Mức bón phân chuồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cam sành trên địa bàn huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 81 - 83)

5. Bố cục của luận văn

3.5.2. Mức bón phân chuồng

Trình độ văn hóa của chủ hộ là một nhân tố có ảnh hưởng tới HQKT của sản xuất cây cam sành, nhưng nhân tố ảnh hưởng lớn tới sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, là cơ sở để cây cho ra quả, quyết định tới năng suất của cây trồng đó là mức bón phân chuồng.

Thông qua việc điều tra và tổng hợp kết quả phân thành 3 mức bón phân chuồng tính trên diện tích là 1ha là 28,09 - 49,41 m3/ha, 49,41 - 70,74 m3/ha, 74 - 92,06 m3/ha với 3 mức bón phân như trên tính toán được HQKT sản xuất cam sành đối với từng mức bón.

Bảng 3.14. Phân tích ảnh hưởng của mức bón phân chuồng đến HQKT sản xuất cam sành STT ĐVT Mức bón (m3/ha) So sánh(%) 28,09 đến 49,41 49,41 đến 70,74 70,74 đến 92,06 (1) / (2) (1) / (3) (2) / (3) (1) (2) (3) Năng suất BQ Tạ/ha 165,69 144,27 144,58 114,85 114,60 99,79 GO 1.000đ/ha 516.032,30 569.793,10 602.068,97 90,56 85,71 94,64 IC 1.000đ/ha 65.986,73 88.181,58 108.424,38 74,83 60,86 81,33 VA 1.000đ/ha 450.045,50 481.611,50 493.644,59 93,45 91,17 97,56 MI 1.000đ/ha 444.868,10 478.704,80 489.713,55 92,93 90,84 97,75 GO/IC Lần 7,82 6,46 5,55 121,05 140,90 116,40 VA/IC Lần 6,82 5,46 4,55 124,91 149,89 120,00 MI/IC Lần 6,74 5,43 4,52 124,13 149,12 120,13 MI/ công lđ 1000 đ 2489,34 2375,68 2362,38 104,78 105,37 100,56

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ phiếu điều tra, 2014)

Với mức bón từ 28,09 - 49,41 m3/ha sẽ mang lại HQKT cao nhất, với năng suất bình quân đạt 165,69 tạ/ha, GO đạt 516.032,3 nghìn đồng/ha,IC là thấp nhất 65.986,73 nghìn đồng/ha. Nếu tính trên một đồng IC thì tỷ số GO/IC, VA/IC, MI/IC lần lượt là 7,82; 6,82; 6,74 lần. Như vậy nếu bỏ ra một đồng IC thì giá trị mang lại là rất lớn, với mức MI/ ngày công lao động đạt 2.489,34 nghìn đồng/ha cao hơn 105,37% so với mức bón từ 70,04 - 92,06 m3/ha và 104,78% so với mức bón từ 49,41 - 79,74 m3/ha

Với mức bón từ 70,74 - 92,06 m3/ha sẽ mang lại HQKT là thấp nhất trong 3 mức bón phân, bởi sẽ làm cho IC cao nhất là 108.424,38 nghìn

hết vì vậy không phải giữa mức bón phân chuồng tăng tỷ lệ thuận với năng suất bình quân của cam sành nên dù đầu tư phân chuồng khá nhiều nhưng không mang HQKT lớn.

Phân chuồng là loại phân có tác dụng tạo mùn rất tốt, cung cấp dinh dưỡng cho cây, giữ ẩm cho đất và khả năng giữ nước, đồng thời việc sử dụng phân chuồng sẽ có tác dụng bảo vệ đất bảo vệ môi trường hơn so với việc sử dụng phân bón hóa học, bên cạnh đó hộ gia đình nào có chăn nuôi trâu, bò thì sẽ tận dụng được nguồn phân bón và giảm được chi phí. Việc bón ở mức quá nhiều không những không làm cho năng suất tăng cao mà chỉ tốn kém thêm IC một cách vô ích.

Vì vậy cần có sự hướng dẫn về kĩ thuật để người dân biết được định mức cho phép bón một lượng phân vừa đủ để tiết kiệm được chi phí mà vẫn đảm bảo cho cây cam sinh trưởng và phát triển tốt, mang lại năng suất cũng như chất lượng cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cam sành trên địa bàn huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)