Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tại công ty TNHH tin học trí việt (Trang 34 - 41)

1.3.6.1. Các nhân tố khách quan

* Môi trường kinh tế:

Khi xem xét tác động của môi trường kinh tế tới hoạt động quản trị rủi ro của doanh nghiệp ta cần nghiên cứu những biến số quan trọng của nền kinh tế như:

- Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế: Nếu cơ sở hạ tầng phát triển (hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước,.) thì sẽ giảm bớt được nhu cầu vốn đầu tư

của doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm được

chi phí

trong kinh doanh.

- Tình trạng của nền kinh tế: Một nền kinh tế đang trong tình trạng tăng trưởng thì có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư phát triển, từ đó đòi hỏi doanh

nghiệp phải tích cực áp dụng các biện pháp huy động vốn để đáp ứng yêu cầu đầu

tư. Ngược lại, nền kinh tế đang trong tình trạng suy thoái thì doanh nghiệp

khó có

thể tìm được cơ hội tốt để đầu tư.

- Lạm phát: Khi nền kinh tế có lạm phát ở mức độ cao thì việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp gặp khó khăn khiến cho tình trạng tài chính của doanh

nghiệp căng thẳng. Nếu doanh nghiệp không áp dụng các biện pháp tích cực

thì có

thể bị thất thoát vốn kinh doanh. Lạm phát cũng làm cho nhu cầu vốn kinh doanh

tăng lên và tình hình tài chính của doanh nghiệp không ổn định.

- Chính sách kinh tế và tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp: như các chính sách khuyến khích đầu tư; chính sách thuế; chính sách xuất khẩu, nhập

khẩu, chế độ khấu hao tài sản cố định,... đây là yếu tố tác động lớn đến các

vấn đề

tài chính của doanh nghiệp.

- Mức độ cạnh tranh: Nếu doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề, lĩnh vực có mức độ cạnh tranh cao đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều

hơn cho

việc đổi mới thiết bị, công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm, cho quảng cáo,

tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm,.

- Thị trường tài chính và hệ thống các trung gian tài chính: Hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với thị trường tài chính, nơi mà doanh nghiệp có thể huy

động gia tăng vốn, đồng thời có thể đầu tư các khoản tài chính tạm thời nhàn

rỗi để

tăng thêm mức sinh lời của vốn hoặc có thể dễ dàng hơn trong việc thực hiện

đầu tư

dài hạn gián tiếp. Sự phát triển của thị trường làm đa dạng hoá các công cụ và các

hình thức huy động vốn cho doanh nghiệp, chẳng hạn như sự xuất hiện và

phát triển

thì ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gây gián đoạn kinh doanh, sụt giảm lợi nhuận thậm chí có thể gây phá sản doanh nghiệp.

Môi trường chính trị ổn định cũng là tiền đề giúp doanh nghiệp có cơ sở thiết lập và triển khai các hoạt động quản trị rủi ro một cách hiệu quả dựa trên khả năng dự báo tốt hơn những biến động tới hoạt động của doanh nghiệp.

* Môi trường pháp lý:

Môi trường pháp lý cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị rủi ro của các chủ thể kinh tế. Các doanh nghiệp sẽ thực hiện QTRR tốt hơn nếu có các quy định đầy đủ và chặt chẽ về hoạt động này. Hệ thống các văn bản pháp lý của Việt Nam chưa có những quy định hay hướng dẫn cụ thể về quản trị rủi ro doanh nghiệp, trừ lĩnh vực tín dụng và ngân hàng, mới dừng lại ở những yêu cầu quản lý, giám sát một số rủi ro thuộc nhóm rủi ro tài chính (bảo toàn vốn, thanh khoản, đầu tư,...) và nhóm rủi ro tuân thủ.

* Môi trường công nghệ:

Công nghệ thông tin cũng góp phần làm tăng hiệu quả QTRR qua việc tạo ra một liên kết quan trọng giữa QTRR và hiệu suất của công ty. Công nghệ thông tin cung cấp bảo mật dữ liệu theo cấp nhân viên, hạn chế quyền truy cập của người sử dụng theo thời gian, ngành nghề kinh doanh, hoạt động kinh doanh và rủi ro cá nhân. Các công cụ công nghệ thông tin thu thập dữ liệu được sử dụng trong quá khứ để công ty có thể tìm hiểu thông qua kinh nghiệm và tránh lặp lại những sai lầm tương tự. Thông tin QTRR hiệu quả mang lại giá trị cao hơn cho việc ra quyết định của nhà quản trị. Vì vậy, đây là một yếu tố bắt buộc để thực hiện QTRR thành công.

1.3.6.2. Các nhân tố chủ quan

* Cơ cấu tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp:

Cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty là mô hình tổ chức hoạt động bao gồm hệ thống các mối quan hệ, quyền hạn và mạng lưới giao tiếp, trao đổi thông tin nhằm thực hiện việc phân công nhiệm vụ và phân bổ nguồn lực để đạt được mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đây cũng được xem là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến công tác QTRR. Rủi ro có thể xuất phát từ chính cách tổ chức, sắp xếp các bộ phận phòng ban chức năng, hoặc từ việc phân tầng trách nhiệm, quyền hạn không chặt chẽ và hợp lý.

Ngoài ra, doanh nghiệp nói chung và các định chế tài chính nói riêng luôn phải hoạt động trong môi trường biến động mạnh. Do vậy, cấu trúc công ty phải được xem xét đánh giá lại thường xuyên và có những điều chỉnh thích hợp. Nhà quản trị cần có chiến lược QTRR thích hợp nhằm chủ động điều chỉnh cấu trúc công ty trong những trường hợp cần thiết. QTRR chỉ thực sự hiệu quả khi được xây dựng trên một cơ cấu tổ chức rõ ràng, trách nhiệm QTRR và quyền hạn được giao cho nhân viên thích hợp, môi trường thông tin minh bạch và văn hoá doanh nghiệp được thực hiện đầy đủ.

* Quy mô và năng lực tài chính của doanh nghiệp:

Nghiên cứu của Kleffner và các cộng sự (2003) cho rằng các công ty có quy mô lớn hơn thường có xu hướng thực hiện QTRR đầy đủ hơn, do đó giá trị công ty có xu hướng tăng lên. Quy mô thực hiện các nghiệp vụ càng lớn, càng phức tạp, RR càng cao do đó yêu cầu QTRR một cách hệ thống và nhất quán là tất yếu. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng cho rằng công ty có năng lực tài chính cao thường có xu hướng thực hiện QTRR đầy đủ nhằm giảm thiểu nguy cơ RR tài chính, RR vỡ nợ [8].

* Nguồn nhân lực của doanh nghiệp:

Năng lực quản trị của các nhà quản trị cấp cao trong doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ thành công của QTRR. Các nhà quản trị cấp cao là những người chịu trách nhiệm về các kế hoạch kinh doanh bao gồm các quyết định về chiến lược, tổ chức và thực hiện. Đồng thời, họ cũng là người trực tiếp xây dựng mục tiêu, chiến lược quy trình QTRR nhằm đảm bảo kế hoạch kinh doanh thực hiện hiệu quả. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp QTRR còn là công cụ hỗ trợ các nhà quản trị cấp cao dự báo xác suất xảy ra ảnh hưởng tiêu cực, từ đó giúp họ đưa ra quyết định kinh doanh, đầu tư hợp lý.

Bên cạnh đó, sự thành công của QTRR phụ thuộc không nhỏ vào chất lượng nguồn nhân lực thực hiện QTRR, trong đó khâu đào tạo đóng vai trò then chốt. Mục tiêu của đào tạo không những nâng cao kiến thức, kỹ năng và thái độ mà còn nâng cao sự tự tin, động lực và tính tự chủ trong quá trình xử lý rủi ro của nhân viên. Các khoá đào tạo không chỉ cho các cán bộ quản trị mà cả các nhân viên, bao gồm cả những người trực tiếp và gián tiếp thực hiện QTRR.

* Quản lý điều hành trong doanh nghiệp:

Đây được xem là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện QTRR, biểu hiện cụ thể qua một số khía cạnh sau:

- Quản trị doanh nghiệp: Kleffner và các cộng sự (2003) đã nghiên cứu các

yếu tố ảnh hưởng đến công tác QTRR cho thấy quản trị doanh nghiệp đóng

vai trò

thiết yếu. QTRR thường có mối tương quan dương với những công ty thực hiện

quản trị doanh nghiệp và ngược lại. Trên cơ sở đó, nghiên cứu của Beasley (2001)

chứng minh những doanh nghiệp quản trị tốt thường có giá trị tăng theo mức độ

thực hiện QTRR.

- Văn hoá doanh nghiệp nói chung và văn hoá rủi ro nói riêng cũng được

xem là một yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của QTRR. Văn hoá rủi ro

được cấu thành từ những giá trị, chiến lược, mục tiêu, niềm tin, thái độ đối

với rủi

ro, qua đó định hình cho mỗi thành viên doanh nghiệp những quan điểm về

sự đánh

đổi giữa rủi ro và lợi ích. Một công ty xây dựng được văn hoá rủi ro đồng

nghĩa với

việc thiết lập được các tiêu chuẩn về hành vi của các cá nhân và cộng đồng trong

công ty đó. Điều này sẽ quyết định khả năng tổng hợp để phân tích, nhận biết, thảo

luận cởi mở và hành động phản ứng đối với các rủi ro hiện tại và tương lai

của công

ty, tạo nền tảng cơ sở để QTRR thực hiện thành công.

- Môi trường giao tiếp cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác

QTRR. Thông qua giao tiếp trao đổi thông tin các thành viên trong công ty có cơ

hoạt động tạo ra những sự chia sẻ và tin tưởng như vậy, và ngược lại để có được QTRR hiệu quả, sự tin tưởng là yếu tố cần được quan tâm hàng đầu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Sau khi tổng quan về các công trình nghiên cứu đi trước liên quan đến chủ đề QTRR, tác giả đưa ra đánh giá chung, chỉ ra khoảng trống của các công trình trước, từ đó trình bày về đóng góp mới của đề tài. Đồng thời, ở chương 1 này, tác giả khoá luận hệ thống lại cơ sở lý thuyết về QTRR trong đó đưa ra khái niệm về rủi ro, các cách phân loại rủi ro, nguyên nhân gây ra rủi ro, khái niệm QTRR trong DN, nguyên tắc, nội dung, cấu trúc, các nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết của QTRR.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÔNG TY TNHH TIN HỌC TRÍ VIỆT 2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Tin học Trí Việt

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tại công ty TNHH tin học trí việt (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w