Hiệu quả kinh doanh của Công ty xăng dầu khu vự cI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty xăng dầu khu vực i (Trang 70 - 83)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Hiệu quả kinh doanh của Công ty xăng dầu khu vự cI

3.2.4.1. Nhóm chi tiêu phản ánh lợi nhuận

Trong những năm gần đây, Công ty xăng dầu khu vực I đã vận dụng một cách linh hoạt và thực hiện được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, để biết được việc thực hiện các giải pháp đó có đem đến hiệu quả thực hay không, cần đánh giá tổng quan hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp rút ra những ưu điểm và nhược điểm để tìm hướng đi tiếp theo cho Công ty, nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất trong những năm tiếp theo.

Để đánh giá tổng quan về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần nghiên cứu đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp, thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu tổng lợi nhuận, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

Hình 3.2: Lợi nhuận gộp và tổng lợi nhuận sau thuế

Bảng 3.8: Các chỉ tiêu lợi nhuận của Công ty xăng dầu khu vực I giai đoạn 2009-2013 (Đơn vị tính: Tỷ đồng) STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 SS 2010/2009 SS 2011/2010 SS 2012/2011 SS 2013/2012 % % % % 1 LN gộp từ HĐSXKD 44.628 48.621 51.469 58.001 64.760 3.993 8,95 2.848 5,86 6.532 12,69 6.759 11,65 2 LN từ HĐTC -3.202 -2.193 -4.465 -4.530 -1.397 1.009 31,51 -2.272 103,6 -65 1,46 3.133 69,16 3 LN khác 322 2.937 538 734 2.689 2.615 812,11 -2.399 81,68 196 36,43 1.966 266,35 4 Tổng LN trước thuế 6.963 7.637 8.030 8.529 11.228 673 9,68 393 5,15 498 6,20 2.699 31,64 5 Tổng LN sau thuế 5.922 6.204 7.774 7.939 9.706 282 4,76 1.570 25,31 165 2,12 1.767 22,26 (Nguồn BCTC: 2009, 2010, 2011, 2012, 2013) 61

Nhìn một cách tổng quan, hầu hết các chỉ tiêu lợi nhuận của Công ty đều tăng so với trước. Cụ thể:

Năm 2011: Tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty năm 2011 đạt được là: 7.637 tỷ đồng, tăng 673 tỷ đồng so với năm 2010 (tăng tương ứng với 9,68%). Việc tăng tổng lợi nhuận là do tác động của nhân tố: Lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh (năm 2010 lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt 48.621 tỷ đồng, tăng 3.993 tỷ đồng so với năm 2010, tăng tương ứng 8,95%). Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là khoản lợi nhuận chính và chiếm tỷ trọng cao trong tổng lợi nhuận, do đó thường giữ vai trò quan trọng và quyết định đến tổng lợi nhuận của Công ty.

Tuy nhiên bên cạnh việc tăng lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh, so với năm 2010 lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính lại giảm. Năm 2010 doanh thu từ hoạt động tài chính đạt 2.755 tỷ đồng, nhưng chi phí hoạt động tài chính là 4.948 tỷ đồng (trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay 4.832 tỷ đồng) nên Công ty lỗ 2.193 tỷ đồng từ hoạt động tài chính, so với năm 2011 thì đã được cải thiện 1.009 tỷ đồng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty. Tuy nhiên, đây không phải là dấu hiệu xấu mà là kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty xăng dầu khu vực I trong giai đoạn nghiên cứu nhằm tạo đà phát triển mạnh trong tương lai. Lợi nhuận khác trong năm 2012 đạt: 2.937 tỷ đồng tăng 2.615 tỷ đồng so với năm 2010.

Như vậy tổng lợi nhuận của Công ty năm 2011 tăng lên đáng kể là do lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng. Sau khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, tổng lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2011 là: 6.204 tỷ đồng, tăng 282 tỷ đồng so với tổng lợi nhuận sau thuế của công ty đạt được năm 2010 (tương ứng tăng 4,76%).

Năm 2011: Tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty năm 2011 đạt được là: 8.030 tỷ đồng, tăng 393 tỷ đồng so với năm 2011 (tương ứng với 5,15%). Lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012 đạt 51.469 tỷ đồng, tăng 2.848 tỷ đồng (tương ứng với 5.86%), lợi nhuận tăng là do sản lượng xuất khẩu tăng. Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2012 đạt 2.553 tỷ đồng nhưng chi phí hoạt động tài

chính là 7.018 tỷ đồng (trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay: 7.018 tỷ đồng) nên Công ty lỗ 4.465 tỷ đồng từ hoạt động tài chính. Lợi nhuận khác trong năm 2012 đạt 538 tỷ đồng, giảm 2.399 tỷ đồng so với năm 2011. Như vậy so với năm 2011 hoạt động kinh doanh của Công ty chưa được tốt, lợi nhuận chưa cao nguyên nhân là: Chi phí khấu hao tăng do đầu tư mua sắm cho tài sản cố định.

Năm 2012: Tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty năm 2012 đạt được là: 8.529 tỷ đồng, tăng 498 tỷ đồng so với năm 2012 (tăng tương ứng với 6,2%). Việc tăng tổng lợi nhuận là do tác động của nhân tố: Lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh (năm 2013 lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt 58.001 tỷ đồng, tăng 6.532 tỷ đồng so với năm 2012, tăng tương ứng với 12,69%). Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là khoản lợi nhuận chính và chiếm tỷ trọng cao trong tổng lợi nhuận, do đó thường giữ vai trò quan trọng và quyết định đến tổng lợi nhuận của Công ty. Năm 2013, doanh thu từ hoạt động tài chính đạt 3.156 tỷ đồng, nhưng chi phí hoạt động tài chính là: 7.686 tỷ đồng (trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay: 7.686 tỷ đồng) nên Công ty lỗ 4.530 tỷ đồng từ hoạt động tài chính. Các khoản lợi nhuận khác tăng không đáng kể. Như vậy tổng lợi nhuận của Công ty năm 2013 tăng cao là do lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng. Sau khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, tổng lợi nhuận sau thuế của Công ty là: 7.939 tỷ đồng, tăng 165 tỷ đồng so với tổng lợi nhuận sau thuế của công ty đạt được năm 2011 (tăng tương ứng 2,12%). Như vậy năm 2013 Công ty làm ăn đạt hiệu quả cao hơn so với năm 2011 nguyên nhân là: năm 2014 giá các sản phẩm nhập khẩu biến động do tăng giá, Công ty được hưởng lãi từ nguồn chênh lệch lượng sản phẩm tồn kho.

Năm 2013: Lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2013 đạt được 64.760 tỷ đồng, tăng 6.759 tỷ đồng so với năm 2012 (tương ứng với 11,65 %). Năm 2013, doanh thu từ hoạt động tài chính đạt 3.684 tỷ đồng, nhưng chi phí hoạt động tài chính là: 5.081 tỷ đồng (trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay: 5.081 tỷ đồng) nên Công ty lỗ 1.397 tỷ đồng từ hoạt động tài chính. Bên cạnh đó, lợi nhuận khác của Công ty năm 2013 đạt được 2.689 tỷ đồng, tăng 1.966 tỷ đồng so với năm 2013. Khoản lợi nhuận khác tăng do công ty được hưởng nguồn lợi từ

thu nhập nhượng bán thanh lý TSCĐ và các nguồn thu nhập khác. Như vậy, tổng lợi nhuận trước thuế mà Công ty đạt được năm 2013 là 11.228 tỷ đồng, tổng lợi nhuận sau thuế đạt được là 9.706 đồng, tăng 1.767 tỷ đồng (tương ứng tăng 22,26%) so với năm 2013. Tổng lợi nhuận tăng chủ yếu là do lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2013 tăng, đây là khoản lợi nhuận chính và chiếm tỷ trọng cao trong quá trình kinh doanh, và cũng là khoản lợi nhuận tăng cao so với các chỉ tiêu lợi nhuận khác của Công ty .

Qua phân tích các số liệu về các chỉ tiêu lợi nhuận có thể thấy: Tổng lợi nhuận của Công ty những năm sau cổ phần hóa đạt được cao hơn rất nhiều so với những năm trước cổ phần hóa. Sở dĩ có các chỉ tiêu lợi nhuận tăng cao hơn là do Công ty đã đẩy mạnh đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng sản lượng bán và chất lượng sản phẩm bán trong nước và xuất khẩu, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm hơn yếu tố cho phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Bên cạnh đó có sự biến động của thị trường, tăng giá làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhìn chung, Công ty xăng dầu khu vực I tăng giảm lợi nhuận là dựa trên cơ chế của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam.

Xét trên khía cạnh các mặt hàng kinh doanh của Công ty xăng dầu khu vực I, ta thấy:

Năm 2010: Chỉ tiêu Lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt 48.621 tỷ đồng, tăng 3.993 tỷ đồng so với năm 2009, tăng tương ứng 8,95%. Trong đó, tập trung chủ yếu là tăng lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu, tăng 7.861 tỷ đồng, tương ứng với 40,9%, còn lại lợi nhuận gộp từ hoạt động gia công, đặc biệt là mặt hàng xăng và marut giảm 32,3%, tương ứng với 2.692 tỷ đồng, hoạt động sản xuất và kinh doanh trong nước cũng giảm tuy nhiên tốc độ giảm nhẹ hơn là 6,88%, tương ứng với mức giảm 1.176 tỷ đồng.

Năm 2011: Chỉ tiêu Lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt 51.469 tỷ đồng, tăng 2.848 tỷ đồng so với năm 2011, tăng tương ứng 5,86%. Trong đó, tập trung chủ yếu là tăng lợi nhuận gộp từ hoạt động gia công, tăng 4.697 tỷ đồng, tương ứng với 83,55%, lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu giảm 2,35%, tương ứng với 637 tỷ đồng, hoạt động sản xuất và kinh

doanh trong nước cũng giảm khá mạnh là 7,62%, tương ứng với mức giảm 1.212 tỷ đồng.

Năm 2012: Chỉ tiêu Lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt 58.001 tỷ đồng, tăng 6.532 tỷ đồng so với năm 2012, tăng tương ứng 12,69%. Trong đó, lợi nhuận gộp từ hoạt động gia công giảm 498 tỷ đồng, tương ứng với 4,82%, lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu tăng 8,31%, tương ứng với 2.197 tỷ đồng, hoạt động sản xuất và kinh doanh trong nước cũng tăng mạnh là 32,88%, tương ứng với mức tăng 4.833 tỷ đồng.

Năm 2013: Chỉ tiêu Lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt 64.760 tỷ đồng, tăng 6.759 tỷ đồng so với năm 2012, tăng tương ứng 11,65%. Trong đó, lợi nhuận gộp từ hoạt động gia công tăng 3.131 tỷ đồng, tương ứng với 31.85%, lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu tăng 10,44%, tương ứng với 2.990 tỷ đồng, hoạt động kinh doanh xăng và mazut cũng tăng nhẹ là 3,26%, tương ứng với mức tăng 638 tỷ đồng.

Bảng 3.9: Chỉ tiêu lợi nhuận gộp giai đoạn 2009-2013 theo các lĩnh vực (Đơn vị tính: Tr đồng) STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 SS 2010/2019 SS 2010/2011 SS 2011/2012 SS 2013/2012 % % % % 1 LN gộp từ xăng và mazut 19.221 27.082 26.445 28.642 31.632 7.861 40,90 -637 -2,35 2.197 8,31 2.990 10,44 2 LN gộp từ dầu hỏa 8.324 5.632 10.329 9.831 12.962 -2.692 -32,3 4.697 83,55 -498 -4,82 3.131 31,85 3 LN gộp từ diezen 17.083 15.907 14.695 19.528 20.166 -1.176 -6.88 -1.212 -7.62 4.833 32,88 638 3.26 Tổng 44.628 48.621 51.469 58.001 64.760 3.993 8,95 2.848 5,86 6.532 12,69 6.759 11,65 (Nguồn BCTC: 2009, 2010, 2011, 2012, 2013) 66

Sự tăng giảm giữa các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty xăng dầu khu vực I được thể hiện thông qua hình 3.3

Hình 3.3: Lợi nhuận gộp của Công ty xăng dầu khu vực I theo lĩnh vực

(Nguồn BCTC:2009, 2010, 2011, 2012, 2013) 3.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn

Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định

Bảng 3.10: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định giai đoạn 2009-2013

Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011 2012 2013

Doanh thu Tr đồng 387.642 392.801 409.381 457.890 578.776 Vốn cố định Tr đồng 48.664 47.642 52.051 55.452 49.085 Lợi nhuận sau thuế Tr đồng 6.836 7.129 7.203 7.939 9.707 Hiệu suất VCĐ đ/đ 7,97 8,24 7,86 8,26 11,79 Hệ số huy động VCĐ đ/đ 0,13 0,12 0,13 0,12 0,08 Sức sinh lời của VCĐ đ/đ 0,14 0,15 0,14 0,14 0,20

(Nguồn BCTC: 2009, 2010, 2011, 2012, 2013)

Qua tính toán cho thấy:

- Chỉ tiêu hiệu suất Vốn cố định: Một đồng vốn cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tạo ra: 7,97 đồng doanh thu vào năm 2009;

doanh thu vào năm 2013; 11,79 đồng doanh thu vào năm 2013. Như vậy, có thể thấy hiệu suất sử dụng vốn cố định của Công tăng dần qua các năm và tăng cao trong năm 2013. So với số liệu trung bình ngành thì các con số trên thực sự chưa khả quan (chỉ có năm 2010 là cao hơn số liệu trung bình ngành là 8,19).

- Hệ số huy động vốn cố định: Chỉ tiêu này cho biết để có được một đơn vị kết quả sản xuất (sản lượng, doanh thu…) thì cần bao nhiêu đồng vốn cố định. Bảng 3.10 cho thấy để có được 1 đồng doanh thu trong năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013 Công ty cần lần lượt là: 0,13: 0,12, 0,13, 0,12, 0,08 đồng vốn cố định.

- Sức sinh lời của vốn cố định: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua số liệu tính toán trong bảng 3.6 qua 5 năm nghiên cứu ta thấy sức sinh lời vốn cố định của công ty ổn định trong 4 năm đầu và tăng cao vào năm 2014, cụ thể như sau: Năm 2009: Một đồng vốn cố định của Công ty tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra 0,14 đồng lợi nhuận; Năm 2010: Một đồng vốn cố định của Công ty tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra 0,15 đồng lợi nhuận, tăng 0,01 đồng lợi nhuận so với năm 2009, nguyên nhân là do trong năm 2010, lợi nhuận sau thuế tăng trong khi vốn cố định đầu tư cho sản xuất kinh doanh lại có xu hướng giảm; Năm 2011, 2012: Một đồng vốn cố định của Công ty tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra 0,14 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 0,01 đồng lợi nhuận so với năm 2010, nguyên nhân là: do tốc độ tăng của vốn cố định trong năm 2011, 2012 tăng cao hơn tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế. Năm 2013 sức sinh lời của Công ty tăng cao hơn so với các năm trước. Một đồng vốn cố định của công ty năm 2013 tạo ra 0,20 đồng lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân tăng là: do tốc độ tăng lợi nhuận của Công ty lớn, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty xăng dầu khu vực I cao hơn nhiều so với trước, đặc biệt là trong năm 2013. Song Công ty cần có những phương hướng đầu tư hay biện pháp quản lý và sử dụng vốn cố định có hiệu quả hơn nữa nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của đơn vị. Có thể thấy rõ qua hình 3.4.

Hình 3.4: Hiệu suất sử dụng vốn cố định giai đoạn 2009-2013

(Nguồn BCTC:2009, 2010, 2011, 2012, 2013)

Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Bên cạnh việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định cần đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động để thấy được việc sử dụng vốn lưu động đã tốt chưa, vốn có bị tồn đọng ở khâu nào hay không để từ đó doanh nghiệp sớm có biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động thông qua các chỉ tiêu sau: Đánh giá tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, kỳ luân chuyển bình quân, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động và đánh giá sức sinh lời của vốn lưu động.

Bảng 3.11: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động giai đoạn 2009-2013 Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011 2012 2013

Doanh thu Tr đồng 387.642 392.801 409.381 457.890 578.776

Vốn lưu động Tr đồng 65.667 68.432 82.993 71.765 109.553

Lợi nhuận sau thuế Tr đồng 6.836 7.129 7.203 7.939 9.707

Tốc độ luân chuyển VLĐ Vòng/kỳ 5,90 5,74 4,93 6,38 5,28

Kỳ luân chuyển bình quân Ngày/vòng 61,83 63,59 74 57,21 69,09

Hệ số đảm nhiệm VLĐ đ/đ 0,17 0,17 0,20 0,16 0,19

Sức sinh lời của VLĐ đ/đ 0,10 0,10 0,09 0,11 0,09

(Nguồn BCTC: 2009, 2010, 2011, 2012, 2013)

Qua kết quả tính toán trong bảng 3.11 cho thấy:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty xăng dầu khu vực i (Trang 70 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)