Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2 Quan điểm và mục tiêu phát triển bền vững các khu công nghiệp của thành phố
phố Hải Phòng đến năm 2020
4.2.1. Quan điểm phát triển bền vững các khu công nghiệp của thành phố Hải Phòng đến năm 2020 Phòng đến năm 2020
-Để thực hiện chiến lƣợc phát triển Hải Phòng 10 năm đầu thế kỷ XXI nhằm
thu hút đƣợc đủ nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển, thành phố cần huy động tất cả mọi nguồn lực vốn của các thành phần kinh tế cho đầu tƣ. Với quan điểm đầu tƣ trong nƣớc là quyết định, đầu tƣ nƣớc ngoài là quan trọng, trong các giải pháp để huy động nguồn vốn, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XII nêu rõ “ Mở rộng quan hệ đối ngoại, trƣớc hết là kinh tế đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế có hiệu quả”. Cùng với việc khẳng định vai trò của FDI trong hơn 10 năm vừa qua, Nghị quyết còn nêu rõ: “ Tiếp tục thu hút các nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài”. “ Coi trọng và đặc biệt quan tâm cải thiện nhanh môi trƣờng đầu tƣ để đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài…”. “Tỷ lệ huy động từ nội lực chiếm 70% và ngoại lực chiếm 30% tổng nhu cầu vốn đầu tƣ”. Từ các chủ trƣơng của thành phố trong giai đoạn 2011 - 2014, Hả Phòng đã trở thành một trong những địa phƣơng có bƣớc đột phá mạnh mẽ về thu hút FDI, dẫn đầu cả nƣớc, với tổng mức đầu tƣ chiếm gần 55% tổng số vốn FDI đã thu hút đƣợc trong vòng 25 năm qua, các dự án tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có công nghệ kỹ thật cao, dịch vụ, thƣơng mại. Thành phố đã thu hút đƣợc một số nhà đầu tƣ lớn, có thƣơng hiệu nhƣ LG Electronich (Hàn Quốc), Bridgestone, Fuji Xerox, Nipor Pharma (Nhật Bản)…
-Để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ phát triển Hải Phòng giai đoạn 2015-2020,
thành phố tiếp tục xác định nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài giữ vai trò quan trọng nhằm thúc đẩy tái cấu trúc kinh tế, đổi mới mô hình tăng trƣởng của thành phố
theo hƣớng thành phố Cảng xanh, phát triển bền vững đúng theo Kết luận số 72 của Bộ Chính trị (khóa XI) về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Do vậy quá trình phát triển phải đặt trong mối quan hệ mật thiết với sự phát triển các ngành, lĩnh vực khác và phải có tầm nhìn xa, coi trọng cả hiệu quả trƣớc mắt và lâu dài.
-Phát triển bền vững KCN một cách bền vững về mặt kinh tế, xã hội, môi trƣờng,
có chọn lọc, theo chiều sâu để tăng hàm lƣợng công nghệ, chất lƣợng, cơ cấu đầu tƣ, tăng tính liên kết ngành công nghiệp, nâng cao cạnh tranh ngành và phát triển vùng.
-Phát triển các khu công nghiệp là chủ đạo, là mục tiêu quan trọng trong
phát triển công nghiệp, là thành phần chủ yếu sản xuất hàng hóa có quy mô ngày càng lớn, làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội. Phát triển các khu công nghiệp là cơ sở để phát triển công nghiệp, tạo đà phát triển kết cấu hạ tầng mạnh, hiện đại, đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng GDP/ngƣời và đóng góp lớn vào ngân sách chung.
-Phát triển các khu công nghiệp phải dựa trên cơ sở huy động mọi nguồn lực,
mọi thành phần kinh tế, năng động tham gia và thu hút nguồn đầu tƣ lớn. Chú trọng đào tạo đội ngũ quản lý doanh nghiệp giỏi, đội ngũ kỹ sƣ và công nhân kỹ thuật lành nghề. Môi trƣờng làm việc trong các khu công nghiệp phải lành mạnh, nghiêm túc, quy củ, có thể rèn tác phong sống và làm việc tốt cho công nhân, cán bộ quản lý...
-Phát triển các KCN hiện đại, công nghệ cao, đạt hiệu quả kinh tế với tốc độ
cao, đồng thời phải đảm bảo vệ môi trƣờng sinh thái xung quanh không chỉ trong thành phố mà cho cả khu vực rộng lớn xung quanh, không làm ảnh hƣởng đến phát triển tại các khu du lịch trọng điểm và sinh hoạt của tất cả mọi tầng lớp nhân dân.
- Tập trung ƣu tiên phát triển bền vững các KCN hiện có và từng bƣớc phát triển các KCN mới một cách hợp lý phù hợp với tình hình phát triển KT - XH của cả nƣớc và trên thế giới.
4.2.2. Mục tiêu phát triển các KCN của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015-2020
Mục tiêu phát triển các KCN Hải Phòng đến năm 2020: Diện tích đất KCN tập trung đến năm 2020 là 4.000 ha; ngoài năm 2020 khoảng 6.000 - 7.000 ha; riêng đất dịch vụ khoảng 5.000 - 6.000 ha (chƣa kể các công viên sinh thái). Các KCN
trong giai đoạn từ năm 2003 - 2014 thu hút đƣợc 362 dự án, nguồn vốn đầu tƣ đăng ký đạt 5.602.747.372 USD, chiếm 78,3% và 237 dự án FDI điều chỉnh tăng vốn, chiếm 84%, với tổng vốn đăng ký điều chỉnh là 2.572.865.710 USD, chiếm 92,5% tổng vốn điều chỉnh của toàn bộ vốn điều chỉnh từ năm 1989 tới nay. Tổng vốn thu hút giai đoạn này là 8.175.613.082 USD chiếm khoảng 82,3% tổng vốn FDI thu hút từ trƣớc đến nay trên địa bàn thành phố. Lũy kế đến hết năm 2014, tổng dự án FDI còn hiệu lực là 414 dự án với tổng số vốn đầu tƣ đăng ký đạt trên 10 tỷ USD.
Đến nay Hải Phòng có 17 dự án đƣợc chính phủ phê duyệt quy hoạch thành lập đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2020. Trong đó, có 4 KCN nằm trong khu kinh tế (KKT) Đình Vũ- Cát Hải; 6 KCN có nhà đầu tƣ thứ cấp đang hoạt động, 1 KCN đang xúc tiến thu hút đầu tƣ, một số KCN khác đang san lấp mặt bằng (lấn biển) để xây dựng hạ tầng. Một số KCN do các nhà đầu tƣ trong nƣớc làm chủ đầu tƣ nhƣ Tràng Duệ, Nam Cầu Kiền, Nam Đình Vũ 1 và Khu phi thuế quan… Các KCN hiện thu hút khoảng 180 doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nƣớc (DDI) vào hoạt động với 3,7 tỷ USD và 35.134 tỷ đồng vốn đăng ký đầu tƣ đây là yếu tố tạo vùng mạnh.
Phấn đấu tỷ lệ lấp đầy trong các KCN đã đi vào hoạt động là 100%. Trình độ khoa học công nghệ của các doanh nghiệp đƣợc nâng cao, sử dụng dây chuyền thiết bị hiện đại tiên tiến. Tại các KCN tập trung xử lý triệt để nƣớc thải và chất thải, xây dựng khu xử lý rác tập trung theo từng khu vực.
Chỉ tiêu về diện tích nhà ở bình quân đối với các công nhân trong khu công
nghiệp: Phấn đấu đến năm 2020 đạt 7m2/ngƣời và đến năm 2025 là 12m2/ngƣời.
Nâng cao chất lƣợng nhà ở trong KCN phù hợp với quy hoạch chi tiết và quy hoạch quản lý kiến trúc của khu. Ƣu tiên phấn đấu đến năm 2025 tại mỗi khu công nghiệp có từ 1 đến 2 dự án nhà ở xã hội.