Đặc điểm kinh tế kỹ thuật sản xuất cam sành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cam sành trên địa bàn huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 25 - 27)

5. Bố cục của luận văn

1.1.5. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật sản xuất cam sành

Cây ăn quả thường được trồng rải rác trên địa bàn rộng, cây sống lâu năm và có chu kỳ kinh tế dài.

Việc phát triển sản xuất cây ăn quả cần chú ý những đặc điểm kinh tế kỹ thuật sau:

- Cây ăn quả yêu cầu về điều kiện tự nhiên như: đất đai, thời tiết, khí hậu rất khắt khe, vì vậy việc bố trí sản xuất phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, theo phương châm đất nào cây nấy.

- Trong quá trình sản xuất đòi hỏi trình độ thâm canh cao, qui trình kỹ thuật chặt chẽ, sự chăm sóc kỹ lưỡng hàng ngày của người lao động.

- Là loại sản phẩm chứa nhiều nước, dễ hư hỏng, nhưng lại yêu cầu đảm bảo chất lượng, tươi, tiêu dùng ngay và thường xuyên; vì vậy đòi hỏi phải tổ chức tốt khâu thu hái, chế biến và tiêu thụ sản phẩm với trình độ kỹ thuật phải cao.

- Sản xuất cây ăn quả yêu cầu các chính sách kinh tế phải linh hoạt để kích thích người sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm nhất là sản phẩm để xuất khẩu và hạn chế tính thời vụ trong sản xuất.

Sự khác nhau về yếu tố khí hậu giữa các vùng sinh thái tạo nên các kiểu thời tiết đặc trưng và cũng hình thành nên các vùng trồng cây ăn quả đặc trưng rất thích hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển một số giống cây trồng đặc thù đem lại HQKT cao (đầu tư chi phí ít mà năng suất, sản lượng, chất lượng quả thu được cao, bán được giá vì được thị trường ưa thích).

Cây cam Sành là loại cây sinh trưởng trải qua hai thời kỳ: Kiến thiết cơ bản (KTCB) và thời kỳ kinh doanh (TKKD). Thời kỳ kiến thiết cơ bản thường kéo dài từ năm 1 đến năm 3, những năm đầu này cây chỉ có sinh trưởng mà chưa có sự ra hoa kết quả. Vì vậy, cây cam Sành là loại cây trồng đòi hỏi có chi phí đầu tư ban đầu lớn và là cây trồng lâu năm.

Cây cam sau trồng từ 3 - 4 năm mới cho sản phẩm thu hoạch tùy theo điều kiện của từng vùng trồng và phương pháp nhân giống. Giai đoạn đầu chưa có sản phẩm, nếu có trồng xen thì thu hoạch các sản phẩm từ phần này.

Tại Tuyên Quang, trong điều kiện trồng và chăm sóc bình thường thì đến năm thứ 4 cam bắt đầu cho thu hoạch. Năng suất trung bình ở tuổi này là 20 kg/cây. Mức tăng dần lên qua các năm là 5 - 6 kg/cây. Năng suất ổn định cho đến năm 12 tuổi, từ năm thứ 13 trở đi năng suất giảm dần.

Trong những năm đầu khi cây cam còn nhỏ thường được trồng xen cùng các loại cây trồng ngắn ngày khác như: ngô, đỗ, lạc

Phát triển trồng cây cam Sành hiện nay chủ yếu phát triển ở hộ nông dân, quy mô diện tích trồng còn chưa lớn, vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún và không tập trung.

sóc và phòng trừ bệnh hại có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả thu được và nâng cao HQKT trong sản xuất cây cam Sành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cam sành trên địa bàn huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)