Các dịch vụ ngân hàng bán lẻ chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh cầu giấy​ (Trang 25 - 31)

1.2. Cơ sở lý luận để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương

1.2.5. Các dịch vụ ngân hàng bán lẻ chủ yếu

1.2.5.1. Sản phẩm huy động vốn

Đây là một nghiệp vụ thuộc tài sản nợ, là một nghiệp vụ truyền thống của NHTM góp phần hình thành nên nguồn vốn hoạt động của NHTM. Thông qua các biện pháp và công cụ được sử dụng, NHTM huy động vốn từ các khách hàng cá nhân, khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ theo các hình thức: Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, phát hành các loại giấy tờ có giá… Các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguồn vốn nhàn rỗi tuy từng cá nhân không lớn nhưng với số lượng khách hàng đông sẽ tạo nên nền tảng huy động vốn lớn cho các NHTM.

- Huy động vốn thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, giấy tờ có giá… tập trung chủ yếu ở những đô thị phát triển về kinh tế xã hội.

- Giá vốn không đồng nhất giữa các địa bàn giữa các thời điểm: Căn cứ vào các điều kiện về kinh tế xã hội mặt bằng lãi suất tại địa phương và nhu cầu vốn của ngân hàng trong từng thời kỳ nhất định mà mỗi ngân hàng sẽ có những mức lãi suất huy động phù hợp.

- Giá vốn tương đối cao so với việc huy động từ các đối tượng khác (như từ tổ chức kinh tế, từ các tổ chức tín dụng khác).

Nguyên nhân của các đặc điểm trên: do cơ cấu vốn huy động, do mức độ cạnh tranh giữa các địa bàn. Từ sự khác nhau giữa khả năng huy động vốn và chi phí huy động vốn giữa các địa bàn mà các ngân hàng phải mở rộng ra các địa bàn nơi có giá vốn thấp. Các nhà quản trị ngân hàng cân nhắc giữa mục tiêu tối thiểu hóa chi phí huy động và mục tiêu tối đa hóa tăng trưởng, tăng tính ổn định cho nguồn vốn vì những ngân hàng có khả năng huy động nhiều nhất nguồn vốn có chi phí rẻ nhất sẽ có điều kiện hoạt động cạnh tranh nhất trên địa bàn.

1.2.5.2. Sản phẩm tín dụng

Dịch vụ cho vay bao gồm: cho vay cá nhân (như cho vay du học, cho vay mua ôtô, cho vay mua nhà trả góp, kinh doanh bất động sản…), cho vay hộ kinh doanh và doanh nghiệp vừa và nhỏ (như cho vay từng lần, vay thấu chi, vay theo hạn mức…). Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, tỷ trọng cho vay cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ trong dư nợ cho vay của NHTM ngày càng cao. Cho vay từ bán lẻ hiện chiếm một tỷ trọng rất quan trọng trong danh mục đầu tư của các ngân hàng thương mại trên thế giới.

* Đặc điểm cho vay bán lẻ:

- Tín dụng bán lẻ dành cho khách hàng cá nhân: Những sản phẩm tiêu biểu cho loại hình này là cho vay tiêu dùng, cho vay du học, cho vay thấu

chi… Các khoản tín dụng dành cho cá nhân thường chủ yếu dựa trên mức độ tín chấp của khách hàng, mức thu nhập bình quân hàng năm và mục đích sử dụng vốn của khách hàng. Trên cơ sở đó, ngân hàng sẽ cấp một hạn mức tín dụng nhất định cho khách hàng. Những năm gần đây, tốc độ cho vay cá nhân tăng nhanh, góp phần đẩy nhanh dư nợ đồng nghĩa với việc tăng thu nhập cho ngân hàng. Tuy nhiên luôn tồn tại những khách hàng chay ỳ với những khoản nợ khó đòi, vì vậy đòi hỏi cần nâng cao trình độ chuyên môn và quá trình thẩm định của cán bộ ngân hàng.

- Tín dụng dành cho khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ: Bao gồm các sản phẩm như chiết khấu, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay từng lần… Thực tế tỏng nền kinh tế nước ta hiện nay có đến hơn 95% trong tổng số doanh nghiệp được xác định là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy các NHTM đã xác định được khách hàng DNNVV và khách hàng tiềm năng, tuy nhiên chỉ có khoảng 30% trong số đó có cơ hội tiếp cận với những khoản tín dụng bán lẻ. Bởi các DNNVV thường hoạt động theo phong trào, thiếu chiến lược kinh doanh, vì vậy trong các sản phẩm tín dụng bán lẻ dành cho DNNVV thì cho vay từng lần là hình thức phổ biến nhất.

1.2.5.3. Sản phẩm thẻ

Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt, chuyển khoản, vấn tin số dư… tại các máy rút tiền tự động (ATM) hoặc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại các tổ chức chấp nhận thẻ. Đối với NHTM việc phát hành và thanh toán thẻ là hoạt động bao gồm các nghiệp vụ cho vay, huy động vốn, thanh toán trong và ngoài nước.

Dịch vụ thẻ góp phần quan trọng cho NHTM trong cho vay, huy động vốn, thu phí dịch vụ và nâng cao hình ảnh của ngân hàng bán lẻ đối với công chúng. Sản phẩm dịch vụ thẻ đi liền với ứng dụng công nghệ của ngân hàng

thương mại và khả năng liên kết giữa các ngân hàng thương trong khai thác thị trường và tận dụng cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin.

Vai trò của sản phẩm thẻ đối với NHTM: dịch vụ từ sản phẩm thẻ đang là một nguồn thu của ngân hàng, từ thực tế đã triển khai dịch vụ thẻ của các nước trên thế giới đã chứng minh vai trò của dịch vụ thẻ ngân hàng như là một mũi nhọn chiến lược trong hiện đại hóa, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ của ngân hàng và đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng. Phát triển sản phẩm thẻ là một biện pháp để tăng thị phần khách hàng trên thị trường. Các sản phẩm từ thẻ là những sản phẩm có tính cạnh tranh cao giữa các ngân hàng. Vì vậy sản phẩm thẻ đã và đang được các ngân hàng chú trọng đầu tư phát triển trong cuộc đua về thị trường bán lẻ. Một số loại thẻ dưới đây đang chiếm thị phần cũng như sự chú ý của các ngân hàng.

- Thẻ ghi nợ: Là một loại thẻ ngân hàng phát hành cho khách hàng sau đó khách hàng sẽ nộp tiền vào tài khoản thẻ và được chi tiêu trong số dư của tài khoản. Để gia tăng tiện ích của chủ thẻ, các ngân hàng đều cung cấp thêm các dịch vụ gia tăng đi kèm như dịch vụ tra cứu thông tin qua điện thoại, dịch vụ thanh toán hóa đơn, chuyển tiền qua máy rút tiền tự động (ATM)…

- Thẻ tín dụng: Với sản phẩm này khách hàng có thể chi tiêu vượt quá số dư trên tài khoản, hạn mức tín dụng mà ngân hàng cấp cho khách hàng phụ thuộc vào phân tích năng lực tài chính và uy tín của khách hàng. Với thẻ tín dụng, khách hàng có thể rút tiền mặt và thanh toán ở trong nước và nước ngoài.

1.2.5.4. Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền

Hiện nay các NHTM đang áp dụng các phương thức thanh toán như: Chuyển tiền trong nội bộ hệ thống ngân hàng, chuyển tiền qua ngân hàng thương mại khác, chuyển tiền qua ngân hàng nước ngoài và thanh toán bù trừ. Các hình thức thanh toán bao gồm: Séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ thanh toán…

Việc thanh toán qua tài khoản tiền gửi giao dịch được coi là bước tiến quan trọng nhất trong công nghệ ngân hàng bởi vì nó cải thiện đáng kể hiệu quả của quá trình thanh toán, làm cho các giao dịch kinh doanh trở nên dễ dàng, nhanh chóng và an toàn. Với việc cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, ngân hàng thương mại mang lại cho cá nhân và các doanh nghiệp nhiều tiện ích trong thanh toán. Nhờ số lượng khách hàng này, NHTM có thể tăng thêm thu nhập từ thu phí dịch vụ và là cơ sở để phát triển các dịch vụ khác. Cụ thể là thông qua việc mở tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng, các ngân hàng có cơ hội cung cấp dịch vụ thẻ cho các cá nhân.

1.2.5.5. Dịch vụ ngân hàng điện tử

Dịch vụ ngân hàng điện tử là loại dịch vụ được ngân hàng cung cấp, giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng dựa trên quá trình xử lý và chuyển giao dữ liệu số hóa. Trên thế giới, dịch vụ ngân hàng điện tử đã được các ngân hàng và tổ chức tín dụng cung cấp, cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch ngân hàng một cách trực tuyến thông qua các phương tiện như máy tính, điện thoại di động hay thiết bị trợ giúp cá nhân (PDA)… Dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển trên nền tảng công nghệ, một số dịch vụ hiện nay các ngân hàng đang cung cấp như: dịch vụ Phone Banking, Internet Banking, Mobile Banking…

Phone Banking: thông qua điện thoại di động hay điện thoại cố định, khách hàng có thể tiếp xúc với hệ thống tổng đài tự động của ngân hàng để được cung cấp các tin tức về số dư tài khoản, tỷ giá, lãi suất hay các thông tin về sản phẩm và có thể liên lạc trực tiếp với tổng đài viên để giải đáp các thắc mắc có liên quan.

Internet Banking: giúp cho các khách hàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ của ngân hàng thông qua mạng Internet. Ngoài tra cứu các thông tin liên quan đến tài khoản của mình thì khách hàng có thể đăng ký gửi tiết kiệm, vay vốn hay chuyển tiền trực tuyến.

Mobile Banking: khi khách hàng sử dụng dịch vụ này chỉ cần gửi tin nhắn bằng điện thoại di động để nắm bắt số dư tài khoản, tỷ giá, lãi suất hay điện điểm đặt máy ATM gần nhất…

Để dịch vụ ngân hàng điện tử có thể phát triển một cách vững chắc, nhanh chóng, mỗi ngân hàng hay tổ chức tín dụng cần có chính sách phát triển hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh doanh, nguồn lực và trình độ, đặc biệt là trình độ công nghệ trong đó quan trọng là sự phù hợp và cân đối cả hệ thống công nghệ của ngân hàng.

1.2.5.6. Dịch vụ khác

Dịch vụ phi tín dụng như tư vấn, dịch vụ bảo hiểm: từ lâu các ngân hàng đã được khách hàng yêu cầu thực hiện dịch vụ tư vấn tài chính, đặc biệt là về tiết kiệm và đầu tư cho đối tượng khách hàng là doanh nghiệp thương mại. Ngày nay ngân hàng đã cung cấp nhiều dịch vụ tư vấn tài chính đa dạng từ chuẩn bị về thuế cho đến kế hoạch tài chính cho cá nhân. Về việc bán dịch vụ bảo hiểm cho khách hàng, điều đó sẽ đảm bảo việc hoàn trả trong trường hợp khách hàng bị chết, bị tàn phế hay gặp rủi ro trong hoạt động hay mất khả năng thanh toán. Ngoài ra, ngân hàng còn kết hợp với công ty bảo hiểm để cung cấp đến khách hàng những sản phẩm ngân hàng đi kèm với sản phẩm bảo hiểm.

Mua bán ngoại tệ: một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổi và mua bán ngoại tệ. Ngân hàng sẽ đứng ra mua bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ. Trong thị trường tài chính ngày nay, mua bán ngoại tệ thường chỉ do các ngân hàng lớn nhất thực hiện vì những giai dịch như vậy có độ rủi ro cao và đồng thời yêu cầu phải có trình độ chuyên môn cao.

Bảo quản vật có giá: ngân hàng sẽ thực hiện việc lưu giữ vàng và các vật có giá khác cho khách hàng trong kho bảo quản. Ngân hàng nhận giữ vàng

hoặc các vật có giá khác và giao cho khách hàng tờ biên nhận (giấy chứng nhận do ngân hàng phát hành). Do khả năng chi trả bất cứ lúc nào của giấy chứng nhận này, nên giấy chứng nhận đã được sử dụng như tiền – dùng để thanh toán các khoản nợ trong phạm vi ảnh hưởng của ngân hàng phát hành. Lợi ích của việc sử dụng phương tiện thanh toán bằng giấy thay cho bằng kim loại đã khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Ngày này, vật có giá được tách khỏi tiền gửi và khách hàng phải trả phí bảo quản.

Dịch vụ ủy thác: nhiều năm nay các ngân hàng đã thực hiện quản lý tài sản và quản lý tài chính cho cá nhân, doanh nghiệp. Theo đó, họ sẽ thu phí trên cơ sở giá trị của tài sản hay quy mô vốn họ quản lý. Chức năng này gọi là dịch vụ ủy thác. Hiện nay, đối với các doanh nghiệp, việc sử dụng dịch vụ ủy thác thanh toán lương qua ngân hàng đang dần trở nên phổ biến. Trong khi đó, thông qua dịch vụ ủy thác của ngân hàng, các khách hàng cá nhân có thể tiết kiệm các khoản tiền phục vụ cho tương lai. Ngân hàng sẽ quản lý và đầu tư khoản tiền đó cho đến khi khách hàng cần hoặc ngân hàng đóng vai trò là người ủy thác trong di chúc, quản lý tài sản cho khách hàng đã qua đời bằng cách công bố tài sản, bảo quản tài sản thừa kế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh cầu giấy​ (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)