5. Kết cấu của luận văn
4.1.3. Định hướng phát triển chung của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam
Theo dự báo của Bộ Công thương năm 2012, đến năm 2016 tổng mức tiêu thụ xăng dầu của cả nước đạt khoảng 21,5 đến 22,8 tỷ tấn(m3) và đến năm 2020 tiêu thụ từ 29 đến 31,2 tỷ tấn.
Dự báo trên có thể cao hơn so với thực tế do cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài làm giảm mức độ tăng trưởng GDP so với dự báo. Song, một điều có thể nhận
thấy là: thị trường xăng dầu Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh, nhu cầu xăng dầu của thị trường không ngừng gia tăng.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới cũng như ở Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn. Chính phủ đã có nhiều giải pháp nhằm khắc phục trì trệ, suy thoái của nền kinh tế. Đồng thời, thực hiện nhiều chính sách nhằm tạo công ăn việc làm cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội nhằm cải thiện và nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Điều đó sẽ gia tăng nhu cầu tiêu dùng gia đình, tiêu dùng cá nhân, sử dụng năng lượng, sử dụng xăng dầu.
Theo thống kê của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, sản lượng bán ra của Tập đoàn được phân bổ phần lớn ở khu vực kinh tế phía Nam và khu vực kinh tế phía Bắc, cụ thể như sau:
Hình 4.2: Sản lượng tiêu thụ các vùng miền của Petrolimex
Để đáp ứng nhu cầu xăng dầu phục vụ phát triển kinh tế và phát triển công tác kinh doanh, đạt được các mục tiêu và những định hướng lớn đến năm 2020 Tập đoàn xăng dầu Việt Nam đã đề ra định hướng phát triển như sau:
Một là, với tinh thần khai thác tối đa nguồn cung từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất, tiếp tục ký các hợp đồng dài hạn, khai thác nguồn nhập khẩu mới, sử dụng có hiệu quả các phương tiện viễn dương được đầu tư tăng cường năm 2013ể cân đối nhập khẩu theo chỉ tiêu Bộ Công thương giao, đảm bảo đủ nguồn cho các nhu cầu trong nước với vai trò của một doanh nghiệp chủ lực trong lĩnh vực xăng dầu của đất nước.
Hai là, chủ động và kiên trì vận hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường bảo đảm đủ nguồn cung, đóng góp cho ngân sách Nhà nước và có tích lũy cho doanh nghiệp, đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước - Doanh nghiệp và Người tiêu dùng theo tinh thần của Nghị định 84/2010/N Đ-CP của Chính phủ.
Ba là, tiếp tục đầu tư mới, mua lại, nâng cấp hệ thống cửa hàng bán lẻ để tăng cường hệ thống phân phối, nâng cao năng lực bán hàng và văn minh thương mại của hệ thống Petrolimex tại tất cả các địa phương trong cả nước; đặc biệt chú trọng địa bàn mà Tập đoàn chiếm thị phần thấp, ở vùng có quá nhiều điểm bán hàng lấy từ nhiều nguồn hoặc thị trường còn bỏ trống mà tại đó dễ xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, nâng giá bán; tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực của Petrolimex trong bình ổn thị trường tại các địa bàn quan trọng theo yêu cầu của Nhà nước.
Bốn là, sử dụng có điều kiện đối với hệ thống phân phối trung gian trên cơ sở rà soát kỹ để lựa chọn các đối tượng đủ điều kiện và uy tín trong kinh doanh để sử dụng làm Tổng đại lý/Đại lý mang biển hiệu của Petrolimex; các đại lý ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa mà mạng lưới trực tiếp của Petrolimex chưa phủ tới, tập đoàn sẽ có chính sách phù hợp để cùng phát triển, thực sự trở thành những điểm phân phối hàng đầu của Petrolimex tại các địa phương này.
Năm là, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình dự án đầu tư trọng điểm để sớm đưa vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả đồng vốn và tăng khả năng dự trữ hàng hóa theo quy định mới (30 ngày), góp phần bình ổn thị trường xăng dầu trong mọi tình huống.
Sáu là, triển khai đồng bộ chương trình Thẻ xăng dầu Flexicard trên hệ thống cửa hàng trực thuộc và đại lý có uy tín để gia tăng sản lượng bán lẻ cao hơn mức tăng trưởng tự nhiên, tích cực hưởng ứng chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ; mặt khác, hình thành thói quen mới theo hướng văn minh, mang lại nhiều tiện ích cho người tiêu dùng khi mua hàng hoá, dịch vụ tại hệ thống của Petrolimex.
Bảy là, xúc tiến đầu tư dự án “Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong”. Dự án có diện tích hơn 300 ha tại Khu kinh tế Vân Phong, thuộc thôn Mỹ Giang, xã Ninh Phước, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Tổ hợp lọc dầu có công suất chế biến 10
tỷ tấn nguyên liệu/năm với các sản phẩm chính xăng, dầu diezen, nhiên liệu phản lực Jet A1/dầu hỏa, LPG và một số sản phẩm hóa dầu khác. Đây dự kiến sẽ trở thành một dự án có quy mô công nghệ, vốn và đầu tư lớn nhất của Petrolimex và nằm trong chiến lược mở rộng phạm vi kinh doanh dần về trung nguồn (lọc và chế biến các sản phẩm dầu) và thượng nguồn (khai thác dầu).
Các chủ trương, chính sách Đảng và Nhà nước ta đã tạo ra nhiều cơ hội mới để công nghiệp xăng dầu phát triển và khẳng định hơn nữa vị trí, vai trò của ngành đối với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Những năm qua ngành xăng dầu Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế - xã hội. Ngành công nghiệp này đóng góp vào ngân sách Nhà nước hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội GDP.