5. Bố cục của luận văn
3.3.1. Tình hình đầu tư trong sản xuất cam sành
* Thời kỳ kiến thiết cơ bản
Việc đầu tư KTCB nếu giai đoạn trước đầu tư còn thấp thì giai đoạn sau phải đầu tư cao hơn nếu không cây cam Sành phát triển sẽ kém và năng suất thấp.
Nhìn chung tình hình sản xuất cam ở huyện đang có những chuyển biến tốt theo cơ chế thị trường, đặc biệt là chính sách giao đất, giao rừng cho nông dân của Đảng và Nhà nước ta đã tạo ra môi trường thuận lợi cho người nông dân vươn lên chủ động trong sản xuất, sử dụng đất có hiệu quả hơn bằng cách thay thế cây trồng kém hiệu quả bằng các cây trồng có HQKT cao.
Tuy nhiên, với tiềm năng kinh tế của huyện và kinh nghiệm sản xuất của hộ nông dân, thì sự biến đổi trên đứng trước một thực tế là vốn đầu tư cho cây cam Sành chưa thoả đáng, đời sống của người nông dân ở giai đoạn cây cam Sành trong thời kỳ KTCB rất khó khăn, cây cam Sành không phải là đối tượng được quan tâm chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật.
Đa số các hộ còn thiếu lao động, làm nhiều công việc khác vì vậy họ sao nhãng trong việc chăm sóc vườn cam Sành của mình và chỉ làm tranh thủ lúc nhàn rỗi. Không có người theo dõi thường xuyên cam Sành sát sao, đặc biệt cây cam Sành là loại cây tương đối khó tính và dễ bị sâu bệnh phá hoại
Nói chung việc thực hiện chăm sóc cây trồng trên thực tế chưa đúng quy trình kỹ thuật là phổ biến.
Vì vậy để tìm hiểu xem việc đầu tư ở thời kỳ KTCB ảnh hưởng ra sao đối với cây cam Sành ở huyện tôi đã tiến hành phỏng vấn các hộ trồng cam Sành về chi phí sản xuất 1ha cam thời kỳ KTCB và có kết quả như sau:
Bảng 3.8. Chi phí sản xuất 1ha cam Sành thời kì kiến thiết cơ bản
Đơn vị tính: ngàn đồng
Chỉ tiêu Hộ giàu Hộ khá Hộ trung
bình Bình quân 1. Chi phí trung gian (IC)
- Cây giống 4.070,92 4.158,21 4.384,73 4.197,38 - Đào hố 6.234,58 5.292,94 5.130,00 5.441,08 - Phân chuồng 6.362,5 5.725,08 5.395,27 5.770,11 - Lân 1.697,92 1.381,58 1.351,47 1.437,32 - Thuốc trù sâu 2.614,55 1.623,94 1.598,67 1.805,50 - Thuốc diệt cỏ 416,67 380,91 3.26,00 319,33 - Năm 1 21.345,92 18.563,65 18.186,3 18.970,73 - Năm 2 + 3 25.991,67 21.060,61 19.686,67 21.703,33 Tổng KTCB 47.337,59 39.624,26 37.827,97 40.674,06 Trung bình /năm 4.733,76 3.962,43 3.782,79 4.067,4 2. Chí phí lao động - Trồng cây 1.862,5 1.895,45 1.940,0 1.900,00 - Phun thuốc sâu 1.608,33 1.63,94 1.966,67 1.712,00 - Phun thuốc cỏ 906 1.126,06 1.010,67 1.064,00 - Bón phân 1.785 1.749,39 1.710 1.746,67 - Vận chuyển phân 897,83 1.030,00 844,67 967,23 - Tỉa cành 1.43,3 180 156,00 166,67 - Năm 1 7.245,33 7.618,48 7.668,00 7.556,23 - Năm 2 + 3 11.066,67 10.239,39 9.853,33 10.422,45 - Tổng KTCB 18.312 17.957,87 17.521,33 18.043,44 Trung bình/năm 1.831,2 1.795,79 1.752,13 1.804,34 Tổng chi phí 65.649,59 57.582,13 55.349,3 58.717,5
(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ phiếu điều tra,2014)
Tình hình đầu tư ở thời kỳ KTCB của cây cam Sành là tương đối cao, chính vì vậy để sản xuất cam Sành cần phải bỏ ra nguồn vốn ban đầu lớn điều này sẽ là khó khăn đối với những hộ nghèo vì trong thời kì KTCB là 3 năm khi chưa có nguồn thu mà chỉ phải chi ra, do đó mô hình này khó khả thi đối với những hộ nghèo và những hộ thiếu vốn.
Theo số liệu tính toán được, trong chi phí sản xuất cây cam Sành ở thời kỳ KTCB gồm các hạng mục chủ yếu đó là chí phí về giống, chi phí về phân bón và quan trọng hơn cả là chi phí về nhân công trong đó chi phí nhân công chiếm tỷ lệ cao vì giá ngày công lao động hiện tại là rất cao.
Chi phí đầu tư cho 1ha cam Sành đối với hộ giàu là 65.649,59 nghìn đồng, hộ khá là 57.582,13 nghìn đồng, của hộ trung bình là 55.349,3 nghìn đồng. Trong đó chi phí phân chuồng là chi phí lớn nhất.
HQKT cây cam Sành nói chung ở các hộ gia đình cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào khâu đầu tư cả hai thời kỳ là KTCB và TKKD. Khâu đầu tư KTCB được đầu tư đúng mức nhưng ở khâu đầu tư chăm sóc cam kinh doanh kém và ngược lại đều không mang hiệu quả mong muốn.
Xác định mối quan hệ giữa mức đầu tư và kết quả đầu tư là vấn đề khó khăn, chỉ có thể thực hiện được trong nghiên cứu thí nghiệm và thực nghiệm. Khi hạch toán, coi chi phí thời kỳ KTCB là chi phí cố định và được phân bổ ở các năm TKKD (chu kỳ kinh doanh của cây cam Sành là 10 - 15 năm tùy theo chế độ chăm sóc).
* Thời kỳ kinh doanh
Thời kỳ đầu tư KTCB hết sức quan trọng quyết định đến sự phát triển của cây cam Sành của huyện ở các giai đoạn tiếp theo, nếu giai đoạn trước đầu tư còn thấp thì giai đoạn sau phải đầu tư cao hơn nếu không cây cam Sành sẽ phát triển kém, còi cọc. Sau khi cây cho thu hoạch cây rất cần các chất dinh dưỡng để bổ sung phần mất đi do con người thu hoạch sản phẩm. Vì vậy, các
Bảng 3.9. Tình hình đầu tư chi phí hàng năm cho sản xuất 1 ha cam Sành trong các hộ điều tra (cam từ 4 - 10 năm tuổi)
Chỉ tiêu Hộ giàu Hộ khá Hộ trung
bình Bình quân
1. Chi phí trung gian IC (ngàn đồng)
- Phân chuồng 28.163,33 22.915,15 19.438,00 23.073,00 - Phân NPK 5.481,17 4.836,41 3.748,27 4.653,33 - Phân đạm 6.130,67 4.570,94 3.821,00 4.695,44 - Phân kali 4.451,38 3.236,57 3.002,13 3.420,92 - Thuốc trừ sâu 10.233,33 10.126,06 8.229,07 9.673,27 - Thuốc trừ cỏ 583,33 698,79 757,33 690,33 - Vật tư 1.200 956,97 876,67 985,50 - Lãi phải trả 3.740,00 2.613,33 3.816,00 2.946,18 - Vân chuyển 4.362,50 3.518,70 3.619,00 3.712,53 - Phun thuốc trừ sâu 2.363,33 2.371,52 2.056,00 2.291,00 - Thu hoạch thuê 5.770,83 5.527,27 5.113,33 5.472,50
Tổng IC 72.479,88 61.189,89 54.386,80 61.747,11
2. Chi phí lao động (ngày công)
- Bón phân 15 14 12 13,67
- Tỉa cành 7 7 6 6,67
- Phun thuốc cỏ 4 3 3 3,33
- Thu hoạch gia đình 24 21 20 21,67
Tổng ngày công 50 45 41 45,33
2. Chi phí dịch vụ (ngàn đồng)
- Khấu hao TSCĐ 1093 997 955 1015
Qua bảng trên ta thấy sản xuất cam Sành cần đầu tư về vốn lớn ngoài ra còn đầu tư lớn về máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. Ngoài các yếu tố khí hậu, thời tiết, năng suất cây cam Sành còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: phân bón, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh chính là các mức đầu tư thâm canh cho cây trồng. Việc thay đổi mức đầu tư đều ảnh hưởng đến năng suất và HQKT do cây trồng mang lại, vì đầu tư cao quá hay thấp quá cho cây trồng đều có năng suất thấp.
Hơn nữa, cây cam Sành là loại cây lâu năm nên giữa các tuổi cây khác nhau cho năng suất và chất lượng khác nhau. Tiến hành nghiên cứu trên các hộ điều tra được nhận trên cùng một lô đất và tiến hành điều tra trên cây trồng có độ tuổi 6 - 8 tuổi. Chi phí sản xuất của các nhóm hộ có sự chênh lệch nhau rõ rệt. Nhóm hộ giàu đầu tư chi phí trung gian đối với cam Sành là 72.479,88 nghìn đồng/ha, đối với nhóm hộ khá là 61.747,11 nghìn đồng/ha, nhóm hộ trung bình là 61.189,89 nghìn đồng/ha. Nếu đem so sánh với các loại cây trồng ngắn ngày khác như: lúa, ngô, khoai, sắn... thì chi phí sản xuất của cam Sành lớn hơn rất nhiều.
Mặt khác, nếu so sánh về chi phí lao động giữa các nhóm hộ cũng có sự chênh lệch rõ ràng. Để sản xuất 1 ha cam sành đang ở độ tuổi thu hoạch mỗi năm các hộ giàu cần tới 50 công lao động chủ yếu vào những công việc như bón phân, tỉa cành, phun thuốc, thu hoạch. Trong khi đó, ở các hộ khá và trung bình con số này lần lượt là 45 và 41 ngày công. Như vậy, ta có thể nhận thấy rõ một điều tổng chi phí đầu tư của hộ giàu là lớn nhất cả về chi phí trung gian lẫn chi phí lao động.