5. Kết cấu của luận văn
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Chọn địa điểm nghiên cứu là vấn đề hết sức quan trọng, nó ảnh hƣởng khách quan tới kết quả phân tích, mang tính đại diện cho toàn bộ địa bàn nghiên cứu. Thành Phố Hải Phòng hiện nay có 17 khu công nghiệp.
- Khu Công nghiệp Nomura: Với quy mô và diện tích là 153 ha, với tính chất và chức năng thu hút các ngành công nghiệp: Sản xuất thiết bị điện tử, Chất bán dẫn công nghiệp, thiết bị điều khiển mô tơ, robot, Sản xuất, phân phối cáp điều khiển, thiết bị liên quan đến y tế, khuôn kim loại, Khăn giấy, giấy công nghiệp đặc biệt, may mặc, sản xuất hàng tiêu dùng... Vị trí, địa điểm: tại xã An Hƣng, Tân Tiến, An Hồng; huyện Ann Dƣơng, thành phố Hải Phòng.
- Khu Công nghiệp Đình Vũ: Với quy mô diện tích là 982 ha, tính chất và chức năng KCN Đình Vũ: Là KCN tổng hợp đa ngành, thu hút các dự án trong ngành công nghiệp hóa chất hóa dầu, công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, ngành dịch vụ hậu cần cảng, thƣơng mại và sẽ trở thành một trong những khu công nghiệp chính ở Việt Nam. Đây là một trong số ít các khu công nghiệp có lối vào trực tiếp cảng nƣớc sâu …... Vị trí, thuộc bán đảo Đình Vũ; quận Hải An, thành phố Hải Phòng.
- Khu Công nghiệp Tràng Duệ: Với quy mô diện tích 400 ha, tính chất công nghiệp tổng hợp với công nghệ tiên tiến, sản xuất công nghiệp điện, điện tử, hàng gia dụng … Vị trí, thuộc xã Lê Lợi, huyện An Dƣơng, Hải Phòng
- Khu công nghiệp Nam cầu Kiền: Với quy mô diện tích 457 ha, ngành nghề đầu tƣ công nghiệp tổng hợp, công nghiệp đóng tầu .… Vị trí, thuộc huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
Hiện có 145 doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu Công nghiệp của Thành phố với tổng số trên 46 nghìn công nhân lao động.
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thông tin từ các báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ; Bộ Công nghiệp; của Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Công thƣơng, Cục Thống kê thành phố Hải Phòng, Ban quản lý Khu Kinh tế và các phòng ban chức năng của thành phố Hải Phòng.
- Tài liệu cơ sở lý luận về phát triển bền vững, phát triển bền vững khu công nghiệp; Tài liệu về tình hình kinh tế - xã hội Thành phố trong một số năm gần đây.
- Các văn bản, quy định liên quan Khu Công nghiệp của Chính phủ và của Thành phố.
- Cơ chế chính sách thu hút đầu tƣ vào Khu Công nghiệp của tỉnh Hải Dƣơng, Bắc Ninh....
Kết quả nghiên cứu của một số đề tài có liên quan (tài liệu tham khảo):
- Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 - UBND thành phố Hải Phòng.
Định hƣớng PTBV ở Việt nam và PTBV ngành công nghiệp.
Báo cáo tổng thể quy hoạch các khu công nghiệp tập trung thành phố Hải Phòng đến năm 2020, Sở Kế hoạch & Đầu tƣ Hải Phòng.
2.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Sử dụng các phiếu điều tra để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu của đề tài. Đối tƣợng đƣợc điều tra là ngƣời dân xung quanh Khu Công nghiệp; các Doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp; các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, Ban quản lý các Khu Công nghiệp của Thành phố theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Phỏng vấn trực tiếp các đối tƣợng bằng các câu hỏi đã đƣợc chuẩn bị trƣớc và in sẵn.
* Mục tiêu của hoạt động điều tra
Mục tiêu của hoạt động điều tra thực hiện nhằm thu thập chính xác các thông tin về sự ảnh hƣởng của chất thải ra xung quanh Khu Công nghiệp, quy mô phát
triển của các Doanh nghiệp; đời sống của cán bộ công nhân viên, ngƣời lao động trong các KCN, chính sách và thủ tục hành chính để thu hút các Doanh nghiệp vào Khu Công nghiệp; vấn đề gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, đất đai và không khí; làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, nhiên liệu và năng lƣợng, chiếm dụng diện tích đất của địa phƣơng.... Từ đó kết hợp với những quan sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp ngƣời dân xung quanh các khu công nghiệp, cán bộ công nhân viên ngƣời lao động trong các khu công nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các Doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp, Ban Quản lý Khu Kinh tế... Đề tài đánh giá đƣợc thực trạng phát triển bền vững khu công nghiệp ở thành phố Hải Phòng và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững khu Công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
* Phương pháp quan sát trực tiếp
Đây là phƣơng pháp rất sinh động và thực tế. Tác giả có thêm các thông tin tại địa bàn nghiên cứu trong quá trình đi điều tra, phỏng vấn, thông qua ghi chép lại một cách cụ thể, thực tế, phong phú và khách quan.
2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin
2.2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin
Thông tin và các số liệu sau khi thu thập đƣợc sẽ đƣợc tác giả cập nhật và tính toán tổng hợp thông qua hệ thống các bảng biểu.... Đề tài sử dụng công cụ Microsoft Excel 2007 và một số chƣơng trình ứng dụng khác để tính toán.
2.2.3.1. Phương pháp đồ thị
Sử dụng mô hình hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, sử dụng đồ thị từ các bảng số liệu cung cấp thông tin để ngƣời sử dụng dễ dàng hơn trong tiếp cận và phân tích thông tin....
2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.4.1. Phương pháp phân tích SWOT
Sử dụng mô hình phân tích SWOT để đánh giá thực trạng phát triển bền vững các Khu Công nghiệp, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức, từ đó đề xuất một số giải pháp để phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời gian tới.
Lý thuyết về mô hình SWOT nhƣ sau: Ma trận SWOT Điểm mạnh (Strengths - S) Điểm yếu (Weaknesses - W) Cơ hội (Opportunities - O) Thách thức (Threats - T)
* Điểm mạnh: Yếu tố lợi thế của các Doanh nghiệp ở trong các Khu Công nghiệp có thể huy động và phát huy;
* Điểm yếu: Những yếu kém trong quy hoạch, xây dựng, và xử lý chất thải trong các khu Công nghiệp có thể khắc phục đƣợc;
* Cơ hội: Những thuận lợi do môi truờng bên ngoài mang lại mà các doanh nghiệp có thể liên kết với nhau;
* Thách thức: Những trở ngại do phát triển không bền vững của các khu công nghiệp.
2.2.4.2. Phương pháp so sánh
Thông qua số bình quân, tần suất, độ lệch chuẩn bình quân, số tối đa, tối thiểu, phƣơng pháp thống kê so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tƣơng đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tƣợng, sự vật theo thời gian và không gian.
Đƣợc áp dụng để so sánh hiệu quả, tác dụng của công nghiệp với kinh tế - xã hội; so sánh giữa các tỉnh nhƣ Hải Dƣơng, Bắc Ninh với thành phố Hải Phòng để đƣa ra những giải pháp cho phát triển bền vững; đánh giá những đóng góp của các Khu Công nghiệp đối với kinh tế của thành phố Hải Phòng.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu về PTBV KCN thành phố Hải Phòng
2.3.1. Các chỉ tiêu về kinh tế
- Tốc độ tăng trƣởng bình quân: Tăng trƣởng kinh tế là sự gia tăng về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP) hoặc là thu nhập bình quân đầu ngƣời trong một thời gian nhất định.
- Các chỉ tiêu về số dự án và số vốn đầu tƣ đăng ký nhƣ: doanh thu, nộp ngân sách, giải quyết lao động…
- Tỷ lệ lao động trong Khu Công nghiệp trong tổng số lao động
- Tỷ trọng đóng góp của công nghiệp vào cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trƣởng của khu công nghiệp và đóng góp của nó vào tốc độ tăng trƣởng kinh tế qua các năm, các thời kỳ ngày càng cao.
- Tỷ trọng đóng góp của công nghiệp vào xuất khẩu
- Năng suất lao động (thể hiện qua tiền lƣơng) ngày càng tăng.
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và các sản phẩm công nghiệp phải ngày càng đƣợc nâng cao.
- Ngoài ra còn sử dụng một số chỉ tiêu khác để so sánh phát triển bền vững khu công nghiệp với một số tỉnh khác nhƣ chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh CPI…
2.3.2. Các chỉ tiêu về xã hội
- Đóng góp của khu công nghiệp tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời lao động, đặc biệt là khu vực bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình phát triển khu công nghiệp.
- Đóng góp của khu công nghiệp trong rút ngắn khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn.
- Nâng cao trình độ hiện đại hóa đối với nông nghiệp dƣới tác động của công nghiệp. - Hệ thống thị trƣờng tiêu thụ, cũng nhƣ cung ứng các sản phẩm công nghiệp (giá cả, thị trƣờng tiêu thụ trong và ngoài nƣớc, các nguồn cung ứng sản phẩm....).
2.3.3. Các chỉ tiêu về môi trường
- Mức tiêu hao nguyên, nhiên liệu trên một đơn vị sản xuất công nghiệp - Mức tổn thất trong các hoạt động khai thác tài nguyên
- Trình độ công nghệ của các ngành sản xuất công nghiệp
- Số lƣợng các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO 14.000 (hệ thống quản lý chất lƣợng môi trƣờng), ISO 14.020 (nhãn sinh thái) và áp dụng mô hình sản xuất sạch hơn.
- Số lƣợng các khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp xử lý chất thải và công nghệ tái chế.
- Mức độ áp dụng tiêu chuẩn môi trƣờng ở các khu vực - Hoạt động của bộ máy quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG NHỮNG NĂM QUA
3.1.Đặc điểm tự nhiên - kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng
3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
3.1.1.1.Vị trí địa lý
Hải Phòng nằm ở khu vực ven biển phía Đông Bắc Việt Nam. Cách thủ đô Hà Nội 102 km và cách biên giới Việt - Trung 200 km. Hải Phòng là thành phố cảng lớn nhất phía Bắc, cửa ngõ chính ra biển của Việt Nam và là đầu mối giao thông quan trọng của các tỉnh phía Bắc Việt Nam: Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh; Phía Tây giáp tỉnh Hải Dƣơng; Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình; Phía Đông giáp biển Đông. Hải Phòng nằm ở vị trí giao lƣu thuận lợi với các tỉnh trong nƣớc và là cửa ngõ chính của thƣơng mại quốc tế phía Bắc của Việt Nam thông qua hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển, đƣờng sông và đƣờng hàng không.
Hình 3.1. Vị trí địa lý của thành phố Hải Phòng
Hải Phòng còn là một đô thị loại I, đô thị trung tâm của cả nƣớc, trung tâm công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ, du lịch của Việt Nam và của khu vực ven biển phía Bắc, trung tâm của vành đai kinh tế Tây Vịnh Bắc Bộ (Quảng Ninh, Hải Phòng) và khu vực kinh tế ven biển miền Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình). Là một trung tâm của chuỗi hành lang đô thị: Hải Phòng - Hải Dƣơng - Hà Nội - Yên Bái - Việt Trì - Lào Cai (Việt Nam) - Nam ninh (Trung Quốc).
Hải Phòng ngày nay bao gồm 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 quận (Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Đồ Sơn, Dƣơng Kinh), 8 huyện (An Dƣơng, An Lão, Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Kiến Thuỵ, Tiên Lãng, Thuỷ Nguyên, Vĩnh Bảo). Dân số thành phố là trên 1.837.000 ngƣời, trong đó số dân thành thị là trên 847.000 ngƣời và số dân ở nông thôn là trên 990.000 ngƣời. (theo số liệu điều tra dân số năm 2009). Mật độ dân số 1.207 ngƣời/km2.
3.1.1.2 Điều kiện tự nhiên
Hải Phòng là thành phố có điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng. Địa hình Hải Phòng thay đổi rất đa dạng phản ánh một quá trình lịch sử địa chất lâu dài và phức tạp. Phần bắc Hải Phòng có dáng dấp của một vùng trung du với những đồng bằng xen đồi trong khi phần phía nam thành phố lại có địa hình thấp và khá bằng phẳng của một vùng đồng bằng thuần tuý nghiêng ra biển.
Có bờ biển dài trên 125 km. Ngoài khơi thuộc địa phận Hải Phòng có nhiều đảo rải rác trên khắp mặt biển, lớn nhất có đảo Cát Bà, xa nhất là đảo Bạch Long Vĩ. Biển, bờ biển và hải đảo đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của thành phố duyên hải. Đây cũng là một thế mạnh tiềm năng của nền kinh tế địa phƣơng.
Do đặc điểm lịch sử địa chất, vị trí địa lý, Hải Phòng có nhiều nguồn lợi, tiềm năng: có mỏ sắt ở Dƣơng Quan (Thuỷ Nguyên), mỏ kẽm ở Cát Bà (tuy trữ lƣợng nhỏ); có sa khoáng ven biển (Cát Hải và Tiên Lãng); mỏ cao lanh ở Doãn Lại (Thuỷ Nguyên), mỏ sét ở Tiên Hội, Chiến Thắng (Tiên Lãng). Đá vôi phân phối chủ yếu ở Cát Bà, Tràng Kênh, Phi Liệt, phà Đụn; nƣớc khoáng ở xã Bạch Đằng (Tiên Lãng). Muối và cát là hai nguồn tài nguyên quan trọng của Hải Phòng, tập trung chủ yếu ở vùng bãi giữa sông và bãi biển, thuộc các huyện Cát Hải, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thuỵ, Đồ Sơn.
* Tài nguyên biển
Là một trong những nguồn tài nguyên quí hiếm của Hải Phòng với gần 1.000 loài tôm, cá và hàng chục loài rong biển có giá trị kinh tế cao nhƣ tôm rồng, tôm he, cua bể, đồi mồi, sò huyết, cá heo, ngọc trai, tu hài, bào ngƣ... là những hải sản đƣợc thị trƣờng thế giới ƣa chuộng. Hải Phòng có trên 57.000 ha đất canh tác, hình thành từ phù sa của hệ thống sông Thái Bình và nằm ven biển. Tài nguyên rừng Hải Phòng phong phú và đa dạng, có rừng nƣớc mặn, rừng cây lấy gỗ, cây ăn quả, tre,
mây... đặc biệt có khu rừng nguyên sinh Cát Bà với thảm thực vật đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều loại thảo mộc, muông thú quí hiếm; đặc biệt là Voọc đầu trắng- loại thú quí hiếm trên thế giới hiện chỉ còn ở Cát Bà.
* Tài nguyên khoáng sản
Hải Phòng có 2 dải núi chạy liên tục theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam với nhiều núi đá vôi, chủ yếu tập trung ở Tràng Kênh (Thuỷ Nguyên), Cát Bà… với trữ lƣợng trên 200 triệu tấn. Khoáng sản gốc kim loại không nhiều với một số mỏ nhƣ: mỏ sắt Dƣơng Quan (Thuỷ Nguyên), kẽm (Cát Bà), than (Vĩnh Bảo), cao lanh Doãn Lại (Thuỷ Nguyên), sét Tiên Hội, Chiến Thắng (Tiên Lãng)… Muối và cát tập trung chủ yếu ở vùng bãi giữa sông và bãi biển Cát Hải, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thụy, Đồ Sơn.
* Tài nguyên rừng
Hải Phòng có rừng ngập mặn và rừng cây lấy gỗ, ăn quả, tre, mây… với diện tích 17.000 ha. Rừng nguyên sinh Cát Bà với thảm thực vật phong phú, đa dạng, nhiều loại thảo mộc quý hiếm nhƣ lát hoa, kim giao, đinh..., hệ động vật đa dạng với 36 loài chim (đại bàng, hải âu, đa đa, én,…), 28 loài thú (khỉ mặt đỏ, khỉ mặt vàng, sơn dƣơng, sóc đuôi đỏ, rái cá, mèo rừng,…). Đặc biệt là loài voọc đầu trắng, trên thế giới chỉ thấy ở Cát Bà. Bên cạnh đó, Đồ Sơn là một bán đảo đồi núi, rừng thông nối tiếp nhau vƣơn ra biển dài đến 5 km, có giá trị chủ yếu về phong cảnh và môi trƣờng sinh thái. Trong đất liền có vùng Núi Voi, nằm ở phía bắc thị xã Kiến An và Tràng Kênh (huyện Thuỷ Nguyên) là một quần thể thiên nhiên đa dạng, cấu tạo chủ yếu là núi đá vôi, nhiều hang động kỳ thú… là những địa danh nổi tiếng của thành phố Cảng.
* Tài nguyên đất đai
Hiện nay, Hải Phòng có 62.127 ha đất canh tác, hình thành phần lớn từ hệ thống sông Thái Bình và vùng đất bồi ven biển nên chủ yếu mang tính chất đất phèn và phèn mặn. Tuy nhiên, Hải Phòng có nhiều vùng đất thích hợp với các giống lúa có chất lƣợng gạo ngon nhƣ di hƣơng, tám xoan. Trên diện tích đất canh tác có gần 50% diện tích có thể trồng 3 vụ (2 vụ lúa, 1 vụ màu). Ngoài ra, trồng hoa cũng là một trong những thế mạnh ở một số vùng nông nghiệp Hải Phòng, đặc biệt là vùng