5. Kết cấu của luận văn
3.4 Đánh giá chung về tình hình phát triển bền vững khu công nghiệp của thành
phố Hải Phòng
3.4.1 Những thành tựu đạt được
Nhƣ đã phân tích ở trên, từ khi thành lập đến nay, các KCN trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã mang lại những đóng góp tích cực về kinh tế, xã hội và cả môi trƣờng.
Về kinh tế, các KCN góp phần thúc đẩy tăng trƣởng, gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hƣớng công nghiệp, dịch vụ, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Về xã hội, các KCN đã giải quyết đƣợc nhiều vấn đề về lao động - việc làm nhƣ: tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động trong thành phố, thay đổi sâu sắc hệ thống cơ sở hạ tầng nơi có khu công nghiệp; nâng cao đời sống cho lực lƣợng lao động địa phƣơng; tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc và đảm bảo phát triển bền vững, sử dụng quỹ đất một cách hiệu quả.
Về môi trƣờng, khi nhắc đến khu công nghiệp, ngƣời ta thƣờng nghĩ đến tác động xấu của nó với môi trƣờng nhƣ rác thải, nƣớc xả thải không đƣợc xử lý triệt để, gây ô nhiễm không khí, nguồn nƣớc… Tuy nhiên, các khu công nghiệp ra đời đã tập trung các doanh nghiệp,các nhà máy sản xuất kinh doanh vào một khu nhất định, tạo điều kiện để họ thỏa thuận, hợp tác đầu tƣ trong việc xử lý rác thải, nƣớc thải, giải quyết vấn đề môi trƣờng, hạn chế ô nhiễm… Nhƣ vậy, có thể nói các khu công nghiệp cũng đã có đóng góp trong việc giải quyết một số vấn đề môi trƣờng.
3.4.2 Những khó khăn, hạn chế
Quy hoạch chƣa bám sát thực tế, các số liệu thống kế để đánh giá các tiêu chí PTBV của các khu công nghiệp ở Hải Phòng còn chƣa đầy đủ, thậm chí còn chƣa đƣợc thống kê, hoặc nếu có thì cũng chỉ là những số liệu lẻ tẻ của từng doanh nghiệp quản lý chứ không tổng hợp để đánh giá. Chẳng hạn, nhƣ các số liệu phản ánh trình độ khoa học công nghệ của các doanh nghiệp trong KCN (số lƣợng và cơ cấu máy móc thiết bị sử dụng trong KCN; tỷ lệ máy móc thiết bị mới so với tổng số máy móc thiết bị sử dụng; khả năng đảm bảo các yếu tố môi trƣờng; độ tuổi trung bình của công nghệ hoạt động trong doanh nghiệp; tỷ lệ vốn đầu tƣ cho hoạt động nghiên cứu và triển khai trong tổng vốn đầu tƣ của khu công nghiệp; tỷ lệ doanh thu từ hoạt động nghiên cứu và triển khai so với tổng quy mô hoạt động của doanh nghiệp và của toàn khu công nghiệp…) hay chỉ tiêu về hệ số liên kết kinh tế trong KCN cũng nhƣ giữa KCN với bên ngoài; các chỉ tiêu đánh giá tác động môi trƣờng của KCN còn thực hiện sơ sài, chung chung. Bên cạnh đó, công tác quản lý thực hiện quy hoạch cũng chƣa thực sự triệt để. Có những hạng mục đã có trong quy hoạch KCN mà chƣa đƣợc xây dựng trong khi các dự án trong KCN đã bắt đầu đi vào hoạt động.
Thứ hai, hạn chế, khó khăn trong đầu tƣ xây dựng phát triển các KCN:
Việc đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật ở một số khu công nghiệp còn chậm đƣợc triển khai (KCN Nam Đình Vũ 2, KCN MP Đình Vũ). Việc đáp ứng nhu cầu cấp nƣớc, cấp điện, làm đƣờng gom … ở một số khu công nghiệp còn chƣa kịp thời. Một số KCN trên chủ yếu ƣu tiên cho hạng mục hạ tầng để thu hút đầu tƣ, xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, còn hạng mục hạ tầng để bảo vệ môi trƣờng, xã hội đảm bảo phát triển bền vững lại chậm xây dựng. Mặt khác, hạ tầng kỹ thuật bên trong vào ngoài các khu công nghiệp cũng thiếu tính đồng bộ, dẫn đến tính liên kết kinh tế trong và ngoài KCN cũng không cao, ảnh hƣởng không nhỏ tới sự phát triển bền vững.
Thứ ba, công tác vận động, xúc tiến đầu tƣ trong và ngoài nƣớc vào các khu
công nghiệp còn hạn chế. Thành phố chƣa thành lập một doanh nghiệp hoặc tổ chức chuyên trách về công tác vận động, xúc tiến đầu tƣ mà vẫn lồng ghép nhiệm vụ trong ban quản lý.
Thứ tư, công tác giải phóng mặt bằng còn chậm, còn nhiều bất cập nên ảnh
cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và tiến độ triển khai các dự án chậm. Các dự án khi đăng ký đầu tƣ vào các KCN vẫn gặp những rắc rối với các thủ tục hành chính rƣờm rà, hay thay đổi. Dự án đƣợc cấp phép chấp nhận đầu tƣ thì tốc độ triển khai chậm.
Thứ năm, việc xây dựng nhà máy xử lý nƣớc thải, khu xử lý rác thải tập trung một số khu công nghiệp còn chậm nên ảnh hƣởng đến tình hình thu hút và triển khai dự án đầu tƣ. Lĩnh vực công tác nhà nƣớc về môi trƣờng; do chƣa đƣợc ủy quyền đầy đủ nên công tác quản lý môi trƣờng trong khu công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, sự phối kết hợp của một số sở, ngành địa phƣơng trong công tác kiểm tra, quản lý chƣa chặt chẽ nên có việc chồng chéo, không đồng bộ và thiếu thống nhất.
Thứ sáu, việc đầu tƣ xây dựng nhà ở, công trình phúc lợi cho công nhân trong các KCN còn chậm và chƣa đồng bộ tại tất cả các KCN trên địa bàn thành phố nên ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống của lao động và gây khó khăn, bức xúc đối với công tác quản lý xã hội. Đây là vấn đề cần đƣợc thực hiện để đảm bảo an ninh trật tự, văn hóa xã hội vào môi trƣờng làm việc ổn định cho công nhân.
Thứ bảy, một số vƣớng mắc trong quá trình thực hiện cơ chế, chính sách mới
ban hành về KCN.
Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN, Nghị định số 87/2010/NĐ - CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật xuất khẩu: Nghị định không quy định ƣu đãi đối với các dự án đầu tƣ và địa bàn đầu tƣ vào KCN thuộc diện ƣu đãi đầu tƣ, nhƣng theo quy định tại Nghị định 108/2006/NĐ - CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ hƣớng dẫn Luật Đầu tƣ thì đầu tƣ vào KCN thuộc lĩnh vực và địa bàn ƣu đãi đầu tƣ. Đây là một trong những nguyên nhân tác động rất lớn đến công tác xúc tiến và thu hút đầu tƣ vào các KCN hiện nay. Trong thời gian qua, nhiều tập đoàn nhà đầu tƣ lớn đã tìm hiểu và cam kết đầu tƣ với thành phố và thuê đất của nhà đầu tƣ hạ tầng đã xin rút lại dự án và không tiếp tục đăng ký dự án đầu tƣ do dự án không còn đƣợc hƣởng ƣu đãi đầu tƣ nhƣ đã cam kết ban đầu.
Quyết định số 66/2009/QĐ - TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các KCN. Quyết định ban hành đã tạo ra cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các KCN thống nhất trong cả nƣớc, tạo ra chính sách xã hội hoá trong việc đầu tƣ xây dựng nhà ở cho công nhân lao động và thu hút nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia. Tuy vậy, hiện nay do một số ƣu đãi đối với các nhà đầu tƣ xây dựng và kinh doanh nhà ở cho công nhân và ngƣời lao động tại KCN có sự điều chỉnh lớn (ƣu đãi thuế GTGT, TNDN) nên một số nhà đầu tƣ đã đăng ký không còn ý định kinh doanh trong lĩnh vực này. Chính vì vậy, sẽ ảnh hƣởng đến tiến độ, kế hoạch đầu tƣ xây dựng nhà ở cho ngƣời lao động tại các KCN.
3.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại
Thứ nhất, Hải Phòng vẫn thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực hiện
quy hoạch các khu công nghiệp. Mặc dù, các khu công nghiệp đã hình thành từ sớm và đã có các mô hình khu công nghiệp có công tác quy hoạch tốt tuy nhiên thành phố vẫn có một số vẫn còn tồn tại những yếu kém trong công tác quy hoạch. Công tác khảo sát, thu thập các thông tin thực tế, các số liệu chỉ tiêu cụ thể, công tác dự báo…vẫn chƣa đảm bảo chất lƣợng. Điều này gây ra tác động trực tiếp đến việc đánh giá tính bền vững trong quy hoạch các khu công nghiệp, làm giảm đi độ chính xác của quy hoạch.
Thứ hai, trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ của tỉnh nói chung và trong các
khu công nghiệp còn nhiều hạn chế. Trình độ khoa học công nghệ cũng là nguyên nhân khiến cho việc khảo sát, thu thập, thống kê số liệu, dự báo… không chính xác, khiến cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp không đảm bảo đồng bộ, hiện đại, liên kết kinh tế trong và ngoài các khu công nghiệp thấp.
Thứ ba, công tác xúc tiến đầu tƣ vào công nghiệp còn yếu.
Ban quản lý các Khu Kinh tế Hải Phòng còn thiếu đội ngũ chuyên môn cao về xúc tiến đầu tƣ; chƣa có chiến lƣợc xúc tiến đầu tƣ rõ ràng, cụ thể: hệ thống thông tin quảng bá còn chƣa thực sự phong phú, hấp dẫn các nhà đầu tƣ. Các công ty đầu tƣ chƣa có sự thống nhất và hỗ trợ trong công tác thu hút nhà đầu tƣ.
Thứ tư, công tác quản lý Nhà nƣớc và giải quyết các thủ tục hành chính chƣa
với các KCN chƣa đồng bộ. Công tác tƣ vấn, giải đáp các thắc mắc về thủ tục đầu tƣ thiếu tính chuyên nghiệp và khoa học. Chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố chậm thay đổi, ảnh hƣởng đến công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng khó khăn, kéo dài, nên việc xây dựng các cơ sở hạ tầng ở các khu, cụm công nghiệp chƣa đƣợc hoàn chỉnh. Mặt khác, các chủ trƣơng, chính sách và các văn bản pháp luật… từ cấp trên chƣa đƣợc hoàn thiện thống nhất, hay thay đổi. Bởi vậy, mới gây ra tình trạng xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp chậm chạp và không đủ đáp ứng các nhu cầu của các nhà đầu tƣ. Bên cạnh đó, các hội đồng giải phóng mặt bằng tập trung chƣa cao trong việc xử lý tồn tại, kê khai, kiểm đếm, còn sai sót. Tiến độ triển khai một số dự án còn chậm. Công tác triển khai dự án cơ sở hạ tầng phải đều chỉnh lại nhiều lần do giá vật tƣ trong thời gian qua có nhiều biến động dẫn đến việc triển khai các dự án còn chậm.
Thứ năm, tình trạng một bộ phận nhỏ các doanh nghiệp xem nhẹ các vấn đề
bảo vệ môi trƣờng, xã hội. Điều này gây ra các tác động tiêu cực tới xã hội và môi trƣờng, làm mất đi tính bền vững của phát triển các KCN. Vấn đề này không chỉ ở Hải Phòng mà rất nhiều địa phƣơng khác trên cả nƣớc cũng nhƣ các quốc gia trên thế giới đã mắc phải.
Tóm lại, trong quá trình hình thành, xây dựng và phát triển từ năm 1994 đến nay, các KCN của thành phố Hải Phòng đã có những đóng góp tích cực đáng khích lệ, phù hợp với các mục tiêu phát triển công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Tuy nhiên, để đạt tới PTBV thì đó còn là một chặng đƣờng dài với nhiều khó khăn, thách thức, những tồn tại và hạn chế. Điều quan trọng là ban lãnh đạo các cấp, các ngành của thanh phố Hải phòng có những giải pháp cụ thể, những chỉ thị, chính sách hợp lý, kết hợp với các doanh nghiệp cũng nhƣ các tầng lớp nhân dân địa phƣơng, giúp cho khu công nghiệp có những bƣớc đi vững chắc, khắc phục khó khăn, tranh thủ cơ hội, điểm mạnh để có thể tạo ra một môi trƣờng đầu tƣ thân thiện và PTBV trong các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố.
Chƣơng 4
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
4.1 Cơ hội và thách thức đối với KCN Hải Phòng
4.1.1 Cơ hội
4.1.1.1 Cơ hội từ quốc gia
Thứ nhất, cơ hội từ xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới.
Việt Nam trên chặng đƣờng hội nhập và phát triển, trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO, cùng xu thế hợp tác và toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng. Xu thế đó đã có những tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng. Đây là thời cơ tốt để tăng thu vốn đầu tƣ, hợp tác liên kết với nƣớc ngoài. Các sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất ra tại các khu công nghiệp tại các KCN cũng sẽ có cơ hội xuất khẩu với số lƣợng lớn hơn, quảng bá các thƣơng hiệu hàng Việt Nam trên thị trƣờng thế giới...
Thứ hai, Việt Nam có một môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng, trong sạch, công bằng. Môi trƣờng đầu tƣ ở Việt Nam đƣợc thế giới đánh giá cao, các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tƣ đã và đang dần đƣợc hoàn thiện. Sự ra đời của Luật Đầu tƣ chung (thống nhất đầu tƣ cả trong nƣớc và đầu tƣ nƣớc ngoài), Luật Doanh nghiệp, Nghị định số: 108/NĐ-CP hƣớng dẫn thi hành Luật Đầu tƣ... đã tạo sự thông thoáng cho các nhà đầu tƣ và hạn chế tệ nạn quan liêu, sách nhiễu, cửa quyền. Từ đó, tạo ra một môi trƣờng đầu tƣ trong sạch, công bằng, thông thoáng, là cơ hội thu hút nhiều đầu tƣ cả về trong nƣớc lẫn nƣớc ngoài.
4.1.1.2. Cơ hội từ nội tại thành phố
Thứ nhất, các KCN của thành phố Hải Phòng thƣờng xuyên có đƣợc sự quan
tâm của lãnh đạo thành phố, các cấp các ngành và nhân dân.
Các cấp lãnh đạo thành phố Hải Phòng đã sớm nhận thức đƣợc sâu sắc về vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của các khu công nghiệp, nên trong những năm qua đã dành nhiều công sức, trí tuệ, tập trung cho việc lập quy hoạch, đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xúc tiến kêu gọi thu hút đầu tƣ vào các khu công nghiệp.
Nhờ đó, việc hình thành, phát triển các KCN có đƣợc nhiều thuận lợi và nhanh chóng đƣợc triển khai hơn.
Thứ hai, cơ hội từ tiềm năng thu hút đầu tƣ vào các KCN của thành phố Hải Phòng. Hải Phòng là thành phố rất có tiềm năng trong việc thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Thành phố có nhiều lợi thế riêng về điều kiện tự nhiên, xã hội kết hợp với những chiến lƣợc, phƣơng thức vận động xúc tiến đầu tƣ hợp lý, hiệu quả, trên cơ sở đó phát huy ƣu thế tiềm năng này một cách hợp lý, gia tăng lƣợng đầu tƣ nƣớc ngoài FDI trong tƣơng lai, phát triển kinh tế các khu công nghiệp theo hƣớng bền vững.
Thành phố Hải Phòng nằm trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng, là khu vực phát triển kinh tế khá năng động của cả nƣớc, lại có nhiều tuyến đƣờng quan trọng, gần nhiều tỉnh, thành phố phát triển kinh tế (Hà Nội, Hải Dƣơng, Quảng Ninh...), do đó cũng rất thuận lợi cho giao lƣu, mở rộng, lƣu thông,vận chuyển buôn bán hàng hóa và hợp tác đầu tƣ. Do vậy, có thể nói, yếu tố này cũng ảnh hƣởng lớn đến sự tồn tại và hoạt động của các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố.
Thứ ba, cơ hội về nguồn nhân lực chất lƣợng cho các khu công nghiệp.
Hệ thống giáo dục - đào tạo của thành phố Hải Phòng hiện đang đƣợc nâng cấp, nhiều trƣờng đại học và các trƣờng cao đẳng, trung cấp, các trƣờng dạy nghề... có chất lƣợng. Do đó, lực lƣợng lao động đƣợc đào tạo có bài bản hơn, chuyên nghiệp hơn với