Cơ hội và thách thức đối với KCN Hải Phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp thành phố hải phòng (Trang 86 - 89)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Cơ hội và thách thức đối với KCN Hải Phòng

4.1.1 Cơ hội

4.1.1.1 Cơ hội từ quốc gia

Thứ nhất, cơ hội từ xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới.

Việt Nam trên chặng đƣờng hội nhập và phát triển, trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO, cùng xu thế hợp tác và toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng. Xu thế đó đã có những tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng. Đây là thời cơ tốt để tăng thu vốn đầu tƣ, hợp tác liên kết với nƣớc ngoài. Các sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất ra tại các khu công nghiệp tại các KCN cũng sẽ có cơ hội xuất khẩu với số lƣợng lớn hơn, quảng bá các thƣơng hiệu hàng Việt Nam trên thị trƣờng thế giới...

Thứ hai, Việt Nam có một môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng, trong sạch, công bằng. Môi trƣờng đầu tƣ ở Việt Nam đƣợc thế giới đánh giá cao, các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tƣ đã và đang dần đƣợc hoàn thiện. Sự ra đời của Luật Đầu tƣ chung (thống nhất đầu tƣ cả trong nƣớc và đầu tƣ nƣớc ngoài), Luật Doanh nghiệp, Nghị định số: 108/NĐ-CP hƣớng dẫn thi hành Luật Đầu tƣ... đã tạo sự thông thoáng cho các nhà đầu tƣ và hạn chế tệ nạn quan liêu, sách nhiễu, cửa quyền. Từ đó, tạo ra một môi trƣờng đầu tƣ trong sạch, công bằng, thông thoáng, là cơ hội thu hút nhiều đầu tƣ cả về trong nƣớc lẫn nƣớc ngoài.

4.1.1.2. Cơ hội từ nội tại thành phố

Thứ nhất, các KCN của thành phố Hải Phòng thƣờng xuyên có đƣợc sự quan

tâm của lãnh đạo thành phố, các cấp các ngành và nhân dân.

Các cấp lãnh đạo thành phố Hải Phòng đã sớm nhận thức đƣợc sâu sắc về vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của các khu công nghiệp, nên trong những năm qua đã dành nhiều công sức, trí tuệ, tập trung cho việc lập quy hoạch, đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xúc tiến kêu gọi thu hút đầu tƣ vào các khu công nghiệp.

Nhờ đó, việc hình thành, phát triển các KCN có đƣợc nhiều thuận lợi và nhanh chóng đƣợc triển khai hơn.

Thứ hai, cơ hội từ tiềm năng thu hút đầu tƣ vào các KCN của thành phố Hải Phòng. Hải Phòng là thành phố rất có tiềm năng trong việc thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Thành phố có nhiều lợi thế riêng về điều kiện tự nhiên, xã hội kết hợp với những chiến lƣợc, phƣơng thức vận động xúc tiến đầu tƣ hợp lý, hiệu quả, trên cơ sở đó phát huy ƣu thế tiềm năng này một cách hợp lý, gia tăng lƣợng đầu tƣ nƣớc ngoài FDI trong tƣơng lai, phát triển kinh tế các khu công nghiệp theo hƣớng bền vững.

Thành phố Hải Phòng nằm trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng, là khu vực phát triển kinh tế khá năng động của cả nƣớc, lại có nhiều tuyến đƣờng quan trọng, gần nhiều tỉnh, thành phố phát triển kinh tế (Hà Nội, Hải Dƣơng, Quảng Ninh...), do đó cũng rất thuận lợi cho giao lƣu, mở rộng, lƣu thông,vận chuyển buôn bán hàng hóa và hợp tác đầu tƣ. Do vậy, có thể nói, yếu tố này cũng ảnh hƣởng lớn đến sự tồn tại và hoạt động của các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố.

Thứ ba, cơ hội về nguồn nhân lực chất lƣợng cho các khu công nghiệp.

Hệ thống giáo dục - đào tạo của thành phố Hải Phòng hiện đang đƣợc nâng cấp, nhiều trƣờng đại học và các trƣờng cao đẳng, trung cấp, các trƣờng dạy nghề... có chất lƣợng. Do đó, lực lƣợng lao động đƣợc đào tạo có bài bản hơn, chuyên nghiệp hơn với nhiều ngành nghề, cung cấp nguồn lao động có tay nghề cho các khu công nghiệp, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng cho các doanh nghiệp trong thành phố.

4.1.2 Thách thức

4.1.2.1. Thách thức từ quốc gia

Thứ nhất, thách thức từ hiện tượng “phong trào hóa” trong phát triển các khu công nghiệp.

Hiện tƣợng này xuất phát từ thực tế có những quốc gia, địa phƣơng có nhiều thành công trong xây dựng các khu công nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn, khiến cho các địa phƣơng khác “đua nhau” quy hoạch và xây dựng ồ ạt các khu công nghiệp, dẫn đến sức ép cạnh tranh tăng cao trong việc xây dựng, thu hút đầu tƣ vào các khu công nghiệp trong và ngoài nƣớc. Số lƣợng các khu công nghiệp càng nhiều thì sức ép về cạnh tranh, thu hút các nhà đầu tƣ lại càng lớn. Đây là một thách

thức không nhỏ đối với các khu công nghiệp của Hải Phòng nói riêng và các khu công nghiệp khác trên cả nƣớc nói chung. Hiện tại, Hải Phòng có 17 KCN nằm trong quy hoạch đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030 nhƣng thực sự chỉ có 8 KCN đang và sẽ hoạt động trong thời gian sắp tới. Còn lại các KCN vẫn chƣa tiến hành giải phóng mặt bằng, thành phố vẫn còn đủ thời gian để đánh giá hiệu quả kinh tế của các KCN này.

Thứ hai, các chính sách đầu tƣ, phát triển các khu công nghiệp còn nhiều

bất cập.

Mặc dù đã có nhiều sửa đổi, bổ sung theo hƣớng tích cực, nhƣng chính sách đầu tƣ, phát triển các khu công nghiệp vẫn còn nhiều bất cập và hay thay đổi, chƣa có tính chiến lƣợc, lâu dài, chƣa thực sự hoàn thiện. Điều này sẽ gây ra tâm lý e ngại cho các doanh nghiệp khi đầu tƣ vào các khu công nghiệp, lo lắng đến khả năng có sự thay đổi của chính sách sau khi đầu tƣ, do đó gây ảnh hƣởng hạn chế đến sức hấp dẫn của môi trƣờng đầu tƣ ở Việt Nam cũng nhƣ ở Hải Phòng

Thứ ba, tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số khu công nghiệp trong thành phố cũng như trong nước là vấn đề tiềm ẩn.

Đây là thách thức lớn đối với phát triển bền vững các khu công nghiệp. Mặc dù trên địa bàn thành phố mới chỉ phát hiện ra một vài sự vụ liên quan làm ảnh hƣởng tới môi trƣờng. Điều này sẽ gây tâm lý ác cảm của ngƣời dân với các khu công nghiệp. Mặt khác, điều này còn gây ra áp lực đối với các quốc gia và địa phƣơng khác về vấn đề bảo vệ môi trƣờng khi xây dựng và vận hành các khu công nghiệp. Hải Phòng cần phải hết sức tỉnh táo, thận trọng trong việc bảo vệ và giữ vững môi trƣờng sinh thái trong và ngoài các khu công nghiệp, tránh đi vào “vết xe đổ” mà một số quốc gia, địa phƣơng đã vấp phải. Đặc biệt đối với các khu công nghiệp phải có hệ thống xử lý rác thải, nƣớc thải tập trung, đảm bảo tiêu chuẩn, hợp vệ sinh, bảo vệ môi trƣờng cần phải có sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ.

4.1.2.2. Thách thức từ nội tại thành phố

Quan điểm phát triển các khu công nghiệp của Việt Nam cũng như của thành phố Hải Phòng đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 đã thống nhất rằng phải phát triển với tốc độ cao, đồng thời phải bảo đảm bảo vệ tốt môi trƣờng sinh thái, không chỉ đối với riêng địa phƣơng mà còn cho cả khu vực rộng lớn hơn ở xung

quanh; Đặc biệt, phát triển khu công nghiệp phải đi đôi với giữ gìn môi trƣờng và không làm ảnh hƣởng đến phát triển tại các khu du lịch trọng điểm và sinh hoạt của tất cả mọi tầng lớp nhân dân. Đây là yêu cầu đặt ra đối với mọi địa phƣơng, mọi quốc gia muốn đạt đƣợc sự phát triển bền vững trong các khu công nghiệp. Bởi thế, nó cũng là một thách thức, một yêu cầu bắt buộc đối với Hải Phòng trong quá trình xây dựng và phát triển các khu công nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp thành phố hải phòng (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)