5. Kết cấu của luận văn
4.4.2. Vấn đề thu hút các doanh nghiệp vào khu công nghiệp thành phố Hải Phòng
Có rất nhiều cơ sở sản xuất, đặc biệt là một số lƣợng lớn các cơ sở sản xuất hộ gia đình ở các làng nghề, không đăng ký kinh doanh nhƣng có quy mô hoạt động sản xuất khá lớn và nhiều tiềm năng. Những cơ sở sản xuất này nếu đƣợc khuyến khích di chuyển từ khu vực dân cƣ chật hẹp vào các khu công nghiệp thì sẽ không những phát triển mạnh hơn mà còn góp phần làm giảm tác động ô nhiễm môi trƣờng tới ngƣời dân trong làng nghề và tạo điều kiện quản lý các cơ sở này tốt hơn.
Việc quản lý các cơ sở trong khu công nghiệp cần phải có những quy định cụ thể, rõ ràng, nhằm khuyến khích các cơ sở sản xuất - kinh doanh di chuyển vào. Những quy định về đăng ký, xây dựng nhƣ cấp giấy phép đầu tƣ và giấy phép xây dựng miễn phí, đảm bảo môi trƣờng, an toàn lao động cần phải xác định rõ cơ quan chịu trách nhiệm hƣớng dẫn thi hành và thời hạn cụ thể các cơ quan này phải trả lời khi nhận đƣợc yêu cầu từ phía các doanh nghiệp.
4.4.3. Về ưu đãi các doanh nghiệp trong khu công nghiệp địa phương
Cần chú trọng tạo điều kiện và ƣu đãi cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm tƣơng tự hoặc có liên quan tới nhau vào trong khu công nghiệp. Đồng thời, nên ƣu đãi đặc biệt đối với các doanh nghiệp đầu tƣ vào khu công nghiệp để thu mua, tiêu thụ hàng hóa cho các doanh nghiệp sản xuất khác nằm trong khu công nghiệp hoặc nằm trong các làng nghề phụ trợ. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các làng nghề vì tiêu thụ sản phẩm có lẽ là vấn đề gay go nhất của các làng nghề nói riêng và của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung ở Việt Nam hiện nay.
4.4.4 Các chính sách về thẩm quyền giải quyết các thủ tục hành chính trong KCN
Chính phủ quy định rõ hơn cơ chế phân cấp ủy quyền cho ban quản lý KCN theo hƣớng tiếp tục chuyển dần từ cơ chế ủy quyền sang cơ chế giao quyền trực tiếp của các bộ, ngành Trung ƣơng, UBND cấp tỉnh, thành phố cho Ban quản lý KCN, quy
định bổ sung cơ chế phối hợp giữa Ban quản lý KCN (Khu Kinh tế) với các Bộ ngành
Chính phủ ban hành các chính sách giải quyết một số vƣớng mắc liên quan đến các quy định về thẩm quyền của Ban quản lý KCN (Khu Kinh tế) trong công tác thanh tra , kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính, lĩnh vực lao động, môi trƣờng... theo hƣớng tạo điều kiện cho Ban quản lý KCN thực hiện đầy đủ vai trò đầu mối quản lý KCN ở địa phƣơng theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”.
Chính phủ bổ sung làm rõ các quy định về vị trí, vai trò, tổ chức bộ máy, biên chế của Ban quản lý KCN, nhằm tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở pháp lý, nguồn lực để các Ban quản lý KCN triển khai nhiệm vụ.
Kiện toàn cơ quan quản lý nhà nƣớc KCN ở cấp TW và địa phƣơng cho tƣơng xứng với sự phát triển và đóng góp ngày càng cao của hệ thống KCN trong phát triển kinh tế địa phƣơng và cả nƣớc.
KẾT LUẬN
Phát triển bền vững là nhu cầu tất yếu, có tính phổ biến và là một thách thức lớn trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, đặc biệt là đối với những nƣớc đang phát triển, thực hiện công nghiệp hoá sau nhƣ Việt Nam. Trong những năm gần đây, vấn đề PTBV nói chung, bền vững khu công nghiệp nói riêng đã và đang là chủ đề nóng trong hầu hết các diễn đàn kinh tế, xã hội của Việt Nam từ sự luận bàn trong nghiên cứu, sự tranh luận trong quản lý nhà nƣớc đến các chƣơng trình nghị sự. Trƣớc những nguy cơ lớn về sự huỷ hoại môi trƣờng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng nới rộng, dƣ luận đã đặt ra vấn đề tăng trƣởng công nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trƣờng và đảm bảo đời sống xã hội nhƣ là những điều kiện tiên quyết cho PTBV ở Việt Nam ở cấp quốc gia cũng nhƣ cấp địa phƣơng. Dựa trên những cơ sở lý luận về phát triển bền vững các KCN và các tiêu chí đánh giá, đồng thời thông qua tìm hiểu thực tế các KCN trên địa bàn thành phố Hải Phòng, từ đó đã nhận thấy KCN thành phố Hải Phòng đã thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và tạo nguồn thu nhập cho ngƣời lao động trên địa bàn thành phố…... Đối chiếu với mục tiêu, nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đã nêu trong phần mở đầu, nội dung luận văn đã đạt đƣợc một số kết quả chủ yếu sau:
1. Về mặt lý luận, cho đến nay mặc dù đã có rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc quan tâm đến vấn đề PTBV, theo đó hệ thống lý luận cơ bản về PTBV nói chung và PTBV KCN nói riêng, tuy nhiên, ở phạm vi hẹp hơn và đối tƣợng cụ thể hơn là PTBV KCN trên vùng lãnh thổ, nhất là trong điều kiện cụ thể của Việt Nam còn rất ít đƣợc đề cập. (i) Trên cơ sở hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về PTBV, luận văn làm rõ đƣợc những khía cạnh cơ bản về PTBV KCN trên vùng lãnh thổ về các phƣơng diện; (ii) Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá PTBV KCN. (iii) Tổng hợp đƣợc kinh nghiệm quốc tế, kinh nghiệm của một số địa phƣơng về PTBV KCN, đúc rút thành những bài học có giá trị để có thể áp dụng vào điều kiện Việt Nam và trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
2. Trên cơ sở hệ thống lý luận về PTBV KCN, đặc biệt là các vấn đề về nội dung, bản chất của PTBV KCN và các tiêu chí đánh giá, tác giả đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng PTBV KCN trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai
đoạn 2010 - 2014. Đƣa ra các nguyên nhân, tồn tại dẫn đến sự không bền vững trong phát triển của khu công nghiệp trên địa bàn thành phố.
3. Trên cơ sở đánh giá thực trạng PTBV KCN trên địa bàn thành phố Hải Phòng, học viên đã đề xuất một số nhóm giải pháp chính để đẩy nhanh sự PTBV các KCN trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong đó cần chú ý các giải pháp sau: Cần phải hoàn thiện công tác quy hoạch, phát triển khu công nghiệp; tiếp tục khuyến khích đầu tƣ xây dựng CSHT cho các KCN, tăng cƣờng công tác xúc tiến và vận động đầu tƣ vào các KCN, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, kinh tế, chính tri, xã hội của thành phố và cần tiến hành xây dựng nhà ở tập trung cho công nhân và các công trình ngoài hàng rào KCN. Các giải pháp này đã đƣợc đề cập một cách toàn diện, có tính khả thi cao và là những giải pháp rất cần thiết, một số giải pháp đã đƣợc phân tích cụ thể, tính toán chi tiết, nhƣng cũng còn một số giải pháp mới dừng lại ở việc gợi mở, định hƣớng chính sách, cần tiếp tục đƣợc nghiên cứu sâu hơn.
Do thời gian tìm hiểu thực tế có hạn, kiến thức còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tuy nhiên hy vọng đề tài sẽ có giá trị tham khảo đối với các cấp lãnh đạo, các cán bộ ban ngành có liên quan, góp phần vào phát triển bền vững các KCN của thành phố Hải Phòng trong thời gian tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng kỷ yếu “20 năm xây dựng và phát triển”,
Nxb, Hải Phòng, 2013.
2. Báo cáo kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng các năm từ năm 2010 đến năm 2014
3. Báo cáo tình hình phát triển Khu kinh tế, Khu công nghiệp thành phố Hải
Phòng các năm từ năm 2010 đến năm 2014.
4. Chính phủ nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam (2008), Nghị định 29/2008/NĐ-
CP ngày 14/3 qui định về KCN, KCX và KKT, Hà Nội.
5. GS.TS. Mai Ngọc Cƣờng (1993): Các khu chế xuất châu Á - Thái Bình Dương
và Việt Nam, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
6. Đảng bộ thành phố Hải Phòng: Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XIII, Nxb.
Hải Phòng, 2006.
7. Đảng bộ thành phố Hải Phòng: Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XIV, Nxb.
Hải Phòng, 2011.
8. Đề án Điều chỉnh cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao sức
cạnh tranh nền kinh tế thành phố Hải Phòng đảm bảo yêu cầu phát triển nhanh,
bề vững đến năm 2020 định hướng đến năm 2015, Nxb. Thống kê, 2014.
9. TS Lê Thế Giới, Hệ thống đánh giá phát triển bền vững các KCN Việt Nam.
10. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013. Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2013.
11. TS. Đan Đức Hiệp: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với chiến lược công hóa,
hiện đại hóa ở Hải Phòng”, Tạp chí Kinh tế dự báo, 2000.
12. PGS. TS. Đan Đức Hiệp: “ Kinh tế Hải Phòng 50 năm xây dựng và phát
triển”, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2005.
13. PGS. TS. Đan Đức Hiệp: Kinh tế Hải Phòng - 25 năm đổi mới và phát triển,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2010.
14. PGS. TS. Đan Đức Hiệp: Khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2012.
15. PGS.TS Đan Đức Hiệp, Phó Chủ tịch thƣởng trực UBND thành phố Hải Phòng
16. Kinh tế Việt Nam trong những năm đổi mới, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2000.
17. Ngô Thắng Lợi (2006), “Ảnh hưởng của các chính sách đối với phát triển bền
vững các khu công nghiệp Việt Nam”, - Dự án VIE/01/021, Bộ kế hoạch và đầu tƣ.
18. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 và Luật sửa đổi Luật đầu tư tư
nước ngoài tại Việt Nam năm 2000; Luật sửa đổi Luật đầu tư tư và Luật sửa đổi Luật doanh nghiệp năm 203 và các văn bản pháp lý kèm theo.
19. Một cách nhìn về cải cách kinh tế của Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội Hà Nội 1998.
20. Niên giám thống kê Hải Phòng 2013,Nxb. Thống kê Hà Nội,2014.
21. Nền kinh tế tri thức - Nhận thức và hành động, Nxb. Thống kê, Hà Nội, (2000).
22. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa - Kinh nghiệm nước ngoài và phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Nxb. Thống kê, Hà Nội, (2001).
23. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Hải Phòng đến năm 2020.
24. Quy hoạch phát triển không gian đô thị Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn
đến năm 2050.
25. Nguyễn Phú Trọng (2008), Đổi mới và phát triển ở Việt Nam - Một số vấn đề
lý luận và thực tiễn. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
26. Thông báo số 79-TB/TU ngày 10/9/2007 của Ban Thƣờng vụ Thành ủy Hải
Phòng về chủ trương điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công