5. Bố cục của luận văn
4.2.2. Giải pháp mở rộng diện tích, thâm canh và tăng năng suất
4.2.2.1. Giải pháp quy hoạch vùng cây cam sành Hàm Yên
Để phát huy thế mạnh điều kiện đất đai, khí hậu, tận dụng tiềm năng, cơ hội thị trường; khắc phục những hạn chế trong quá trình phát triển và giữ vững Thương hiệu cam sành Hàm Yên thì việc xây dựng, phát triển vùng sản xuất cam sành tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2014-2020 là vô cùng cần thiết.Vùng sản xuất tập trung chủ yếu ở 15 xã, thị trấn của 2 huyện Hàm Yên và Chiêm Hoá (gồm: Yên Thuận, Bạch Xa, Minh Khương, Minh Dân, Phù Lưu, Tân Thành, Yên Lâm, Yên Phú, thị tấn Tân Yên, Minh Hương, Nhân Mục, Bằng Cốc, Thái Sơn, huyện Hàm Yên; xã Trung Hà, Hà Lang, huyện Chiêm Hóa) với trên 4.000 hộ trồng cam, trong đó có 2.700 ha cho thu hoạch;
tấn, trị giá đạt trên 340 tỷ đồng.
Cụ thể, cần quy hoạch, cải tạo diện tích đất vườn tạp hiện hộ gia đình đang quản lý đồng thời chuyển mục đích sử dụng đất từ một phần đất lâm nghiệp (ven đồi có độ dốc nhỏ hơn 300), từ đất trồng cây chè kém hiệu quả, chuyển từ đất màu cao hạn kém hiệu quả sang trồng cây cam sành. Khuyến khích nông dân dồn đổi, chuyển nhượng để tập trung ruộng đất tạo vùng sản xuất hàng hoá về cây cam sành.
4.2.2.2. Giải pháp về quy mô sản xuất cây cam sành Hàm Yên
Lấy hộ gia đình làm đơn vị canh tác cơ bản, cần tập trung hướng dẫn các hộ cải tạo vườn tạp, mở rộng diện tích trồng cây cam sành kết hợp với một số loại cam khác. Đồng thời khuyến khích các khu dịch vụ cung cấp các yếu tố đầu vào: vật tư, phân bón,… và loại hình hợp tác trong khâu thu hoạch, chế biến, bao bì, đóng gói sản phẩm quả. Mở các chương trình, hội nghị, trình diễn mô hình để các hộ cùng giúp đỡ nhau trong sản xuất, trao đổi kinh nghiệm, vốn sản xuất.
Cần sớm hình thành trên địa bàn một số tổ chức hoạt động dịch vụ sản xuất và tiêu thụ như đại lý dịch vụ vật tư phân bón, thuốc trừ sâu đảm bảo chất lượng, đại lý đảm nhận việc tiêu thụ sản phẩm quả, ngân hàng nông nghiệp cho vay vốn để sản xuất cây ăn quả trên địa bàn thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Bên cạnh đó, đất rừng, đất đồi núi là tiềm năng lớn để các hộ nông dân tiếp tục phát triển trồng các loại cây ăn quả đặc sản, có giá trị kinh tế cao, các loại cây này thích hợp với vùng đất gò đồi núi đỏ vàng, có độ dốc thấp, tầng đất dày. Ngoài ra, các hộ nông dân còn trồng cây cam sành trên các loại đất vùng bằng thoải ở độ cao thiếu nước không thuận lợi cho việc sản xuất canh tác cây lương thực.
4.2.2.3. Giải pháp về chế độ phân bón
Trong kỹ thuật thâm canh cam sành, chăm sóc vườn cây thực hiện quy trình bón phân hợp lý là rất quan trọng và đây là một điểm yếu trong quá trình
hiệu quả.
Nhu cầu về lượng NPK đối với cam sành tương đối lớn. Theo kết quả sử dụng NPK của Đỗ Đình Ca (1995) nói chung mức độ làm tăng sản lượng về cam quýt của 3 yếu tố phân bó NPK trên đất đồi Hàm Yên là N:30%, P2O5: 40%, K: 20% các chất vi lượng khác 10%.
Trong khi chưa có tài liệu phân tích của cơ quan khoa học để biết về vườn cam của mình nên bón bao nhiêu, các hộ sản xuất có thể áp dụng hướng dẫn sau:
Bảng 4.1. Mức phân bón cho cam sành theo tuổi cây
Năm tuổi N (gam/cây) P205 (gam/cây) K20 (gam/cây)
Phân hữu cơ
(kg/cây)
1-3 100 50 60 30
4-6 200 150 100 50
7-9 300 250 150 100
>9 600 350 200 100
Liều lượng bón phân trên là để tham khảo, nếu trồng ở đất đồi dốc, đất pha cát hoặc đất sỏi đá phân bón dễ thất thoát, lượng phân bón cần tăng 30 - 40% nhưng đất thịt, ít dốc, khả năng giữ nước tốt, lượng phân bón có thể giảm 20 - 30%.
Thời gian bón phân của cam sành chủ yếu là sau khi thu hái quả (bón lót) trước khi phát lộc Xuân (phân xuân) thời kỳ quả lớn (phân hè) thời gian bón cần xét tới thời tiết của khu vực và đặc tính của từng giống cam để điều chỉnh. Sự sinh trưởng của cât đều cần đến NPK còn tỷ lệ của 3 yếu tố NPK cần thiết cho từng thời kỳ sinh trưởng phát dục thì có khác nhau. Lượng phân bón cả năm chia các lần bón trong năm như sau:
- Sau thu hoạch: bón 100% phân chuồng + lân và 1/3 đạm. - Khi quả còn nhỏ bón 1/3 đạm còn lại + 1/2 kali.
Sau khâu giống, phân bón và kỹ thuật sử dụng phân bón là rất quan trọng. Người trồng cam sành tuy có nhận thức được nhưng một phần thiếu vồn nên trồng chay, hiệu quả thấp, một phần không nắm vững quy trình nên bón không đúng liều lượng và thời gian cần bón.