4.2.3.1. Nguyên nhân chủ quan
* Nguồn nhân lực:
- Đội ngũ nhân viên còn thiếu kiến thức về QTRR. Vì không có kinh nghiệm cũng như những hiểu biết về QTRR nên nhân viên công ty thường bị động
trước các
RR và công tác QTRR. Họ không nhận biết được hết các RR, không đo lường được
mức độ hậu quả của RR, thiếu những biện pháp phòng ngừa và xử lý RR dẫn đến
nhiều, điều này khiến nhân viên thiếu động lực thực hiện QTRR, không chú trọng đến vấn đề QTRR.
- Công tác đào tạo nghiệp vụ QTRR cho tất cả nhân viên chưa được công ty chú trọng, ngoại trừ việc tập huấn định kỳ về lĩnh vực kế toán thuế cho bộ phận Tài chính - Kế toán, hầu như các chương trình đào tạo cho các phòng ban khác chỉ mang tính thời điểm.
* Năng lực quản lý điều hành:
Đa số nhà trị của Công ty Trí Việt đều có tuổi đời trẻ, năng nổ, sáng tạo tuy nhiên đây cũng là một hạn chế khi họ thiếu những kinh nghiệm về quản trị doanh nghiệp nói chung và QTRR nói riêng dẫn đến việc QTRR còn nhiều chậm trễ. Đây là hạn chế không thể giải quyết trong một khoảng thời gian ngắn mà cần trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng liên tục và lâu dài.
* Quy mô và năng lực tài chính của công ty:
Công ty Trí Việt luôn nỗ lực nâng cao năng lực tài chính, song với quy mô là một công ty TNHH vừa hiện tại Trí Việt vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu hoạt động kinh doanh. Đây là nguyên nhân lý giải cho việc công ty chưa chú trọng đầu tư nền tảng CNKT trong QTRR, đầu tư chi phí để xây dựng hệ thống QTRR toàn diện.
4.2.3.2. Nguyên nhân khách quan * Môi trường pháp lý:
Rõ ràng rằng nếu có các quy định pháp lý cụ thể hướng dẫn công tác QTRR thì doanh nghiệp sẽ thực hiện hoạt động động này tốt hơn. Thế nhưng, hiện nay hệ thống pháp lý của nước ta mới chỉ có những quy định hướng dẫn cụ thể về QTRR trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, tín dụng, ngân hàng do vậy các doanh nghiệp thương mại thường lúng túng trước vấn đề QTRR.
* Hệ thống giáo dục, đạo tạo:
Để quản QTRR hiệu quả, ngoài việc xây dựng một mô hình tổ chức phù hợp, một quy trình quản trị cụ thể, hợp lý thì chất lượng nguồn nhân lực phụ trách QTRR cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Thế nhưng, hệ thống đào tạo của Việt Nam hiện nay chưa nhiều chương trình đào tạo, các định hướng chuyên sâu về lĩnh vực QTRR do số lượng chuyên gia có trình độ chuyên môn, am hiểu về lĩnh vực này
còn ít, dẫn đến nguồn nhân sự đầu ra từ các trường đại học thiếu kiến thức, chưa hiểu hết được tầm quan trọng của QTRR trong doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chương 4 trình bày và phân tích kết quả của mô hình nghiên cứu, cụ thể là: phân tích độ tin cậy của dữ liệu, phân tích nhân tố ảnh hưởng tới công tác QTRR thông qua phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập và biến phụ thuộc, phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan Pearson, phân tích hồi quy đa biến. Dựa vào các kết quả trên, tác giả đánh giá về công tác QTRR của Công ty, tổng hợp các kết quả mà Công ty đã đạt được cũng như những hạn chế tồn tại, nguyên nhân của những hạn chế đó gồm nhóm nguyên nhân chủ quan đến từ nguồn nhân lực, năng lực quản lý điều hành, quy mô và năng lực tài chính và nhóm nguyên nhân khách quan đến từ môi trường pháp lý và hệ thống đào tạo, giáo dục.
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY TNHH TIN HỌC TRÍ VIỆT