Về phía thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp thành phố hải phòng (Trang 91 - 105)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3 Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp thành phố Hải Phòng trong

4.3.1 Về phía thành phố Hải Phòng

4.3.1.1 Hoàn thiện công tác quy hoạch, phát triển các khu công nghiệp

Nhƣ đã phân tích ở phần trƣớc, công tác quy hoạch phát triển các khu công nghiệp của thành phố Hải Phòng còn nhiều bất cập. Bởi vậy, để có thể phát triển các

khu công nghiệp một cách bền vững thì trƣớc hết phải cải thiện chất lƣợng quy hoạch phân bố và mở rộng khu công nghiệp.

Hoàn thành công tác quy hoạch đồng bộ các khu công nghiệp cho các giai đoạn và sớm công bố quy hoạch. Trong các KCN quy hoạch khu vực xử lý rác thải, nƣớc thải tập trung, cần đảm bảo khoảng cách tƣơng đối giữa khu công nghiệp với đƣờng giao thông và khu dân cƣ xung quanh để hạn chế tối đa ảnh hƣởng về môi trƣờng trong khu công nghiệp ra các khu vực lân cận. Các khu công nghiệp mới nên đƣợc quy hoạch đầu tƣ xây mở rộng các tuyến đƣờng quốc lộ để thuận tiện cho giao thông vận chuyển hàng hóa và nằm trên những diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả, năng suất thấp.

Chọn lựa các khu công nghiệp có điều kiện khả năng phát triển để đầu tƣ xây dựng đồng bộ hạ tầng, thu hút đầu tƣ.

Quy hoạch các khu công nghiệp này cần đảm bảo các điều kiện yêu cầu để đảm bảo phát triển bền vững, đặc biệt là vấn đề môi trƣờng, phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, quy hoạch tái định cƣ, quy hoạch dân cƣ khu công nghiệp...

Quy hoạch các KCN đồng thời phải gắn với quy hoạch hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp và các khu đô thị, khu dân cƣ, khu dịch vụ, khu nhà ở công nhân phục vụ cho việc phát triển bền vững các KCN.

Những dự án có cùng ngành nghề ô nhiễm cao bố trí vào một khu công nghiệp để thuận tiện cho công tác xử lý chất thải. Những dự án đòi hỏi sử dụng nhiều nhân công lao động có trình độ kỹ thuật cao nên tập trung ở những khu công nghiệp các quân nội thành và những huyện giáp với khu vực nội thành. Chuyển dần những dự án sử dụng lao động thủ công và lao động trình độ sơ cấp về các khu công nghiệp gần khu dân cƣ ở các huyện Kiến Thụy, An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo tận dụng nguồn nhân lực nhàn rỗi.

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ khu công nghiệp theo hƣớng hiệu quả và phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ. Để đảm bảo sự phát triển bền vững, có hiệu quả khu công nghiệp, cần chuyển dịch cơ cấu nội bộ khu công nghiệp theo những xu thế: (1) Chuyển từ khu công nghiệp sản xuất sản phẩm sử dụng nhiều lao động, tài nguyên sang khu công nghiệp sử dụng nhiều vốn và công

nghệ kỹ thuật cao; (2) Chuyển từ khu công nghiệp bao gồm ngành sản xuất gây ô nhiễm môi trƣờng sang sản phẩm công nghiệp sạch; (3) Chuyển từ khu công nghiệp sản xuất kinh doanh đơn thuần sang khu công nghiệp kết hợp sản xuất kinh doanh với nghiên cứu hoạt động khoa học công nghệ và triển khai kỹ thuật công nghệ cao

Thực hiện chuyển đổi mô hình tổ chức khu công nghiệp theo hƣớng hiện đại, cụ thể là: (1) Chuyển từ khu công nghiệp thành lập mang tính tận dụng lao động, điều kiện tự nhiên để thu hút các nhà đầu tƣ thuộc nhiều ngành nghề sản xuất công nghiệp khác nhau với mục tiêu lấp đầy khu công nghiệp thành những khu công nghiệp mang tính sản xuất và chế biến chuyên môn hoá ngày càng cao và với mục tiêu hiệu quả kinh tế đặt ra là chủ yếu; (2) Chuyển từ khu công nghiệp chỉ bao gồm chuyên môn hoá sản xuất công nghiệp, chuyên môn hoá sản xuất cho xuất khẩu, sang mô hình khu công nghiệp tổng hợp, trong đó bao gồm cả sản xuất công nghiệp, thƣơng mại (xuất khẩu và tiêu thụ nội địa), dịch vụ nhƣ ngân hàng, bƣu điện, dịch vụ cung ứng thƣờng xuyên và các hoạt động dịch vụ; hoạt động khoa học công nghệ cao.

Cần thực hiện nâng cao vai trò, chất lƣợng công tác quy hoạch, kế hoạch, dự báo kinh tế - xã hội; phải xác định quy mô hợp lý cho các khu công nghiệp theo tính chất và mục đích hoạt động của từng khu để sử dụng hiệu quả diện tích đất trong khu công nghiệp.

Bố trí khu công nghiệp cần bố trí theo hƣớng tập trung, hạn chế tối đa việc bố trí công nghiệp phân tán xen lẫn khu dân cƣ và ở ngoài KCN. Nghiên cứu vận dụng mô hình cụm công nghiệp, nhằm tối ƣu hóa hệ thống hạ tầng kỹ thuật và mạng lƣới cung ứng các dịch vụ đầu vào, sản xuất và phân phối sản phẩm; tạo ra không gian phân bố công nghiệp hợp lý, kích thích công nghiệp và các ngành dịch vụ phụ trợ phát triển nhƣng vẫn hài hòa đƣợc các lợi ích về môi trƣờng.

4.3.1.2. Tiếp tục và khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp

Việc xây dựng các khu công nghiệp tập trung để thu hút các dự án lớn đang đƣợc các nhà đầu tƣ quan tâm, đã có nhiều nhà đầu tƣ đăng ký xây dựng các khu công nghiệp tại Hải Phòng nhƣ: Công ty Phát triển Khu công nghiệp Nomura, Công ty SHP, Công ty cổ phần Khu công nghiệp Đình Vũ, Công ty Infa Asia Developman (Hải Phòng), Công ty cổ phần Phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam Xingapo. Trong giai đoạn 2015-2020 tiếp tục lựa chọn các nhà đầu tƣ có

khả năng để xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp, hƣớng đến năm 2030 đầu tƣ hoàn thiện, đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật của từng khu công nghiệp. Làm đƣợc việc này không những giúp giảm bớt gánh nặng ngân sách cho thành phố và Nhà nƣớc để đầu tƣ xây dựng hạ tầng cho các khu công nghiệp, mà còn tạo ra đƣợc môi trƣờng đầu tƣ cạnh tranh, bình đẳng, tiềm năng cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.

Xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách đồng bộ, phù hợp với các cam kết quốc tế cũng nhƣ tạo điều kiện khuyến khích, hấp dẫn với các nhà đầu tƣ, nhất là các nhà đầu tƣ chiến lƣợc.

Thực hiện hỗ trợ và ƣu đãi kịp thời cho các nhà đầu tƣ hạ tầng theo quy định ƣu đãi vào KCN của thành phố đã ban hành: các chính sách hỗ trợ về vốn (bảo lãnh cho vay, cho vay ứng trƣớc), xúc tiến đầu tƣ (tổ chức các hội nghị thu hút, kêu gọi đầu tƣ), đơn giản hóa các thủ tục hành chính, có các chính sách ƣu đãi thuế… giải quyết thỏa đáng quyền lợi đối với các doanh nghiệp đầu tƣ phát triển hạ tầng khu công nghiệp.

Tạo môi trƣờng thuận lợi thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc đầu tƣ và kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp.

Tạo điều kiện để các chủ đầu tƣ hạ tầng đƣợc tiếp cận với các nguồn vốn vay, vốn ODA và các nguồn vốn khác của Chính phủ cho việc đầu tƣ phát triển các KCN.

Bố trí kế hoạch vốn kịp thời cho đầu tƣ xây dựng đồng bộ các hạng mục công trình ngoài hàng rào KCN (đƣờng gom, đƣờng điện, thông tin liên lạc, cấp thoát nƣớc, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho công nhân…)

4.3.1.3 Đổi mới và tăng cường công tác xúc tiến, vận động đầu tư vào các KCN

Tạo môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng hấp dẫn để kêu gọi các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc vào đầu tƣ sản xuất trong các KCN.

Hàng năm có kế hoạch kinh phí cho công tác xúc tiến đầu tƣ vào các khu công nghiệp. Tạo điều kiện để các nhà đầu tƣ hạ tầng và Ban quản lý các KCN thƣờng xuyên đƣợc tiếp xúc với các tập đoàn đầu tƣ, các tổ chức xúc tiến đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, thông qua các hoạt động ngoại giao với các địa phƣơng và các nƣớc. Tổ chức thƣờng xuyên các hội nghị xúc tiến đầu tƣ tại địa phƣơng để giới thiệu tiềm năng đầu tƣ của thành phố.

Một giải pháp cần đƣợc thực hiện ngay là đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách về xúc tiến đầu tƣ. Hiện tại, công tác xúc tiến đầu tƣ ở Hải Phòng chƣa đƣợc thực sự hiệu quả. Do đó, đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tƣ của Ban quản lý các khu công nghiệp thành phố Hải Phòng cần đƣợc đào tạo chuyên sâu hơn, đồng thời tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm của các địa phƣơng, các trung tâm xúc tiến đầu tƣ.

Các cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tƣ cần tích cực đẩy mạnh thông tin, quảng bá, thu hút đầu tƣ trên các phƣơng tiện thông tin hiện có và tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của Trung ƣơng, các doanh nhân, doanh nghiệp trong và ngoài thành phố. Trong thời đại bùng nổ thông tin nhƣ hiện nay, cần hoàn thiện các ấn phẩm giới thiệu môi trƣờng đầu tƣ, tối đa hóa việc khai thác trang web về đầu tƣ nƣớc ngoài của sở Kế hoạch và Đầu tƣ Hải Phòng, Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng và của thành phố trên các nguyên tắc thống nhất nguồn thông tin và các tài liệu quảng bá về Hải Phòng. Bên cạnh đó thông qua các phƣơng tiện truyền thông hiện đại nhƣ: quảng bá trên truyền hình, đài phát thanh; báo Hải Phòng điện tử; báo Hải Phòng (báo viết) và báo Hải Phòng cuối tuần; tạp chí khu công nghiệp Việt Nam; các trang web có liên quan... Cần đƣa ra và cập nhật liên tục các thông tin chi tiết về các khu công nghiệp nhƣ: Chủ đầu tƣ, tổng mức đầu tƣ, lĩnh vực đầu tƣ, bản đồ quy hoạch chi tiết, thời gian thực hiện, giá thuê đất, hệ thống hạ tầng trong và ngoài hàng rào... Có nhƣ thế, các nhà đầu tƣ mới dễ dàng tìm hiểu và nắm bắt các cơ hội đầu tƣ vào các khu công nghiệp thành phố Hải Phòng. Ngoài ra, bộ phận xúc tiến đầu tƣ của Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng có thể phát hành các ấn bản chuyên sâu, giới thiệu, quảng bá tới các nhà đầu tƣ về các khu công nghiệp; tham gia các Hội chợ thƣơng mại, các Hội thảo đầu tƣ; bố trí tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tƣ của thành phố...

4.3.1.4 Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đảm bảo môi trường kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn thành phố

Giữ vững chính trị là giải pháp quan trọng hàng đầu nhằm tạo tâm lý cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nƣớc đầu tƣ phát triển.

Nâng cao năng lực và đổi mới phƣơng thức lãnh đạo, quán triệt theo đƣờng lối của Đảng cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, đồng thời mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng và nâng cao hiệu lực của các cơ

quan của nhà nƣớc trên các lĩnh vực từ kinh tế, đến xã hội. Nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp đối với việc phát triển các KCN.

Thực hiện phân cấp ủy quyền cho cho ban quản lý các khu công nghiệp theo quy định đảm bảo cho BQL thực hiện đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm theo quy định, nhằm tạo sự chủ động triển khai cơ chế phân công, phối hợp trong công tác quản lý nhà nƣớc KCN một cách hiệu quả, theo hƣớng đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Coi trọng giải quyết các vấn đề xã hội ngày càng bức xúc nhƣ tham nhũng, hối lộ, thất nghiệp, nạn đói, tệ nạn xã hội.

Thƣờng xuyên phối hợp thống nhất và kịp thời trong việc quản lý, kiểm tra giám sát đối với các hoạt động đầu tƣ của các cấp, các ngành các đơn vị có liên quan. Thực hiện chính sách ngoại giao tốt với các quốc gia đã, đang và sẽ đầu tƣ vào khu công nghiệp trên địa bàn thành phố nhƣ: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ôxtrâylia, Đức, Hà Lan, Italia …; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế JICA, JETRO, Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản,…Thiết lập mối quan hệ thân thiết với các quốc gia kết nghĩa anh em nhằm mở rộng quan hệ kinh tế, thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

Rà soát, sửa đổi các quy định của thành phố về quản lý đầu tƣ, xây dựng theo hƣớng thông thoáng, đẩy mạnh phân cấp ủy quyền, giảm bớt các thủ tục hành chính đi đôi với tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra về đầu tƣ. Hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý đât đai, tài nguyên khoáng sản, xây dựng môi trƣờng và đầu tƣ, hỗ trợ doanh nghiệp một cách đồng bộ, phù hợp với các quy định của WTO và các cam kết quốc tế khác, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn lực mặt bằng, hạ tầng, vốn, thông tin, lao động….., loại bỏ các thủ tục văn bản chỉ đạo không phù hợp với cơ chế thi trƣờng với hội nhập kinh tế quốc tế. Cần tránh sự chồng chéo mâu thuẫn giữa các quy định đầu tƣ của thành phố, của quốc gia và quốc tế.

Xây dựng hệ thống pháp luật hoàn thiện, đổi mới cơ chế chính sách phù hợp phát triển các khu công nghiệp. Các chính sách ban hành phải nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp đầu tƣ. Tạo môi trƣờng pháp lý thông thoáng, đồng bộ về luật, tăng ƣu đãi về tài chính cho các nhà đầu tƣ đi đôi với việc kiểm soát chặt chẽ các điều kiện liên quan đến sự phát triển ổn đinh, bền vững và tạo niềm tin cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vừa hạn chế quan liêu cửa quyền, tham nhũng làm tổn hại đến hoạt động đầu tƣ của nƣớc ngoài.

Cần thiết lập hệ thống quy định ƣu đãi về đất đai (giá thuê đất và giá đất đền bù giải phóng mặt bằng), chính sách quy định về đăng ký kinh doanh, đầu tƣ, xây dựng, đất đai, môi trƣờng… ƣu đãi về thuế và có hỗ trợ tài chính, quy định rõ về tiền lƣơng, chính sách về thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, chính sách về công nghệ. Ngoài ra, các ƣu đãi khác theo quy định hiện hành của chính phủ. UBND thành phố xây dựng và ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích đầu tƣ đối với dự án đầu tƣ hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo hƣớng hỗ trợ đầu tƣ của thành phố (về kinh phí chuẩn bị đầu tƣ, bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, xây dựng công trình xử lý nƣớc thải) đi đôi với trách nhiệm của chủ đầu tƣ.

Các cấp chính quyền cần quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng để bàn giao kịp thời mặt bằng cho các nhà đầu tƣ theo các dự án đƣợc các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thực hiện tốt cơ chế “một cửa tại chỗ” về các thủ tục hành chính cho các nhà đầu tƣ. Thực hiện nghiêm túc cơ chế “một cửa liên thông” tại Ban quản lý Khu kinh tế trong việc tiếp nhận, thẩm tra, cấp giấy chứng nhận đầu tƣ, hợp đồng thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khắc dấu, mã số thuế... để hạn chế tối đa thời gian đi lại cho các nhà đầu tƣ, đảm bảo nhanh chóng, khẩn trƣơng và đúng quy định.

Bên cạnh đó, các Sở, ngành liên quan phải có trách nhiệm tích cực phối hợp với Ban quản lý Khu kinh tế thành phố Hải Phòng, giúp đỡ các nhà đầu tƣ giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính, tạo môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng cho các nhà đầu tƣ. Cần thành lập hội đồng tƣ vấn hỗ trợ về thủ tục đầu tƣ và cung cấp đầy đủ các thông tin về khu công nghiệp một cách công khai, minh bạch.

Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9002 đối với các dịch vụ hành chính công nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của ban quản lý. Thiết lập hệ thống mạng đối với các khu công nghiệp và ban quản lý nhằm kịp thời trao đổi các thông tin cung cấp văn bản pháp quy, nhu cầu mua hàng, nhu cầu tuyển dụng lao động, báo cáo định kỳ, khai báo hải quan, trả lời các thắc mắc của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp thành phố hải phòng (Trang 91 - 105)