Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp thành phố hải phòng (Trang 41 - 44)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Chọn địa điểm nghiên cứu là vấn đề hết sức quan trọng, nó ảnh hƣởng khách quan tới kết quả phân tích, mang tính đại diện cho toàn bộ địa bàn nghiên cứu. Thành Phố Hải Phòng hiện nay có 17 khu công nghiệp.

- Khu Công nghiệp Nomura: Với quy mô và diện tích là 153 ha, với tính chất và chức năng thu hút các ngành công nghiệp: Sản xuất thiết bị điện tử, Chất bán dẫn công nghiệp, thiết bị điều khiển mô tơ, robot, Sản xuất, phân phối cáp điều khiển, thiết bị liên quan đến y tế, khuôn kim loại, Khăn giấy, giấy công nghiệp đặc biệt, may mặc, sản xuất hàng tiêu dùng... Vị trí, địa điểm: tại xã An Hƣng, Tân Tiến, An Hồng; huyện Ann Dƣơng, thành phố Hải Phòng.

- Khu Công nghiệp Đình Vũ: Với quy mô diện tích là 982 ha, tính chất và chức năng KCN Đình Vũ: Là KCN tổng hợp đa ngành, thu hút các dự án trong ngành công nghiệp hóa chất hóa dầu, công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, ngành dịch vụ hậu cần cảng, thƣơng mại và sẽ trở thành một trong những khu công nghiệp chính ở Việt Nam. Đây là một trong số ít các khu công nghiệp có lối vào trực tiếp cảng nƣớc sâu …... Vị trí, thuộc bán đảo Đình Vũ; quận Hải An, thành phố Hải Phòng.

- Khu Công nghiệp Tràng Duệ: Với quy mô diện tích 400 ha, tính chất công nghiệp tổng hợp với công nghệ tiên tiến, sản xuất công nghiệp điện, điện tử, hàng gia dụng … Vị trí, thuộc xã Lê Lợi, huyện An Dƣơng, Hải Phòng

- Khu công nghiệp Nam cầu Kiền: Với quy mô diện tích 457 ha, ngành nghề đầu tƣ công nghiệp tổng hợp, công nghiệp đóng tầu .… Vị trí, thuộc huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

Hiện có 145 doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu Công nghiệp của Thành phố với tổng số trên 46 nghìn công nhân lao động.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thông tin từ các báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ; Bộ Công nghiệp; của Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Công thƣơng, Cục Thống kê thành phố Hải Phòng, Ban quản lý Khu Kinh tế và các phòng ban chức năng của thành phố Hải Phòng.

- Tài liệu cơ sở lý luận về phát triển bền vững, phát triển bền vững khu công nghiệp; Tài liệu về tình hình kinh tế - xã hội Thành phố trong một số năm gần đây.

- Các văn bản, quy định liên quan Khu Công nghiệp của Chính phủ và của Thành phố.

- Cơ chế chính sách thu hút đầu tƣ vào Khu Công nghiệp của tỉnh Hải Dƣơng, Bắc Ninh....

Kết quả nghiên cứu của một số đề tài có liên quan (tài liệu tham khảo):

- Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 - UBND thành phố Hải Phòng.

Định hƣớng PTBV ở Việt nam và PTBV ngành công nghiệp.

Báo cáo tổng thể quy hoạch các khu công nghiệp tập trung thành phố Hải Phòng đến năm 2020, Sở Kế hoạch & Đầu tƣ Hải Phòng.

2.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Sử dụng các phiếu điều tra để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu của đề tài. Đối tƣợng đƣợc điều tra là ngƣời dân xung quanh Khu Công nghiệp; các Doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp; các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, Ban quản lý các Khu Công nghiệp của Thành phố theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Phỏng vấn trực tiếp các đối tƣợng bằng các câu hỏi đã đƣợc chuẩn bị trƣớc và in sẵn.

* Mục tiêu của hoạt động điều tra

Mục tiêu của hoạt động điều tra thực hiện nhằm thu thập chính xác các thông tin về sự ảnh hƣởng của chất thải ra xung quanh Khu Công nghiệp, quy mô phát

triển của các Doanh nghiệp; đời sống của cán bộ công nhân viên, ngƣời lao động trong các KCN, chính sách và thủ tục hành chính để thu hút các Doanh nghiệp vào Khu Công nghiệp; vấn đề gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, đất đai và không khí; làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, nhiên liệu và năng lƣợng, chiếm dụng diện tích đất của địa phƣơng.... Từ đó kết hợp với những quan sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp ngƣời dân xung quanh các khu công nghiệp, cán bộ công nhân viên ngƣời lao động trong các khu công nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các Doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp, Ban Quản lý Khu Kinh tế... Đề tài đánh giá đƣợc thực trạng phát triển bền vững khu công nghiệp ở thành phố Hải Phòng và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững khu Công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

* Phương pháp quan sát trực tiếp

Đây là phƣơng pháp rất sinh động và thực tế. Tác giả có thêm các thông tin tại địa bàn nghiên cứu trong quá trình đi điều tra, phỏng vấn, thông qua ghi chép lại một cách cụ thể, thực tế, phong phú và khách quan.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin

2.2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin

Thông tin và các số liệu sau khi thu thập đƣợc sẽ đƣợc tác giả cập nhật và tính toán tổng hợp thông qua hệ thống các bảng biểu.... Đề tài sử dụng công cụ Microsoft Excel 2007 và một số chƣơng trình ứng dụng khác để tính toán.

2.2.3.1. Phương pháp đồ thị

Sử dụng mô hình hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, sử dụng đồ thị từ các bảng số liệu cung cấp thông tin để ngƣời sử dụng dễ dàng hơn trong tiếp cận và phân tích thông tin....

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.4.1. Phương pháp phân tích SWOT

Sử dụng mô hình phân tích SWOT để đánh giá thực trạng phát triển bền vững các Khu Công nghiệp, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức, từ đó đề xuất một số giải pháp để phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời gian tới.

Lý thuyết về mô hình SWOT nhƣ sau: Ma trận SWOT Điểm mạnh (Strengths - S) Điểm yếu (Weaknesses - W) Cơ hội (Opportunities - O) Thách thức (Threats - T)

* Điểm mạnh: Yếu tố lợi thế của các Doanh nghiệp ở trong các Khu Công nghiệp có thể huy động và phát huy;

* Điểm yếu: Những yếu kém trong quy hoạch, xây dựng, và xử lý chất thải trong các khu Công nghiệp có thể khắc phục đƣợc;

* Cơ hội: Những thuận lợi do môi truờng bên ngoài mang lại mà các doanh nghiệp có thể liên kết với nhau;

* Thách thức: Những trở ngại do phát triển không bền vững của các khu công nghiệp.

2.2.4.2. Phương pháp so sánh

Thông qua số bình quân, tần suất, độ lệch chuẩn bình quân, số tối đa, tối thiểu, phƣơng pháp thống kê so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tƣơng đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tƣợng, sự vật theo thời gian và không gian.

Đƣợc áp dụng để so sánh hiệu quả, tác dụng của công nghiệp với kinh tế - xã hội; so sánh giữa các tỉnh nhƣ Hải Dƣơng, Bắc Ninh với thành phố Hải Phòng để đƣa ra những giải pháp cho phát triển bền vững; đánh giá những đóng góp của các Khu Công nghiệp đối với kinh tế của thành phố Hải Phòng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp thành phố hải phòng (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)