Giải pháp về thị trường tiêu thụ cam sành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cam sành trên địa bàn huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 101 - 102)

5. Bố cục của luận văn

4.2.1. Giải pháp về thị trường tiêu thụ cam sành

Trong những năm gần đây sản phẩm cam sành Hàm Yên đã được người tiêu dùng các tỉnh từ phía Bắc Trung bộ trở ra biết đến; năm 2012- 2013 đã mở rộng đến được một số tỉnh miền Trung và miền Nam như Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Đầu vụ (từ tháng 10 đến tháng 12) chủ yếu tiêu thụ ở thị trường miền Trung và miền Nam, sản lượng trên 13 nghìn tấn, chiếm 38%. Giữa vụ từ tháng 12 đến tháng 1 tiêu thụ chủ yếu thị trường miền Bắc và các tỉnh miền Trung, sản lượng tiêu thụ khoảng 17,9 nghìn tấn chiếm 52% (thị trường miền Nam do chưa quen dùng sản phẩm quả chín và còn nghi ngại là cam của Trung Quốc). Cuối vụ từ tháng 2 đến tháng 3 tiêu thụ chủ yếu thị trường miền Bắc sản lượng trên 3,5 nghìn tấn, chiếm 10%.Đến nay, cam sành Hàm Yên đã được đưa vào tiêu thụ tại 8 siêu thị của hệ thống BigC tại các tỉnh khu vực phía Bắc, với mức tiêu thụ khá 25 tấn cam/tuần; đã xây dựng được 3 điểm quảng bá sản phẩm cam sành Hàm Yên tại Hà Nội, 2 điểm tại Tuyên Quang.

Giải pháp:

- Xây dựng kênh bán hàng tại các chợ đầu mối, Trung tâm thương mại, siêu thị các tỉnh, thành phố; tổ chức đưa sản phẩm cam tham gia sàn giao dịch

hoa quả ở một số thành phố lớn; quảng bá thương hiệu gắn với xây dựng kênh bán hàng qua mạng nhằm thu hút khách hàng trong và ngoài nước.

- Vận động nông dân liên kết thành lập các Tổ hợp tác, Hợp tác xã để tăng cường năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh. Trên cơ sở đó sẽ ta ̣o điều kiê ̣n tốt nhất để doanh nghiê ̣p tiêu thụ gắn với vùng sản xuất theo hướng ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.Thị trường tiêu thụ sản phẩm quả tươi của huyện đã hình thành nhưng kiến thức về thị trường của người dân còn hạn chế. Vì vậy, cần phải nghiên cứu thị trường đầy đủ và dự báo chính xác, mở rộng các hình thức thông tin kinh tế thích hợp để tăng khả năng tiếp thị của các hộ sản xuất cây cam. Trên cơ sở hiểu biết thị trường các hộ tự điều chỉnh sản xuất cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng và chính sách khuyến khích quy hoạch vùng dự án của địa phương.

- Tăng cường các hình thức liên doanh, liên kết, mời gọi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư (tốt nhất là danh nghiệp chế biến sản phẩm khô sấy, nước ép đóng chai, bánh kẹo,...) vào phát triển sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cam sành trên địa bàn huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)