Đánh giá tác động lan tỏa của các KCN trên địa bàn thành Phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp thành phố hải phòng (Trang 75 - 81)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng phát triển các KCN thành phố Hải Phòng

3.3.2 Đánh giá tác động lan tỏa của các KCN trên địa bàn thành Phố Hải Phòng

3.3.2.1 Về kinh tế

Các KCN hình thành và phát triển đã có tác động lớn đến sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế của thành phố Hải Phòng. Từ năm 1994, khi KCN Nomura đầu tiên bắt đầu hình thành và đi vào hoạt động đã góp phần làm tăng GDP của thành phố Hải Phòng. Có thể thấy rõ sự thay đổi đó qua các năm nhƣ sau:

10,95152,8 11,05 968,3 8,12 1186,3 7,15 2611,9 8,53 1013,2 0 500 1000 1500 2000 2500 3000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tốc độ tăng GDP (%) Thu hút FDI (triệu USD)

Hình 3.3. Tốc độ tăng trƣởng GDP và thu hút FDI giai đoạn 2010 - 2014

(Nguồn: Kinh tế - xã hội Hải Phòng 2010 - 2014)

Trong giai đoạn 2010 - 2014, GDP của thành phố Hải Phòng (theo giá so sánh tốc độ tăng trƣởng từ mức 5,1% năm 1990 lên 9,6% năm 1996. Tốc độ này vẫn giữ ở mức cao là 8,1% năm 1998, 6,3% năm 1999, 10,38% năm 2001 và đạt 10,64% năm 2002). Nhờ vậy trong giai đoạn 2005-2014, tốc độ tăng trƣởng GDP của thành phố bình quân xấp xỉ 9% đó là nhờ một phần quan trọng của khu vực FDI. Nhìn vào biểu đồ trên có thể nhận thấy GDP các năm của thành phố trong giai đoạn trên tăng và đƣợc giữ vững. Từ năm 2001 trở lại đây, khu vực FDI đóng góp tƣơng đối ổn định cho tăng trƣởng GDP của thành phố, bình quân giai đoạn 2003-2014 chiếm khoảng 15%. Sở dĩ có sự tăng trƣởng và giữ vựng là do sự đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào các khu công nghiệp của thành phố, làm tăng tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp và xây dựng. Tổng vốn đầu tƣ trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2014 ƣớc đạt 24.646,2 tỷ đồng, tăng 3,67% so với cùng kỳ, tổng vốn thu hút trên trên địa bàn thành phố đạt 1.940,68 triệu USD tăng 65,12% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó 27 dự án với tổng 795,229 triệu USD vốn đầu tƣ thực hiện ƣớc đạt 7,058 tỷ đồng. Một số dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc lớn trong năm 2014 nhƣ dự án nhà máy LG đầu tƣ trên (1,5 tỷ USD, Cty TNHH Sản xuất lốp xe Bridgestone Việt Nam đầu tƣ (1.224 triệu USD), Cty TNHH Công nghệ máy văn phòng Kyocera Việt Nam đầu tƣ (187,5 triệu USD) …. Đây là các dự án có tổng vốn đầu tƣ lớn và góp phần đóng góp không nhỏ vào tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Hải Phòng.

Bên cạnh đó, thu nhập bình quân đầu ngƣời của Hải Phòng cũng tăng lên đáng kể từ khi khu công nghiệp đi vào hoạt động, do đó có một số lƣợng lớn việc làm đƣợc giải quyết cho lao động công nghiệp và thu nhập của lao động công nghiệp cao hơn thu nhập của lao động nông nghiệp.

Cơ cấu kinh tế Hải Phòng cũng đã có những chuyển biến lớn và tích cực: tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ trong GDP ngày càng cao, tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống một cách rõ rệt.

54,7 37,5 7,8 Dịch vụ Công nghiệp Nông nghiệp

Hình 3.4: Cơ cấu tỷ trọng các ngành thành phố Hải Phòng năm 2014

(Nguồn: Kinh tế - xã hội Hải Phòng năm 2014)

Ngoài ra, đóng góp khác cần phải kể đến của các KCN là đóng góp của nó với ngân sách địa phƣơng và đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của địa phƣơng. Mặc dù, mới có một số doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại các khu công nghiệp nhƣng hiệu quả của các doanh nghiệp đó mang lại đã có những đóng góp đáng kể vào ngân sách thành phố. Có thể nói các doanh nghiệp trong KCN đã hoạt động khá hiệu quả và có những tác động tích cực đến phát triển kinh tế thành phố. Chuyển từ cơ cấu 52,80% - 10% -37,20% năm 2010 sang 54,7% - 7,8% - 37,5% năm 2014, giá trị tăng thêm của khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 7,8%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 37,5%; khu vực dịch vụ tăng 54,7%. Hiện nay, tại Hải Phòng công nghiệp và xây dựng là ngành đƣợc các chủ đầu tƣ quan tâm nhiều nhất (chiếm 94,31% vốn đầu tƣ đăng ký), với 172 dự án có tổng vốn đầu tƣ đạt 2.528,456 triệu USD. Nông nghiệp và chế biến nông, lâm sản, thực phẩm chỉ chiếm 1,75% với 14 dự án, vốn đăng ký đạt 97,7 triệu USD. Dịch vụ chiếm 3,94% với 20 dự án, vốn đăng ký 219,5 triệu USD.

3.3.2.2 Về xã hội

Có một nghịch lý là để có đất phát triển KCN thì rất nhiều ngƣời dân mất đất, ngƣời lao động mất việc làm, trở thành thất nghiệp. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề này, chính quyền và các cấp, ban, ngành lãnh đạo của thành phố Hải Phòng đã yêu cầu cho các KCN là phải ƣu tiên sử dụng lao động từ các địa phƣơng có khu công nghiệp, đặc biệt là ƣu tiên các lao động bị mất đất. Hiện Hải Phòng có trên 200 dự án đã đi vào sản xuất - kinh doanh, thu hút trên 90.400 lao động trực tiếp, cùng hàng nghìn lao động gián tiếp. Trong đó, có 172 dự án nằm trong các KCN đi vào hoạt động sản xuất, tạo việc làm cho khoảng 56.000 lao động tại địa phƣơng và một số tỉnh lân cận nhƣ Hƣng Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Đinh, Thanh Hóa...Tuy nhiên, tại một số khu công nghiệp mới do mới đƣợc hình thành và còn phải mất một thời gian để xây dựng cơ sở hạ tầng và các doanh nghiệp khi đầu tƣ vào KCN cũng phải xây dựng cơ sở hạ tầng để sản xuất kinh doanh do đó ngƣời dân mất đất phải chịu thất nghiệp một thời gian. Trong thời gian tới, khi các KCN đã hoàn thành các bƣớc xây dựng cơ sở hạ tầng và các dự án đầu tƣ vào các KCN đƣợc thực hiện thì lƣợng lao động mất đất đƣợc giải quyết việc làm sẽ đƣợc đáp ứng đầy đủ.

Sự phát triển của các KCN trên địa bàn thành phố Hải Phòng còn có tác động mạnh mẽ đến sự dịch chuyển cơ cấu lao động địa phƣơng, theo hƣớng giảm lao động trong khu vực nông nghiệp, tăng dần lao động công nghiệp và dịch vụ. Điều này đƣợc thể hiện rõ qua các số liệu thống kê qua các năm:

Hình 3.5: Cơ cấu lao động thành phố Hải Phòng qua 2 năm 2010, 2014

Có thể nhận thấy rõ cơ cấu lao động Hải Phòng chuyển dịch rõ nét hơn khi các khu công nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động. Năm 2010 cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chiếm khoảng 15,8%, ngành dịch vụ chiếm 13,7 % và ngành nông nghiệp chiếm 70,5% nhƣng đến năm 2014 ngành công nghiệp đã tăng lên 27,3%, ngành dịch vụ cũng tăng lên 18,2%, ngành nông nghiệp giảm xuống 54,5%.

Tuy nhiên, còn một vấn đề cần đƣợc quan tâm hiện nay là các KCN cần nhanh chóng hoàn thành việc xây dựng khu nhà ở tập trung cho công nhân để đảm bảo an ninh, trật tự, văn hóa xã hội, cũng là đảm bảo cho lao động có môi trƣờng làm việc tập trung, ổn định. Đây là điểm cần chú ý nhằm phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố.

3.3.2.3 Về môi trường

Đây là yếu tố đặc trƣng nhất thể hiện các KCN phát triển bền vững hay không và bền vững đến mức nào. Các KCN thành phố Hải Phòng đều là KCN công nghệ cao và sạch có quy trình xử lý công nghệ hiện đại. Các doanh nghiệp khi đăng ký đầu tƣ vào các KCN thành phố đều phải ký cam kết về việc bảo vệ môi trƣờng với ban quản lý các KCN theo văn bản hƣớng dẫn của thành phố. Các KCN có khu xử lý nƣớc thải tập trung, khu xử lý rác thải tập trung, đây là tiêu chuẩn quan trọng khi xây dựng và quy hoạch các KCN.

Môi trường không khí, tiếng ồn: Các dự án thu hút đầu tƣ vào các KCN trên

địa bàn thành phố Hải Phòng phần lớn là của các doanh nghiệp có công nghệ tiên tiến, hầu nhƣ không ảnh hƣởng đến môi trƣờng nhƣ các ngành nghề lắp ráp điện, điện tử, đều đảm bảo theo các quy định theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành. Chỉ còn một số ít dự án phát sinh khí thải nhƣ sản xuất thức ăn chăn nuôi, xử lý chất

thải (Công ty TNHH Môi Trường Xanh…), tuy đã đầu tƣ xây dựng hệ thống xử lý

khí thải theo quy định nhƣng vẫn còn để xảy ra sự cố ảnh hƣởng đến môi trƣờng.

Môi trường đất: Các KCN đã đi vào hoạt động đã cơ bản hoàn thiện hệ

thống thu gom nƣớc thải và nƣớc mƣa chảy tràn, các cơ sở hoạt động trong các KCN đều cơ bản tuân thủ nghiêm việc phân tách nƣớc thải, nƣớc mặt, đã thu gom triệt để nƣớc thải phát sinh và đã đấu nối vào hệ thống thu gom chung của KCN; các KCN không có bãi rác tập trung, không phát sinh nƣớc thải tại bãi

rác. Vì vậy chất lƣợng môi trƣờng đất tại các KCN không bị ảnh hƣởng bởi các hoạt động sản xuất.

Môi trường nước: Các dự án đầu tƣ vào các KCN thành phố Hải Phòng chủ

yếu là các ngành nghề ít phát sinh nƣớc thải sản xuất và chủ yếu là nƣớc thải sinh hoạt. Trƣớc khi nƣớc thải của các nhà máy đổ vào hệ thống thu gom tập trung của

KCN đều yêu cầu phải đƣợc xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định (theo hợp đồng về

chất lượng nước thải đầu ra với công ty kinh doanh hạ tầng KCN) mới đƣợc đổ vào hệ

thống thu gom chung của KCN và dẫn về trạm xử lý nƣớc thải tập trung của KCN, tiếp đó đƣợc xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định mới đƣợc phép xả ra môi trƣờng tiếp nhận.

Tình hình xây dựng kết cấu hạ tầng theo quy hoạch tại 8 KCN trên đến nay đã cơ bản hoàn thiện hệ thống cấp, thoát nƣớc, hệ thống giao thông, hệ thống cây xanh, hệ thống chiếu sáng, 6/8 KCN cơ bản hoàn thiện hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung và xử lý nƣớc thải đầu ra đạt quy chuẩn Việt Nam.

Bảng 3.8: Tình hình xử lý nƣớc thải ở các Khu công nghiệp

STT KCN Số trạm xử lý nƣớc thải Công suất xử lý (m3/ngày) Chất lƣợng nƣớc sau xử lý Ghi chú 1 KCN Nomura - Hải Phòng 01 10.800 QCVN 40:2011 2 KCN Đồ Sơn Hải Phòng 01 1.200 QCVN 40:2011

3 KCN Nam Cầu Kiền 01 x x Đã xây dựng xong,

chƣa hoạt động 4 KCN Đình Vũ 01 6.000 QCVN 40:2011

5 KCN VSIP 01 200 QCVN 40:2011

6 KCN Tràng Duệ 01 1.500 QCVN 40:2011

7 KCN Nam Đình Vũ x x x Đang xây dựng

(Nguồn: Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng)

Hiện nay, trong các KCN đã có 160 cơ sở đi vào hoạt động, về cơ bản đã thực hiện nghiêm túc việc thu gom, xử lý rác thải và lập sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Tuy nhiên, việc phân loại chất thải nguy hại và bố trí khu vực lƣu giữ chất thải nguy hại tại nhiều cơ sở còn chƣa đảm bảo theo đúng quy định, chuyển giao chất thải nguy hại cho các đơn vị không có chức năng (Công ty TNHH

Rorze Robotech, Công ty TNHH Hợp Thinh, Công ty TNHH Yazaki HP-VN, Công ty TNHH Fujimold Việt Nam …). Tổng lƣợng chất thải rắn phát sinh năm 2010 khoảng: 6.000 tấn, đến năm 2014 khoảng: 8.500 tấn. Tổng lƣợng chất thải nguy hại phát sinh năm 2010 khoảng: 500 tấn năm 2014 khoảng: 650 tấn.

Nhƣ vậy, về cơ bản cho đến thời điểm này có thể khẳng định vấn đề môi trƣờng tại các KCN Hải Phòng tƣơng đối tốt. Tuy nhiên, những tác động của hoạt động công nghiệp ảnh hƣởng lâu dài nên để đảm bảo PTBV cần phải có những giải pháp cụ thể và thiết thực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp thành phố hải phòng (Trang 75 - 81)