5. Bố cục của luận văn
2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin
Các số liệu thu thập được mã hóa và xử lý trên máy vi tính bằng phần mềm EXCEL và sử dụng các phương pháp sau để phân tích:
- Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả số liệu thu thập được. Phương pháp này được tôi sử dụng để phân tích các hộ, nhóm hộ sản xuất cây cam sành của huyện. Trên cơ sở số liệu điều tra, tổng hợp phân tích theo từng thời gian và không gian, sau đó tổng hợp khái quát để thấy được xu thế phát triển của hiện tượng, sự vật.
- Phương pháp phân tổ thống kê: Phân tổ các mẫu điều tra, tổng hợp kết quả điều tra nhằm phản ánh các đặc điểm cơ bản về tình hình sản xuất và HQKT sản xuất của các hộ trồng cây cam sành trong huyện. Phân tổ các
nhóm hộ giàu, hộ khá và hộ trung bình theo cơ sở đánh giá mức sống dân cư năm 2014 của địa phương. Từ đó là cơ sở để so sánh kết quả và HQKT sản xuất cây cam sành giữa các nhóm hộ và giữa các loại cây trồng với nhau, đồng thời rút ra những nhận xét và kết luận. Bên cạnh đó còn phân tổ mức độ sử dụng phân chuồng, phân đạm, phân lân, phân kali trên một ha mà các hộ gia đình đã sử dụng, từ đó đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố đó tới HQKT của sản xuất cam sành tại địa phương. Ngoài ra còn phân tổ trình độ học vấn và việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất để đánh giá HQKT của từng nhóm.
- Phương pháp so sánh: Được áp dụng để so sánh kết quả và HQKT sản xuất cam sành giữa các nhóm hộ chuyên sản xuất cam sành và hộ chuyên sản xuất cam chanh, so sánh giữa các nhóm hộ giàu, hộ khá và hộ trung bình trong đầu tư sản xuất.Từ kết quả so sánh chúng tôi rút ra nhận xét, kết luận và làm cơ sở để đưa ra các khuyến cáo cũng như các giải pháp phù hợp.
- Phương pháp chuyên gia: Dựa vào thực tiễn, các chuyên gia như chủ hộ
gia đình, người lao động,cán bộ nông nghiệp, hội làm vườn, chủ mua thu gom… để tính toán các chỉ tiêu về các loại cây trồng thông qua hỏi phỏng vấn.