5. Bố cục của luận văn
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Hàm Yên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Hàm Yên nằm ở phía tây tỉnh Tuyên Quang, cách trung tâm thành phố Tuyên Quang 40 km, phía Bắc giáp huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp huyện Yên Sơn, phía Đông giáp huyện Chiêm Hóa - tỉnh Tuyên Quang, phía Tây giáp huyện Yên Bình và Lục Yên - tỉnh Yên Bái.
Huyện có tổng diện tích tự nhiên 368,94 km2 với 18 đơn vị hành chính, bao gồm thị trấn Tân Yên và 17 xã.
(Nguồn: UBND huyện Hàm Yên-Tuyên Quang, 2014)
Vùng sản xuất tập trung cam sành nằm trên trục đường quốc lộ 2 và đường tỉnh lộ ĐT 189, ĐT 178 rất thuận lợi cho việc lưu thông trao đổi hàng hoá. Huyện có thế mạnh lớn về trồng cây ăn quả, đặc biệt là các cây ăn quả đặc sản như cây cam sành, cam chanh bên cạnh đó việc thông thương đường bộ với các vùng lân cận rất thuận lợi.
3.1.1.2. Địa hình
Địa hình của huyện Hàm Yên gồm những dải đồi thấp, trải dài dạng bát úp, bị chia cắt tương đối phức tạp, phần diện tích đất bằng không nhiều, chủ yếu nằm dưới các thung lũng. Chính vì vậy trồng lúa nước không được coi là thế mạnh của địa phương. Chiếm diện tích chủ yếu là cây chè công nghiệp và cây cam, xen kẽ giữa các đồi núi là khe nước. Hệ thống suối phân nhỏ đều khắp các xã. Do có hệ sinh thái và nguồn nước dồi dào, tạo nên độ ẩm cho các loài cây trồng phát triển, đảm bảo nguồn nước cho cây trồng không lo bị thiếu nước (Vũ Quang Hưng, 2014).
3.1.1.3. Khí hậu thủy văn
Đây là vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa khá hàng năm 1.600-1.800 mm, số ngày mưa khá 150 ngày/năm, trên địa bàn có nhiều suối lớn và sông Lô chảy qua, là nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt.
Ngoài ra vùng này có chế độ mưa và chế độ nhiệt thích hợp cho việc phát triển các loại cây ăn quả, đặc biệt là cây cam sành.
Mùa hanh khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ giảm dần, thường có sương mù và sương muối. Nhiệt độ cao nhất là 390C. Nhiệt độ thấp nhất là 110C. Độ ẩm khá 70%. Lượng mưa khá hàng tháng là 215,56 mm. Tổng lượng mưa năm 2012 là 2.586,7 mm. Hàng năm vào tháng 1- 3 thường mưa nhỏ kéo dài, thời tiết âm u. Lượng bốc hơi khá 600 mm. Hệ thống suối, khe nước nhỏ tự nhiên
tương đối nhiều (Vũ Quang Hưng, 2014).
Bảng 3.1. Nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm không khí năm 2014 của huyện Hàm Yên
Tháng Nhiệt độ (0C) Lượng mưa (mm) Ẩm độ không khí (%)
1 18,5 38,2 87 2 15,26 53,5 88 3 24,97 49 86 4 28,1 165 85 5 31,77 257,5 70 6 32,23 309,5 65 7 32,97 362 60 8 31,65 484 50 9 30,73 385,5 60 10 29,74 316,5 64 11 26,13 140,5 62 12 22,32 25,5 63 TB 27,03 215,56 70
(Nguồn: UBND huyện Hàm Yên,2014) 3.1.1.4. Thổ nhưỡng và các đặc điểm đất đai
Đất Hàm Yên có tầng đất canh tác dày, nhiều chất hữu cơ, thấm nước nhanh, độ dốc từ 200 - 300. Nguồn gốc hình thành chủ yếu là đá trầm tích và biến chất, khả năng phong hóa nhanh. Đất đồi chủ yếu là đất xám ferarit trên nền đá xít và đá biến chất thích hợp cho phát triển các giống cây nhiệt đới như chè, cây cam. Độ ẩm đất tương đối cao, tầng canh tác dày, độ màu mỡ tương đối phong phú. Hàm lượng mùn từ khá đến khá. Nhìn chung thổ nhưỡng của
ngô, khoai, sắn,… Cây công nghiệp như: Chè, cam quýt và các loại cây lâm nghiệp như keo lai, bạch đàn, bồ đề, mỡ,… Chính vì vậy ngay từ rất sớm huyện đã xác định cây mũi nhọn của địa phương để phát triển kinh tế là cây chè công nghiệp, còn cây chủ lực là cây ăn quả tập trung chủ yếu vào cây cam chanh và cam sành (Vũ Quang Hưng, 2014).
Theo kết quả phân hạng đất trồng cam trên đất trồng cây ăn quả của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên thì đất vùng trồng cam tại 9 xã phía bắc của huyện với diện tích 3.467 ha, gồm các loại đất sau: đất rất thích nghi 1.856 ha; đất thích nghi 1.146 ha.
Tuy nhiên qua rà soát thực tế tháng 4 năm 2014 của 2 huyện Hàm Yên và Chiêm Hoá, diện tích đất liền vùng sản xuất cam đã được phân hạng đất của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên người dân đã trồng cam (đất trồng cây lâm nghiệp, đất màu đồi…) và tại một số xã ngoài vùng quy hoạch của huyện Hàm Yên (Minh Hương, Nhân Mục, Bằng Cốc, Thái Sơn) và 02 xã Hà Lang, Trung Hà của huyện Chiêm Hoá giáp với các xã trong vùng quy hoạch cam của huyện Hàm Yên, diện tích đã trồng cam 391,9 ha, đã cho thu hoạch với năng suất, chất lượng tương đương ở các xã trong vùng quy hoạch.
3.1.1.5. Tình hình sử dụng và phân bổ đất đai
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 368,94 km2. Trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 336,73 km2 chiếm 91,27%, chủ yếu là diện tích cây chè và cây cam. Diện tích cây cam được mở rộng thêm nhờ tận dụng các vùng đất đồi, và chuyển đổi diện tích đất trồng chè cằn và hết chu kì kinh doanh sang trồng cam. Đây chính là thế mạnh của huyện từ nguồn lợi phát triển trồng cây ăn quả kết hợp trang trại nhỏ đem lại thu nhập đáng kể cho hộ gia đình, tạo công ăn việc làm, từng bước nâng cao đời sống của người dân. Đây là biện pháp đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sử dụng đất một cách có hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn, đúng mục đích hơn mà quan trọng hơn hết đó là mang lại giá trị
Bảng 3.2. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của huyện Hàm Yên năm 2014
ĐVT: ha TT Xã Tổng diện tích Nông nghiệp Đất SX nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất nuôi trồng thủy sản Tổng diện tích đất SXNN Đất trồng cây hàng năm Đất trồng cây lâu năm Hàm Yên 64.687,2 12.635,1 4.940,2 7.694,8 51.727,2 321,7 1 TT. Tân Yên 2.883,1 623,0 345,2 277,8 2.224,0 33,5 2 Yên Phú 8.723,4 1.360,0 293,2 1.066,9 7.347,9 15,4 3 Yên Lâm 12.585,6 442,3 129,3 313,0 12.135,4 7,9 4 Tân Thành 4.140,8 1.317,2 757,3 559,9 2.795,4 27,7 5 Minh Khương 2.664,1 889,7 337,8 551,9 1.766,3 8,1 6 Minh Dân 2.889,7 1.017,2 376,6 640,6 1.857,5 15,0 7 Phù Lưu 8.196,1 2.148,6 537,9 1.610,7 6.021,8 25,8 8 Yên Thuận 7.022,7 1.218,0 263,9 954,1 5.753,0 51,7 9 Bạch Xa 2.172,6 916,9 504,9 412,0 1.239,8 16,0 10 Nhân Mục 1.243,8 413,9 240,3 173,6 809,0 20,9 11 Bằng Cốc 2.687,2 305,8 170,6 135,2 2.370,2 11,2 12 Thái Sơn 3.460,9 1.240,6 485,2 755,4 2.155,9 64,4 13 Minh Hương 6.017,3 741,8 498,1 243,7 5.251,1 24,3
(Nguồn: UBND huyện Hàm Yên, 2014)
Đất trồng cây lâu năm có diện tích 7.694,8 ha trong đó chủ yếu là cây cam sành, cây cam chanh và các loại chè như: cây chè tuyết san, chè trung du và các giống chè lai đây là cây trồng mũi nhọn của địa phương. Cây ăn quả người dân đã đưa cây ăn quả như cam, chanh, vải thiều, nhãn vào trồng ở khu vực đồi và vườn nhà.
Trong giai đoạn năm 2012-2014 diện tích đất sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm xuống bình quân giảm 3,4%. Diện tích đất giảm xuống do thu hẹp diện tích bãi bồi ven sông, suối do lũ quét phá hoại. Chuyển nhiều diện tích đất trồng chè đã cằn cỗi sang trồng các giống cam mới như cam sành, cam đường, chanh trắng, chanh đào,... Diện tích đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên do mở rộng thêm diện tích các nhà máy chè, các doanh nghiệp và bệnh viện.