Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng
3.1.2. Đặc điểm tình hình phát triển kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng
3.1.2.1 Về tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế
Kinh tế Hải Phòng từ năm 2010 đến năm 2014 có những biến chuyển rõ nét: Tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) của thành phố từ năm 2010 đến năm 2014 tƣơng ứng trong các nhóm ngành: nhóm nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,8%; nhóm công nghiệp - xây dựng tăng 8,3%; nhóm dịch vụ tăng 10%
Cơ cấu kinh tế:
Nhóm nông, lâm nghiệp và thủy sản là 10,1%; Nhóm công nghiệp - xây dựng 36,97%;
Nhóm dịch vụ 53,02%
3.1.2.2. Cơ cấu lao động và mức sống dân cư
* Cơ cấu lao động
Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động đƣợc triển khai có hiệu quả. Hiện nay lực lƣợng trong độ tuổi lao động tại Hải Phòng là 1.155 nghìn ngƣời. Trong đó số ngƣời có việc làm trong các ngành kinh tế là 1.093 nghìn ngƣời. Cơ cấu lao động theo lĩnh vực nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ của thành phố từ 10%-37%- 52,80% năm 2010 đến 7,8% - 37,5% -54,7% năm 2014. Hải Phòng đã và đang phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn tại các khu công nghiệp đã và đang dần hình thành tạo ra một lƣợng việc làm dồi dào cho ngƣời lao động. Tuy nhiên, cần đầy mạnh giáo dục dạy nghề để ngƣời lao động có tay nghề và có ý thức trách nhiệm hơn trong công việc.
* Mức sống dân cƣ
Hải Phòng là thành phố biển, do có bề dày lịch sử phát triển kinh tế tăng trƣởng tƣơng đối nhanh. Các vấn đề xã hội nhƣ xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội đƣợc giải quyết; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bƣớc, từng chính sách phát triển GDP bình quân giai đoạn 2003-2012 tăng 11%/năm, thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2012 đạt 2.064 USD; cơ cấu kinh tế
chuyển dịch đúng hƣớng, năm 2012 tỉ trọng dịch vụ và công nghiệp chiếm gần 90%, dịch vụ cảng biển phát triển nhanh; huy động đầu tƣ toàn xã hội khá cao, từ năm 2011 thu hút FDI đã phục hồi và tăng nhanh. Từng bƣớc khẳng định Hải Phòng là một trong những trung tâm công nghiệp của vùng và cả nƣớc.
3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
* Hệ thống cảng biển
Hải Phòng là đầu mối giao thông quan trọng, cửa ngõ chính của cả miền Bắc. Chính vì thế mà hệ thống cảng biển ở thành phố này vô cùng phát triển. Vào những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Hải Phòng đã đƣợc ngƣời Pháp xây dựng nhƣ một trung tâm thƣơng mại, tài chính và đặc biệt nhất là cảng biển có tiếng tăm của Thái Bình Dƣơng. Đầu thế kỷ XX, cảng Hải Phòng đã có mối quan hệ gắn bó với nhiều cảng lớn ở Đông Nam Á, châu Á, châu Đại Dƣơng, Bắc Mỹ, ven Ấn Độ Dƣơng, Địa Trung Hải, Đại Tây Dƣơng, biển Bắc Âu...
Cảng Hải Phòng là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, cùng với Cảng Sài Gòn là 1 trong 2 hệ thống cảng biển lớn nhất Việt Nam, hiện đang đƣợc Chính phủ nâng cấp. Cảng Hải Phòng nằm trên tuyến đƣờng giao thông trên biển, kết nối Singapore với Hồng Kông và các cảng của Đông Á và Đông Bắc Á.
Cũng ở Hải Phòng, còn có hơn 20 bến cảng khác với các chức năng khác nhau, nhƣ vận tải chất hóa lỏng (xăng, dầu, khí đốt), bến cảng đóng tàu, bến cho tàu vận tải đƣờng sông nhỏ có trọng tải 1-2 tấn. Các cảng này do nhiều công ty khác nhau quản lý và khai thác.
* Hệ thống đƣờng thủy
Hệ thống giao thông đƣờng thủy Hải Phòng liên kết hầu hết các tỉnh trong khu vực miền Bắc và thực hiện vận chuyển tới 40% tổng lƣợng hàng hóa lƣu thông bằng đƣờng thủy của các tỉnh phía Bắc.
Hải Phòng hiện có hơn 400 km đƣờng thủy nội địa với trên 50 bến cảng thủy nội địa, 03 cầu phao, 06 bến phà.
Về luồng lạch: Tổng chiều dài toàn tuyến 85 km (trong đó đoạn đƣợc nâng cấp cải tạo 42km là Lạch Huyện, Hà Nam, Bạch Đằng, Sông Cấm).
* Hệ thống đƣờng bộ
Hải Phòng là đầu mối giao thông quan trọng, cửa ngõ chính của cả miền Bắc. Các tuyến đƣờng huyết mạch nối Hải Phòng với các tỉnh thành khác nhƣ: Quốc lộ 5, quốc lộ 10, quốc lộ 37nối Vĩnh bảo với Ninh Giang - Diêm Điền,các đƣờng mới đang xây dựng và dự kiến xây dựng nhƣ đƣờng Hạ Long - Đình Vũ, cầu Nguyễn Trãi - Vũ Yên. Các tuyến đƣờng cao tốc nhƣ Đƣờng cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đƣờng cao tốc ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng - Ninh Bình.
* Hệ thống đƣờng hàng không
Hiện nay, hàng không thƣơng mại tại Hải Phòng qua sân bay Cát Bi, khai thác 2 tuyến Hải Phòng - TP Hồ Chí Minh (tần suất 8 chuyến/ngày) và Hải Phòng - Đà Nẵng (tần suất 1 chuyến/ngày), loại A320; B737-400.
Quy mô sân bay: Kích thƣớc đƣờng cất hạ cánh: (2.400 m x 50)m; Sân đỗ máy bay (2 chiếc): (123x123)m; Nhà ga: 1.513m2, đảm bảo lƣu lƣợng 350 hành khách.
* Hệ thống đƣờng sắt
Tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Hải Phòng do Pháp xây dựng từ năm 1901, hoàn thành và đƣa vào sử dụng từ ngày 16/06/1902.
Tuyến đƣờng sắt bắt đầu từ ga Gia Lâm đến ga Hải Phòng, dài 102 km hiện đƣợc sử dụng để vận chuyển hành khách và hàng hóa; đi qua địa phận Hải Dƣơng, Hƣng Yên (gần nhƣ song song với Quốc lộ 5), và k hai thác tàu khách đến ga Long Biên, ga Hà Nội và một số tuyến vận tải hàng hóa đi Lào Cai và các tỉnh phía Nam.
Trên địa bàn thành phố có 3 nhánh đƣờng sắt chuyên dùng kết nối từ tuyến Hà Nội - Hải Phòng với các khu bến cảng dọc sông Cấm từ khu vực cảng Vật Cách đến cảng Chùa Vẽ.
* Hệ thống điện và nƣớc
Hải Phòng có mạng lƣới điện và nƣớc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và có khả năng cung cấp đầy đủ cho các khu chế xuất, khu công nghiệp phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế.
+ Hệ thống cấp điện
Hiện nay thành phố Hải Phòng tiêu thụ lƣợng điện khoảng 8 - 9.5 triệu KW/ngày và đƣợc cung cấp từ 3 trạm 220KV và 21 trạm 110KV có khả năng cung cấp tới 15 triệu KW/ngày. Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng đặt tại xã Tam Hƣng,
huyện Thuỷ Nguyên, nhà máy có tổng công suất 1.200MW, sản xuất ra 7,2 tỉ KWh điện mỗi năm đảm bảo cung cấp điện ổn định cho khu vực tam giác Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, cung cấp một sản lƣợng điện lớn cho lƣới điện quốc gia với hệ thống truyền tải điện bao gồm 2 sản phẩm phân phối 220KV và 110KV.
+ Hệ thống cấp nƣớc
Thành phố hiện có 7 nhà máy xử lý nƣớc với tổng công suất 166.000m3/ngày - đêm. Chất lƣợng nƣớc xử lý đạt tiêu chuẩn của tổ chức WHO và lƣợng nƣớc đủ đáp ứng cho mọi yêu cầu. Tại mỗi huyện, có các nhà máy xử lý nƣớc cỡ nhỏ cung cấp đủ cho nhu cầu địa phƣơng và các khu công nghiệp.
3.1.2.4. Thu hút đầu tư
Hải Phòng những năm qua liên tục nằm trong danh sách các địa phƣơng thu hút nguồn vốn trực tiếp nƣớc ngoài (FDI). Năm 2013, Hải Phòng đứng thứ 3 cả nƣớc về thu hút nguồn vốn FDI với tổng số vốn đăng ký hơn 2,6 tỷ USD. Những kết quả đó một phần nhờ vào những chính sách khuyến khích và hỗ trợ của chính quyền Hải Phòng đối với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
Về thu hút dự án FDI: Đến 31/12/2014, trên địa bàn thành phố Hải Phòng có 180 dự án FDI đến từ 23 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng số vốn đăng ký là 35.134 triệu USD, số vốn thực hiện ƣớc đạt 2,6 tỷ USD, bằng gần 55% vốn đăng ký (trung bình cả nƣớc khoảng 40,1%). Đã có dự án FDI đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thu hút 55.000 lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp cùng hàng ngàn lao động gián tiếp khác. Trong 23 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tƣ vào thành phố, Nhật Bản là nƣớc có vốn đầu tƣ cao nhất, chiếm 27,7 % tiếp theo là Đài Loan 24,8%, Samoa 13,37%, Hàn Quốc 10,5%, Hoa Kỳ 6%. Các dự án FDI chủ yếu thuộc lĩnh vực công nghiệp - xây dựng với 182 dự án, (chiếm 89,2%), vốn đầu tƣ 2.371,5 triệu USD (chiếm 91,3 %); lĩnh vực nông nghiệp có 8 dự án (chiếm 3,9%), vốn đầu tƣ 17,8 triệu USD (chiếm 0,7%); lĩnh vực dịch vụ có 14 dự án (chiếm 6,8%) với vốn đầu tƣ 207,8 triệu USD (chiếm 8%). Năm 2010, doanh thu từ khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đạt 1.764,8 triệu USD, tăng 18,7 % so với năm 2009, trong đó doanh thu xuất khẩu đạt 1.096 triệu USD, đóng góp khoảng 90% kim ngạch xuất khẩu, 43% giá trị sản xuất công nghiệp và 42,4 % tổng thu ngân sách nhà nƣớc tại địa phƣơng.
* Định hƣớng
Thu hút nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) góp phần đổi mới mô hình tăng trƣởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hƣớng kinh tế xanh, phát triển nhanh, bền vững, tập trung vào các ngành sản xuất làm giảm cƣờng độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo…góp phần xây dựng thành phố Cảng xanh.
Thu hút nguồn vốn FDI có chất lƣợng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Từ đó thành phố Hải Phòng đã đặt ra mục tiêu cụ thể về thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
- Nâng cao năng suất, hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế của thành phố.
- Khai thác toàn diện lợi thế biển để phát triển mạnh các lĩnh vực kinh tế biển, đặc biệt là các dịch vụ về giao thông vận tải, cảng, kho bãi, vận chuyển, thƣơng mại, viễn thông, du lịch,…
- Tập trung vào việc thu hút đầu tƣ từ các nƣớc phát triển và từ các công ty có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm quản lý từ các nƣớc phát triển nhƣ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU, Australia…
- Khuyến khích đầu tƣ trong ngành công nghiệp sản xuất có hàm lƣợng công nghệ cao, sử dụng hiệu quả nguyên liệu, và giá trị gia tăng cao, gây tổn hại tối thiểu đối với môi trƣờng và các ngành công nghiệp hỗ trợ.
- Thu hút đầu tƣ vào các dự án công nghiệp tập trung vào khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã đƣợc quy hoạch và phê duyệt nhƣ Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, khu công nghiệp: Đình Vũ, Đồ Sơn, Tràng Duệ, Tân Liên, VSIP, An Dƣơng.
- Để thu hút đầu tƣ xây dựng khu đô thị, khu, cụm công nghiệp mới theo quy hoạch, cần lập kế hoạch và phát triển các khu công nghiệp chuyên về cơ khí chế tạo, công nghiệp điện tử nhằm phục vụ các doanh nghiệp Nhật Bản.
- Khuyến khích đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng dƣới nhiều hình thức nhƣ BOT, BT, PPP, FDI, và ODA. Dự án cần phải đƣợc tập trung vào phát triển cảng
biển, dịch vụ hậu cần cảng, đƣờng giao thông nội địa, cầu cảng, sân bay, cơ sở hạ tầng trong khu kinh tế, các trung tâm hậu cần tại Cảng Cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện và trong các lĩnh vực khác nhƣ y tế, giáo dục và nuôi trồng thủy sản kết hợp với chế biến sản phẩm chất lƣợng cao.
* Lĩnh vực ƣu tiên
Các ngành dịch vụ cảng biển, sân bay, du lịch, kinh tế biển và vận tải biển, logistics, tài chính, ...
Các ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn, có năng suất, giá trị gia tăng và hàm lƣợng khoa học - công nghệ cao, sử dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trƣờng.
Các ngành sản xuất sản phẩm có khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, có giá trị gia tăng cao: sản xuất sản phẩm phục vụ ngành công nghiệp phụ trợ (cơ khí, điện tử).
Phát triển nông nghiệp sinh thái với các sản phẩm sạch, giá trị thu nhập cao, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới.
* Đối tác đầu tƣ
Các tập đoàn kinh tế lớn có kinh nghiệm và trình độ khoa học công nghệ hiện đại trong sản công nghiệp; một số tập đoàn bán lẻ; Các nhà phát triển đô thị, kinh doanh du lịch, dịch vụ; các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản chuyên sản xuất các sản phẩm công nghiệp phụ trợ, các doanh nghiệp vệ tinh của các tập đoàn lớn đã đầu tƣ tại Hải Phòng.
3.1.2.5 Các lĩnh vực khác
Lĩnh vực thƣơng mại phát triển khá, đảm bảo lƣu thông hàng hóa và vật tƣ cho sản xuất. Thị trƣờng hàng hóa và dịch vụ đa dạng và ổn định. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ xã hội năm 2014 ƣớc đạt 12.890 tỷ đồng, tăng 2,7 lần so với năm 2010. Tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2010 - 2014 ƣớc đạt 2.836 triệu USD gấp 7,14 lần giai đoạn 2005 - 2010. Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực DN do khu vực FDI tăng mạnh, bình quân 73,5% năm trong khi khu vực địa phƣơng bình quân giảm 4,4%/ năm trong giai đoạn 2010 - 2014.
Thu ngân sách trên địa bàn thành phố tăng nhanh, từ là 121.910 tỷ đồng tỷ đồng năm 2014 lên 50.480 tỷ đồng năm 2015. Chi ngân sách cũng tăng lên, đạt
4.403 tỷ đồng năm 2014 trong đó chi đầu tƣ phát triển đạt khoảng 905 tỷ đồng chiếm khoảng 20,5%.
Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội kể trên là những yếu tố truyền thống cơ bản tạo cho Hải Phòng một số lợi thế nhất định trong quan hệ hợp tác và thu hút đầu tƣ phát triển và tạo điều kiện thuận lợi phát triển các Khu công nghiệp Thành phố.