5. Kết cấu của luận văn
4.3.2. Kiến nghị với Tập đoàn xăng dầu Việt Nam
- Tập đoàn cần đi sâu tìm hiểu hơn nữa thực trạng những khó khăn, thuận lợi của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu để từ đó có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết, kịp thời khi có các văn bản pháp quy của Nhà nước liên quan đến ngành. Đồng thời phản ánh và đóng góp với Chính phủ những quyết sách nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp.
- Tập đoàn cần phân cấp, phân quyền nhiều hơn nữa cho Công ty xăng dầu Khu vực I để tăng cường sự chủ động trong đầu tư sửa chữa và điều hành sản xuất. Việc phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm quản lý sẽ phát huy được năng lực cơ sở, các quyết định sát với thực tế hơn.
- Tập đoàn cần xây dựng lại đơn giá vận tải đường ống hợp lý, phù hợp thực tiễn hoạt động cho Công ty xăng dầu Khu vực I để lợi nhuận của hoạt động vận tải bằng đường ống thể hiện đúng với hiệu quả của loại hình vận tải này đem lại.
- Đề nghị Tổng công ty quản lý hoạt động của Công ty, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp, sớm phát hiện những khó khăn, vướng mắc để tháo gỡ cho doanh nghiệp. Mặt khác cần nhìn nhận và đổi mới khâu đề bạt cán bộ chủ chốt trong doanh nghiệp, tránh tình trạng lãnh đạo không có đủ trình độ và năng lực để điều hành doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Công nghiệp xăng dầu là ngành công nghiệp luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, coi đây là một mũi nhọn, then chốt tập trung đầu tư phát triển. Những năm qua, lĩnh vực kinh doanh xăng dầu đã và đang góp một phần không nhỏ vào công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, ổn định an sinh xã hội, hỗ trợ cho nhiều ngành công nghiệp khác phát triển. Các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu không những cung cấp một phần lớn nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ đời sống sinh hoạt xã hội, mà quan trọng hơn là cung cấp nguyên - nhiên liệu đầu vào không thể thiếu được cho các ngành công nghiệp khác (như công nghiệp hoá chất, công nghiệp chất dẻo, vận tải và các ngành sản xuất- kinh doanh khác). Vai trò của mặt hàng xăng dầu đã vượt ra ngoài phạm vi của một quốc gia, ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển của các khu vực và toàn thế giới. Sự thăng trầm của ngành sản xuất kinh doanh xăng dầu gắn liền với sự ổn định, sự phát triển nền kinh tế trong nước, kinh tế khu vực và nền kinh tế toàn cầu.
Hơn 50 năm qua, cùng với những kết quả, công tác xuất sắc, Công ty xăng dầu khu vực I đã được Đảng, Nhà nước , các bộ ngành trung ương và tổng công ty xăng dầu Việt Nam trao tặng nhiều phần thưởng cao quý là minh chứng rõ nét cho một giai đoạn kiên cường vượt khó của công ty. Giai đoạn góp phần tích cực vào xây dựng kinh tế xã hội nước nhà.
Tự hào với truyền thống đó Công ty xăng dầu khu vực I nhất định sữ thực hiện thắng lợi công tác trong những năm tới, góp phần xứng đáng hơn vào sự nghiệp dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
thuộc Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, trong đó tập trung xem xét hiệu quả kinh doanh của Công ty trong thời gian từ 2011 đến 2013, đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh thời gian tới. Trên cơ sở các nội dung đã được trình bày có thể nêu lên một số kết luận sau:
- Hiệu quả kinh doanh là một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh là yêu cầu sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nói riêng. Để hiểu rõ hơn nội dung này cần dựa trên các chỉ tiêu, định mức và các đánh giá cụ thể. Ngoài trong thực tế khi đánh giá hiệu quả kinh doanh, người ta còn sử dụng nhiều cách thức vốn không dễ định lượng, nhất là các tác động đến xã hội, con người, văn hóa, môi trường.
- Để có đủ cơ sở và độ tin cậy khi đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty xăng dầu Khu vực I, Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu hiện đại, trong đó kết hợp phân tích định tính và các tính toán dựa trên các định mức, tiêu chí hiệu quả và kết hợp với kết quả điều tra khảo sát của tác giả.
- Luận văn nghiên cứu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xăng dầu Khu vực I trong tổng thể hoạt động chung của ngành xăng dầu, nhất là ở khu vực miền Bắc. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế và cạnh tranh ngày càng quyết liệt, những cố gắng của Công ty xăng dầu Khu vực I đã chứng tỏ vị thế nhất định của mình tại các địa bàn hoạt động. Đồng thời, qua thực trạng hoạt động kinh doanh cũng cho thấy Công ty còn khá nhiều việc phải làm nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới.
Từ các nghiên cứu để rút ra những tồn tại, hạn chế của Công ty xăng dầu Khu vực I, Luận văn mạnh dạn đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Có thể nói hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp đòi hỏi thực hiện đồng bộ các giải pháp: từ phương hướng, đầu tư nguồn lực đến tổ chức mạng lưới, hợp tác và các cách thức công cụ Marketing…Để đáp ứng nhu cầu ngày tăng về các sản phẩm xăng dầu, đồng thời tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh, Công ty xăng dầu Khu vực I, cần phải có một kế hoạch phát triển lâu dài, tổng hợp tính đến cả sức mạnh bên ngoài, kết hợp nội lực bên trong.
Thông qua kết quả nghiên cứu của Luận văn, tác giả mong muốn những đóng góp nhỏ bé của mình vào sự phát triển của Công ty xăng dầu Khu vực I, và có
thể áp dụng với các đơn vị cùng ngành, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong lĩnh vực hết sức đặc thù này.
Mặc dù tác giả của luận văn đã có nhiều cố gắng để đạt kết quả nghiên cứu song cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các nhà quản lý, và bạn đọc quan tâm đến chủ đề này để luận văn được tiếp tục hoàn thiện hơn./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh năm 2011, 2012, 2013 của Công ty xăng dầu Khu vực I.
2. Báo cáo tài chính hợp nhất các năm 2012, 2013 của Công ty xăng dầu Khu vực I. 3. Phạm Văn Đức (2012), "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế - số 9 - Trang 18-23
4. Giáo trình các môn học ngành quản trị doanh nghiệp của Trường Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên.
5. Hội thảo quốc tế, (2013), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
6. Cao Thu Hằng (2013), Một số đề xuất nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
7. Nguyễn Quang Hùng (2011), Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam nhằm mục đích phát triển bền vững, Viện Khoa học xã hội Việt Nam. 8. Vũ Tuấn Huy (2013), Nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở nước ta
hiện nay và một số vấn đề đặt ra, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
9. Đinh Thị Nga (2010), Cạnh tranh trên cơ sở liên tục đổi mới công nghệ - khả năng thích ứng của doanh nghiệp Việt Nam và một số gợi ý chính sách, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.
10. Đinh Thị Nga (2011), "Chính sách tỷ giá và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam",Tạp chí Nghiên cứu kinh tế - Số 11- trang 11-18.
11. Phạm Thành Nghị, Bùi Tuấn Anh (2013), Vai trò của nguồn nhân lực và văn hóa đối với tính sáng tạo trong doanh nghiệp Việt Nam, ViệnKhoa học xã 12. Nguyễn Tuấn Phong (2011), "Văn bản pháp lý đối với doanh nghiệp nhà nước
và công ty mẹ - công ty con của Việt nam", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 10, trang 39 - 46.
13. Nguyễn Đình Tài, Đinh Trọng Thắng, Nguyễn Thị Lâm Hà (2011), Quản trị doanh nghiệp nhà nước phù hợp với cam kết WTO, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 8 - trang 25-37.
14. Nguyễn Hữu Thắng (2009), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
15. Nguyễn Thị Thu Trang (2010), Cẩm nang doanh nghiệp WTO và cam kết WTO của Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Nguyễn Minh Tuấn, (2010), Doanh nghiệp Việt Nam - ổn định và phát triển,
Viện Khoa học Tài chính, Hà Nội.
17. Trang Thị Tuyết, (2006), Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Tổng cục Thống kê, (2012), Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam năm 2010, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
19. Website: + http://moit.gov.vn + http://petrolimex.com.vn + http://Khu vực I.petrolimex.com.vn + http://www.Ha noi.gov.vn + http://www.xangdau.net + http:// www.tapchitaichinh.vn
+ Bách khoa toàn thư mở Vikipedia Tiếng Việt (internet)
+ http://laodong.com.vn/kinh-doanh/doanh-nghiep-xang-dau-loi-an-lo-bo- 196278.bld