Giải pháp đối với các tổ chức tín dụng cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ưu đãi cho các hộ nông dân nghèo trên địa bàn xã tân long, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 64 - 66)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

5.3. Giải pháp đối với các tổ chức tín dụng cho vay

Trong các chương trình cho vay tín dụng hộ nghèo, hộ cận nghèo nâng thời hạn cho vay ít nhất 4 năm để các hộ đầu tư dài hạn, các hộ có thể tranh thủ thời gian vay vốn dài để lấy vốn đầu tư cả trang thiết bị cho sản xuất, tăng cơ hội sử dụng vốn. Mặt khác giảm chi phí giao dịch và người dân cũng có khả năng đầu tư liên mạch, không bị đứt quãng tăng hiệu quả sử dụng vốn vay. Chương trình tín dụng cho học sinh, sinh viên nâng mức cho vay hàng tháng lên 1,5 triệu để các gia đình có vốn chi trả cho chi phí học tập. Với mức vay của các trường đại học, cao đẳng trung cấp tăng theo kỳ thì việc tăng mức cho vay có ý nghĩa rất lớn đối với việc chi trả, khả năng có điều kiện học tập tốt hơn cho các học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó không nên áp dụng thời hạn trả nợ cứng nhắc như hiện tại mà nên xem xét hoàn cảnh của các hộ. Có rất nhiều em sinh viên ra trường xin được việc làm tốt có khả năng trả nợ sớm nhưng không muốn trả mà dùng vốn để đầu tư mục đích khác, và cũng không ít sinh viên ra trường không xin được việc gia đình khó khăn dẫn đến gánh nặng trả nợ. Vì vậy hạn trả nợ cần phải xem xét tới hoàn cảnh của học sinh, sinh viên.

- Cần tuyên truyền và hướng dẫn cụ thể về nghiệp vụ, thủ tục lập hồ sơ vay vốn, cũng như cách quản lý và phương pháp theo dõi trên sổ sách cho các tổ trưởng tổ TK&VV. Tùy từng tình hình thực tế của các xã mà các tổ trưởng

tổ TK&VV thực hiện củng cố, sáp nhập, thành lập tổ mới… Khi hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiến hành bình xét phải tuyên truyền nâng cao nhận thức của người vay trong trách nhiệm sử dụng vốn đúng mục đích và hoàn trả vốn.

- Ban quản lý tổ cũng cần tăng cường theo dõi, quản lý chặt địa bàn để biết rõ hoàn cảnh của từng hộ vay; tổ chức sinh hoạt tổ thường xuyên như đã qui định trong quy ước của tổ. Thông qua các buổi sinh hoạt tổ giúp thành viên chia sẻ kinh nghiệm để sử dụng vốn tốt hơn, đồng thời giúp cho Ban quản lý tổ thu lãi dễ dàng hơn, tăng cường sự gắn bó giữa các tổ viên với tổ viên, với Ban quản lý tổ TK&VV.

- Nâng cao chất lượng của việc bình xét cho vay: Bình xét chính xác hộ vay vừa đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, đồng thời bảo toàn được nguồn vốn, tránh được hiện tượng sử dụng vốn sai mục đích. Vì vậy nâng cao chất lượng bình xét cho vay là vấn đề mà Ban quản lý tổ TK&VV và các Hội đoàn thể nhận ủy thác cần hết sức chú trọng.

- Phối hợp tốt và chịu sự quản lý của Trưởng thôn: Trưởng thôn là người đại diện chính quyền tại địa bàn thôn và đã được NHCSXH ủy thác việc tuyên truyền phổ biến các chính sách tín dụng ưu đãi, giám sát việc bình xét cho vay và sử dụng vốn vay, xử lý nợ bị rủi ro trên địa bàn thôn... Vì vậy Ban quản lý tổ TK&VV cần phải phối hợp tốt với Trưởng thôn và phải chịu sự quản lý của Trưởng thôn trong quá trình thực hiện các hoạt động ủy nhiệm của tổ mình quản lý. Sinh hoạt tổ TK&VV: Phải có Biên bản họp tổ, điểm danh khi sinh hoạt tổ để tạo nề nếp, thói quen, có thể kết hợp sinh hoạt tổ với sinh hoạt thôn và có nghị quyết về biện pháp đối với tổ viên không sinh hoạt đều.

- Tăng cường công tác kiểm tra của Ban đại diện HĐQT và công tác tự kiểm tra của NHCSXH, các tổ chức Hội nhận uỷ thác để kịp thời ngăn ngừa những tồn tại tiêu cực phát sinh, đảm bảo vốn ưu đãi đến đúng địa chỉ người thụ hưởng và phát huy được hiệu quả của đồng vốn. Tiếp nhận và phối hợp thực hiện các cuộc kiểm tra của ngân hàng cấp trên và các ngành chức năng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ưu đãi cho các hộ nông dân nghèo trên địa bàn xã tân long, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)