúc luận văn
3.2. Đối tượng và phương pháp thực nghiệm
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm
Do điều kiện thời gian và nhiều nguyên nhân khách quan nên chúng tôi không thể tiến hành thực nghiệm rộng rãi trên nhiều địa phương với nhiều đối tượng HS ở các môi trường, điều kiện học tập khác nhau. Bởi vậy, chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở hai trường THPT ở địa phương (thị xã Từ Sơn-Bắc Ninh). Đối với mỗi trường chúng tôi chọn hai lớp có trình độ tương đương: một lớp đối chứng và một lớp thực nghiệm.
Bảng 3.1. Số lượng HS lớp thực nghiệm và đối chứng của hai trường THPT Lý Thái Tổ và THPT Ngô Gia Tự.
STT Trường/GV Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số
1 THPT Lý Thái Tổ
(GV Nguyễn Thị Phương Dung) 10A5 47 10A9 45
2 THPT Ngô Gia Tự
(GV Phí Thị Duyên) 10A10 44 10A13 43
HS được chúng tôi lựa chọn để tiến hành thực nghiệm là hai lớp khối 10 (ban cơ bản) của hai trường. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở cả HS ban Khoa học tự nhiên và ban Khoa học xã hội; ở cả HS có học lực khá, giỏi và HS có học lực trung bình.
Về phía GV, để đảm bảo tính khách quan cho cả quá trình thực nghiệm cũng như việc đánh giá chính xác kết quả thực nghiệm, chúng tôi lựa chọn GV thực nghiệm là người có ý thức nghề nghiệp tốt, tinh thần trách nhiệm cao và tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm Ngữ văn hệ chính quy hiện đang công tác tại trường THPT được chúng tôi lựa chọn thực nghiệm.
GV tham gia thực nghiệm bao gồm: 1. Cô Nguyễn Thị Phương Dung 2. Cô Phí Thị Duyên
3.2.2. Địa bàn và thời gian thực nghiệm
- Địa bàn tổ chức thực nghiệm:
+ Trường THPT Lý Thái Tổ-Đình Bảng-Từ Sơn-Bắc Ninh. + Trường THPT Ngô Gia Tự-Tam Sơn-Từ Sơn-Bắc Ninh. - Thời gian thực nghiệm: Tuần 12, học kì I, năm học 2019-2020
3.3. Nội dung và tiến trình thực nghiệm
3.3.1. Nội dung thực nghiệm
Do sự hạn hẹp về điều kiện thời gian, chúng tôi không thể triển khai thực nghiệm hết hai phong cách ngôn ngữ trong chương trình Ngữ văn 10 THPT; vậy nên chúng tôi chỉ tiến hành dạy thực nghiệm hai tiết bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS thông qua hệ thống bài tập về PCNN nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS.
Từ mục tiêu, nội dung bài học chúng tôi đã thiết kế bài giảng theo định hướng ba phần:
+ Phần I: Ngôn ngữ sinh hoạt
+ Phần II: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt + Phần III: Luyện tập
Sau khi dạy thực nghiệm chúng tôi tiến hành so sánh giữa lớp thực nghiệm với lớp đối chứng để bước đầu đánh giá hiệu quả và tính khả thi
của việc dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” qua việc xây dựng hệ thống bài tập theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS căn cứ dựa trên trên kết quả chúng tôi kiểm tra và khảo sát HS sau giờ dạy.
3.3.2. Tiến trình thực nghiệm
- Bước 1: Lựa chọn lớp thực nghiệm, lớp đối chứng
- Bước 2: Chọn bài thực nghiệm: Bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” - Bước 3: GV tiến hành trao đổi
+ Đối với lớp thực nghiệm: GV sử dụng PPDH theo hướng tích cực, phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS thông qua hệ thống bài tập.
+ Đối với lớp đối chứng: GV sử dụng PPDH truyền thống.
- Bước 4: Tiến hành dạy bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm
- Bước 5: Kiểm tra và chấm điểm
- Bước 6: Xử lý số liệu, phân loại kết quả học tập
- Bước 7: Phát phiếu khảo sát về tính hiệu quả của dạy học theo hướng tích cực đối với HS và xử lý số liệu.
3.4. Giáo án thực nghiệm
Tiết 36, 37
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS lĩnh hội được: 1. Kiến thức
- Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt
- Hai dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt: dạng nói và dạng viết - Đặc trưng cơ bản của PCNN sinh hoạt: Tính cụ thể, tính cảm xúc,
tính cá thể 2. Kĩ năng
- HS xác định được văn bản sử dụng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - HS phân tích được các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
trong văn bản.
- HS phân biệt được các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt. - HS sử dụng ngôn ngữ thích hợp trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày.
3. Thái độ
- Có ý thức sử dụng đúng chuẩn mực phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. - Trân trọng, bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: NL tự học; NL giải quyết vấn đề và sáng tạo; NL giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực ngôn ngữ: phát triển toàn diện bốn năng lực: đọc – viết – nói – nghe (đặc biệt là năng lực nói và viết)
+ HS nói và viết đúng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
+ HS đọc hiểu, biết phân tích một văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên
- Nghiên cứu bài học trong SGK, nghiên cứu thêm tài liệu tham khảo để xác định đúng yêu cầu và hệ thống tri thức cơ bản, trọng tâm của bài học.
- Xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực ngôn ngữ. - Chuẩn bị máy tính, thiết kế giáo án.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu và chuẩn bị bài ở nhà (tiến hành trong phần củng cố bài học ở bài học trước)
+ Công việc chuẩn bị cho cá nhân:
++ Đọc và phân tích ngữ liệu trong sgk theo gợi dẫn:
Xác định các nhân vật giao tiếp? Mối quan hệ các nhân vật?
Cuộc hội thoại diễn ra trong không gian, thời gian, địa điểm nào?
Nội dung? Mục đích? Hình thức của cuộc hội thoại?
Nhận xét về những từ ngữ được sử dụng?...
++ Tìm hiểu kĩ những đặc điểm của ngôn ngữ sinh hoạt; những đặc trưng của PCNN sinh hoạt.
++ Tìm một đoạn hội thoại bất kì của các nhân vật trong một truyện mà em đã được học/ đọc hoặc trích một đoạn trong một bức thư hoặc nhật kí của em hoặc em sưu tầm.
++ Tìm ít nhất 3 ví dụ trong thơ, ca dao, truyện có sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt và phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ sinh hoạt trong các ví dụ đó (HS làm ra giấy, GV thu chấm lấy điểm 15 phút)
+ Công việc chuẩn bị của nhóm: GV chia lớp thành 2 nhóm.
ngữ sinh hoạt; đặc trưng của PCNN sinh hoạt trong đoạn hội thoại đó (theo gợi dẫn của GV)
++ Nhóm 2: Sáng tạo 1 đoạn hội thoại trao đổi giữa người mua và người bán, có sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt.
++ Nhóm 3: Sưu tầm, trích một đoạn văn bản trong một bức thư hoặc nhật kí và phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ sinh hoạt; đặc trưng của PCNN sinh hoạt trong ví dụ đó.
++ Mỗi nhóm viết một đoạn văn (bức thư + nhật kí) có sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt.
2. Chuẩn bị của học sinh.
- Đọc tài liệu, tham khảo, thu thập tài liệu có liên quan đến bài học theo sự hướng dẫn của GV.
- Soạn bài theo các câu hỏi trong SGK và câu hỏi mà GV yêu cầu: III. Phương pháp, phương tiện dạy học
1. Phương pháp dạy học
- PPDH Tiếng Việt: Phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu, giao tiếp. - Phương pháp vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình, giải quyết vấn đề. 2. Phương tiện dạy học
- Bảng phụ, máy tính, máy chiếu,… IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp: kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3. Dạy bài mới
- GV giới thiệu bài mới bằng hình thức trò chơi khởi động: trò chơi hái táo với 2 câu hỏi:
+ Câu hỏi số 1: phát hiện lỗi sai
A: Này, cậu đã biết tin gì chưa? B: Có chuyện gì vậy?
A: Đêm qua, bà nội cái C đã băng hà rồi đấy. B: Vậy hả?
+ Câu hỏi số 2: Từ “hoàng hôn” dùng trong các trường hợp nào sau đây không phù hợp? Vì sao?
a) “Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn” (Bà huyện Thanh Quan)
b) Hoàng hôn ngày 25/10, lúc 17h 30, tại km quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.
- GV dẫn vào bài: Việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, phù hợp với phong cách ngôn ngữ...sao cho hay, đạt hiệu quả giao tiếp rất quan trọng, cần thiết. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giới thiệu vị trí bài học trong chương trình.
GV: chiếu 6 loại PCNN trong chương trình Ngữ văn THPT. Giới thiệu vị trí của bài PCNN sinh hoạt.
HS: chú ý lắng nghe. - Chương trình Ngữ văn THPT, các em được học tất cả 6 loại PCNN + Lớp 10: PCNN sinh hoạt, PCNN nghệ thuật. + Lớp 11: PCNN báo chí, PCNN chính luận. + Lớp 12: PCNN khoa học, PCNN hành chính.
- Bài PCNN sinh hoạt: là bài học đầu tiên trong chuỗi các bài học về PCNN, gồm 2 tiết. Những đặc điểm của PCNN này được vận dụng nhiều trong giao tiếp cuộc sống hằng ngày.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về ngôn ngữ sinh hoạt
hiểu khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt.
GV: chiếu đoạn ngữ liệu trong sgk và yêu cầu nhóm 1 trình bày phần chuẩn bị của nhóm đã được chuẩn bị trước ở nhà. GV theo dõi và nhận xét phần trình bày của nhóm 1. Lưu ý HS ghi nhớ phần khái niệm. GV: cho HS thực hành theo mẫu. Nhóm 2 trình bày phần chuẩn bị. phần chuẩn bị. HS có thể phân tích ngữ liệu ra giấy A0 hoặc trên máy chiếu.
HS rút ra khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt.
- Nhóm 2: diễn 1 đoạn hội thoại trao đổi giữa người mua – bán ở chợ
1. Khái niệm.
1.1. Phân tích ngữ liệu sgk.
- Cuộc hội thoại diễn ra ở đâu? vào thời gian nào? (Cuộc hội thoại diễn ra ở khu tập thể X, vào buổi trưa) - Nội dung, mục đích cuộc hội thoại?
(Lan và Hùng gọi Hương đi học làm ầm ĩ, mất trật tự ảnh hưởng đến giờ nghỉ trưa của mọi người)
- Từ ngữ, câu văn trong đoạn hội thoại có những đặc điểm gì?
(Từ ngữ quen thuộc, gần gũi trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, mang tính chất thân mật, suồng sã.
Câu văn tỉnh lược chủ ngữ, có nhiều câu cảm thán, cầu khiến…)
1.2.Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt:
Là lời ăn tiếng nói hằng ngày, giản dị, nôm na, dùng để trao đổi thông tin, ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm… đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
Bài tập thực hành theo mẫu: Sản phẩm là đoạn hội thoại trao đổi giữa người mua và người bán, ở
2) Thao tác 2: Tìm hiểu các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt.
(?) Em hãy cho biết ngôn ngữ nói chung có mấy dạng biểu hiện?
(?) Vậy hãy nhận diện cho cô dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt trong ngữ liệu nhóm 1 & 2 vừa trình bày?
GV: NN sinh hoạt không chỉ được biểu hiện ở dạng nói mà còn có cả ở dạng viết. - GV yêu cầu HS nhóm 3 trình bày phần chuẩn bị. HS: trả lời (dạng nói, viết) HS: trả lời (dạng nói) Nhóm 3: trình chiếu ngữ liệu ngôn ngữ sinh hoạt dạng viết & phân tích ngữ liệu.
chợ, có sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt.
2. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt:
a. Các dạng biểu hiện
- Dạng nói : Độc thoại, đối thoại. - Dạng viết: thư từ, nhật kí, hồi ức cá nhân, nhắn tin, trò chuyện trên mạng xã hội,…
Ngữ liệu ngôn ngữ sinh hoạt ở dạng viết: “Bắc Ninh ngày 25/11/2018
Con trai yêu quý của mẹ!
Con đã xa nhà lên trường nhập học được 2 tháng rồi, ở nhà, cha mẹ nhớ con nhiều! con có thấy nhớ nhà không?
Từ đây, cuộc sống của con đã bước sang một trang mới với những điều kì diệu cho con thỏa sức khám phá, chắc là con thích lắm vì được thoát khỏi sự quản lí chặt chẽ của cha mẹ, được sống cuộc sống tự do. Nhưng cũng từ đây con cần phải học cách sống tự lập để có thể đứng vững trên đường đời.
Con yêu quý! Con cần tập trung học hành siêng năng để có kết quả học tập tốt cho cha mẹ yên tâm nhé. Con nên nhớ rằng kiến thức chính là vũ khí trong tay con để đạt đến thành công. Con có thể lập nên sự nghiệp từ hai bàn tay trắng nhưng không thể thiếu sự hiểu biết.
Con yêu, nếu có bất kì những khó khăn hay mệt mỏi hãy tâm sự với mẹ, mẹ sẽ là nguồn sức mạnh tinh thần mạnh mẽ nhất của con.
Yêu con!”
Phân tích văn bản:
+ Dạng biểu hiện của văn bản: Bức thư.
+ Nội dung văn bản: người mẹ viết thư cho con trai nhập học xa nhà.
+ Mục đích của người viết: động viên và khuyên con trai cần biêt sống tự lập, biết siêng năng học hành để có tri thức...
+ Từ ngữ trong bức thư có những đặc điểm: Từ ngữ giản dị, toàn dân, đều là những lời lẽ trong giao tiếp hằng ngày nhưng đã có sự tổ chức sắp xếp để đạt mục đích giao tiếp. Sử dụng
GV chốt lại: Những dạng thư từ, nhật kí, hồi ức cá nhân, nhắn tin, trò chuyện…bàn về những vấn đề trong cuộc sống thường ngày, có sử dụng ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày mang tính chất thân mật, suồng sã nhằm mục đích để trao đổi thông tin, ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm… đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống, đều là dạng biểu hiện của PCNN sinh hoạt.
- GV chiếu ví dụ dạng biểu hiện lời nói tái hiện trong tác phẩm văn học. HS: chú ý nghe giảng và ghi chép để biết nhận diện đúng dạng văn bản sử dụng NN sinh hoạt. nhiều từ ngữ biểu lộ tình cảm:
nhé, yêu con, yêu quý...
- Dạng lời nói tái hiện dưới dạng viết trong các tác phẩm văn học: dạng lời nói tái hiện. - Bác Thủy ơi, bác có chuyện gì vui vui thì kể đi nào!
- Tôi thì làm gì có chuyện gì vui? - bà Thủy uể oải đáp - Già rồi! Bảo anh Keng ấy! Anh ấy đang trai....
- GV đặt vấn đề: Vậy giữa lời thoại tự nhiên hằng ngày và lời nói tái hiện trong tác phẩm văn chương có điểm gì giống và khác nhau? 3) Thao tác 3: Tìm hiểu mục đích, vai trò của ngôn ngữ sinh hoạt.
(?) Theo em, việc sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt trong giao tiếp nhằm mục đích gì và có tác dụng gì ?
(?) Em có suy nghĩ
gì trước thực trạng giới trẻ thường xuyên sử dụng ngôn ngữ “teencode”, tiếng lóng, nói tục,… trong giao tiếp hằng ngày?
GV định hướng : Khi sử dụng ngôn
HS suy nghĩ trả lời
HS: phát biểu trả lời.
HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân
b. Phân biệt lời thoại tự nhiên hằng ngày và lời nói tái hiện trong tác phẩm văn học.
- Điểm giống: Đều sử dụng ngôn ngữ nói (lời nói tự nhiên)
- Điểm khác: Lời nói tái hiện bắt chước, mô phỏng lời nói tự nhiên và được cải biến, tổ chức lại theo thể loại văn và ý đồ của tác giả.
3. Mục đích, vai trò của ngôn ngữ sinh hoạt.
- Mục đích: để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm, …đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
- Việc sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt trong giao tiếp sẽ tạo sự sinh động,