Hiện trạng lao động của Tân Long năm 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ưu đãi cho các hộ nông dân nghèo trên địa bàn xã tân long, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 36)

TT Hạng mục Hiện trạng

2017

I Dân số trong tuổi LĐ (1000 người) 4.423

- Tỷ lệ % so dân số 73,2

II Tổng LĐ làm việc trong các ngành kinh tế (1000 người)

- Tỷ lệ % so LĐ trong độ tuổi 100

Phân theo nghành:

2.1 LĐ nông nghiệp, thủy sản (1000 người) 4201

- Tỷ lệ % so LĐ làm việc 95

2.2 LĐ CN, TTCN, XĐ (1000 người) 156

- Tỷ lệ % so LĐ làm việc 3,5

2.3 LĐ dịch vụ, thương mại, HCSN (1000 người) 66

- Tỷ lệ % so LĐ làm việc 1,5

(Nguồn: UBND xã Tân Long, năm 2018) 4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

* Giao thông:

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, tập huấn đã từng bước nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của chương trình xây dựng nông thôn mới, từ đó bằng nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước kết hợp với đóng góp của người dân và doanh nghiệp, từ năm 2011- 2015 xã Tân Long đã xây dựng được 10km đường trục xóm và ngõ xóm ở các xóm Đồng mây, Đồng luông, Làng Mới, Ba Đình, Đồng Mẫu, Làng Giếng với tổng số tiền trên 1 tỷ đồng.

Đường bê tông xóm Xóm Mỏ Ba, Lân quan được nhà nước đầu tư 4.7 tỷ đồng với 7,5km.

Tu sửa đường liên xóm với tổng chiều dài 1.500m bằng nguồn vốn của nhà nước: 400 triệu đồng.

Xây dựng trường mầm non xã Tân Long là 2,7 tỷ đồng, 2 phòng học và bếp ăn của trường tiểu học Sa Lung bằng nguồn vốn 135 năm 2017,1 tỷ đồng, 1 đập dâng tại xóm Hồng Phong kinh phí 1,9 tỷ đồng bằng nguồn vốn thủy lợi của huyện Đồng Hỷ.

Xây mới 1 nhà văn hóa xóm Lân Quan với tổng số vốn 650 triệu đồng và tu sửa 3 nhà văn hóa xóm với nguồn vốn hỗ trợ NTM và ngân sách xã là 182 triệu đồng, còn lại nhân dân đóng góp.

Với tinh thần hăng hái xây dựng nông thôn mới đã có nhiều hộ gia đình tham gia hiến đất xây dựng đường giao thông nông thôn với tổng số 03ha.

* Công trình thủy lợi:

Tổng diện tích tưới tiêu của hệ thống thủy lợi đạt 229/350ha đạt 65% tổng diện tích đất sản xuất lúa cả xã. Nhìn chung hệ thống các công trình thủy lợi trên địa bàn chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất, nhiều diện tích chưa có nguồn nước tưới chủ động mà phụ thuộc vào nước trời ảnh hưởng tới việc phát triển sản xuất.

Toàn xã hiện có 18 tuyến kênh mương với tổng chiều dài là 18,24km đã được cứng hóa = 100%; Các tuyến kênh được quản lý, duy tu bảo dưỡng thường xuyên và phát huy hiệu quả.

Về cơ bản xã đã đáp ứng được yêu cầu nước cho người dân sinh hoạt nhưng bên cạnh đó hệ thống thủy lợi mới chỉ đáp ứng được khu vực hệ thống kênh mương hồ đập cung cấp. Còn lại các diện tích đất sản xuất vị trí cao do địa hình phức tạp người dân phải tự chủ động bơm giếng và phụ thuộc vào thời tiết. Nông nghiệp hiện nay đang là ngành sản xuất kinh tế chủ yếu của nhân dân trong xã, xã cũng có tổ chức quản lý khai thác và bảo vệ công trình,

đảm bảo kênh mương được vận hành có hiệu quả bền vững, phục vụ cho sản xuất, dân sinh. Xã có tổ chức bộ máy thực hiện công tác phòng, chống thiên tai được thành lập và kiện toàn theo quy định của pháp luật, nhưng vẫn chưa hoạt động được hiệu quả, nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu trong công tác phòng, chống thiên tai vẫn còn ít, cơ sở hạ tầng thiết yếu đáp ứng nhu yêu cầu phòng, chống thiên tai vẫn chưa được đầu tư nhiều.

* Hệ thống điện:

Hệ thống điện lưới được trải khắp địa bàn, nên tỷ lệ sử dụng điện lưới quốc gia đạt 100%.

* Trường học

Hệ thống cơ sở giáo dục - đào tạo của toàn xã nói chung không ngừng được đầu tư cải tạo để nâng cao chất lượng dạy và học, tỷ lệ số phòng học bán kiên cố, hiện nay trên địa bàn xã không còn phòng học tranh tre nứa lá; các điểm trường từ mầm non đến trường tiểu học, bán trú, được đặt tại các điểm có vị trí thuận lợi mang tính chất trung tâm theo địa bàn xã; vì vậy chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng cao ở các cấp.

Cơ sở vật chất trường học được đầu tư đáng kể nhưng nhìn chung được đồng bộ và đáp ứng tốt yêu cầu của sự phát triển.

Xã hiện có 4 trường học: Mầm non, tiểu học Sa lung, Tiểu học Tân Long, trường Dân Tộc bán trú THCS Tân Long, đến tháng 9/2017 đã có 3 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 đó là: Trường mầm non, trường tiểu học Tân Long và trường tiểu học Sa lung. Còn lại trường: Trường trường Dân Tộc bán trú THCS Tân Long dự kiến đón chuẩn đến năm 2020, các trường này cần sự đầu tư về phòng học và trang thiết bị cho công tác dạy và học cụ thể như sau:

- Trường mầm non: Đã đạt chuẩn.

- Trường tiểu học Tân Long: Đã đạt chuẩn năm 2011. - Trường tiểu học Sa lung: Đã đạt chuẩn năm 2012.

- Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Tân Long: Chưa đạt chuẩn

* Trạm y tế

Trạm y tế xã nằm ở trung tâm xã thuộc xóm Làng Mới, có diện tích đất 1.000m2, gồm có 2 nhà cấp 4 có đầy đủ công trình phụ. Cơ sở vật chất, thiết bị, tủ thuốc được trang bị đầy đủ đáp ứng công tác chăm sóc sức khỏe của người dân. Các chương trình y tế dự phòng được quan tâm triển khai để phục vụ nhân dân, hoạt động của mạng lưới y tế thôn bản ngày càng hiệu quả, xã đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế.

4.1.2.4. Văn hóa xã hội * Giáo dục:

Đã phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, đã có 02 trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ 1.

* Y tế:

Xã đạt chuẩn quốc gia về y tế

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế: 100%.

* Văn hóa:

Đảng ủy xã đã triển khai tới toàn thể các cơ quan, các xóm đăng ký thực hiện phấn đấu đạt danh hiệu cơ quan văn hóa và làng bản văn hóa.

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các hội thi thường xuyên được tổ chức để nhân dân được tham gia giao lưu giữa các xóm với nhau.

Triển khai đầy đủ các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, thường xuyên quan tâm tới các gia đình chính sách, người nghèo, người có công.

Nhà văn hóa và khu thể thao: Xã đã có nhà văn hóa trung tâm với diện tích sử dụng 150m2, xã có 01 hội trường đa năng và sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã với diện tích 350m2.

Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người lao động theo quy định với diện tích 4000m2.

* Môi trường:

Trên địa bàn không có điểm nóng về môi trường, xã chưa có khu tập kết rác thải tập trung, chủ yếu hộ gia đình tự thu gom.

* Quốc phòng và an ninh:

Hàng năm Đảng ủy xã có Nghị quyết về công tác an ninh, trật tự xã hội; UBND xã có kế hoạch về công tác đảm bảo an ninh trật tự. Tình hình an ninh trật tự xã hội cơ bản ổn định, các sự việc xẩy ra trên địa bàn được giải quyết kịp thời. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh quốc phòng hoạt động tốt, phát huy hiệu quả; đội ngũ công an viên tại các xóm hoạt động có hiệu quả.

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn luôn được đảm bảo. Hệ thống an ninh luôn được giữ vững và ngày càng được củng cố vững chắc về số lượng và chất lượng.

An ninh chính trị của xã luôn được giữ vững, không để điểm nóng xảy ra. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, đẩy mạnh phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”. Củng cố và nâng cao nghiệp vụ cho lực lượng công an cơ sở, các tổ hòa giải, giải quyết kịp các mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ nhân dân.

4.1.3. Đánh giá chung về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

* Thuận lợi:

- Tân Long có vị trí tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế. Xã có quỹ đất lớn, địa hình và khí hậu thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, đặc biệt là kinh tế đồi rừng.

- Nguồn lao động dồi dào, người dân cần cù sáng tạo.

- Kết cấu hạ tầng nông thôn: Hệ thống trường học được quan tâm đầu tư xây dựng.

- Hệ thống chính trị từng bước được kiện toàn đảm bảo về số lượng cũng như về trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo chuẩn qui định nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

- Chất lượng giáo dục và đào tạo tiếp tục được nâng cao rõ rệt, cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư theo hướng chuẩn. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân tiếp tục được nâng lên, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ nhân viên Trạm y tế đều đạt chuẩn, xã tiếp tục giữ vững chuẩn quốc gia về y tế. Tình hình an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được giữ vững, công tác dân tộc và tôn giáo trên địa bàn được ổn định.

* Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi thì xã Tân Long còn nhiều khó khăn:

- Hệ thuống thủy lợi chưa đáp ứng được toàn bộ diện tích tưới tiêu cho đất lúa.

- Xã chưa có chợ buôn bán tập trung.

- Xã chưa có đài truyền thanh đặt ở trung tâm để phát đến từng xóm. - Vẫn còn nhà ở dột nát chưa được nâng cấp sửa chữa.

- Thu nhập bình quân của người dân còn thấp chưa theo kịp mục tiêu của tiêu chí đề ra.

- Tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao.

- Hệ thống tổ chức sản xuất mới hình thành và chưa hoạt động hiệu quả. - Môi trường sống và sản xuất chưa đảm bảo về môi trường.

4.2. Thực trạng nghèo đói trên địa bàn xã Tân Long

4.2.1. Kết quả rà soát hộ nghèo trên địa bàn xã Tân Long

Nghèo đói là một vấn đề nan giải không chỉ xã Tân Long mà cả nước ta đang phải đối mặt. Đó là một chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Đối với huyện nhà, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp thì càng khó khăn hơn trong công tác xóa đói giảm nghèo. Được sự quan tâm của các cấp Đảng ủy và ban ngành các hộ nghèo đã được hưởng nhiều sự ưu đãi như giảm thuế nhà ở, giảm tiền điện, miễn giảm học phí, được vay vốn ưu đãi giúp phát triển sản xuất.

Trong đó giải pháp về vốn tín dụng mà cụ thể là sự ra đời của NHCSXH huyện là một kết quả đáng ghi nhận, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về công tác XĐGN. Có nhiều nguyên nhân gây ra nghèo đói như điều kiện tự nhiên không thuận lợi, trình độ dân trí thấp, gia đình neo đơn, đông con, thiếu vốn sản xuất… Thông thường các nguyên nhân này có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Nếu hộ nghèo không tìm ra được phương kế để thay đổi thì vòng luẩn quẩn của nghèo đói sẽ bám lấy các hộ và họ không thể thoát ra được. Bên cạnh những hộ nằm dưới ngưỡng nghèo còn có một bộ phận lớn các hộ cận nghèo, nếu không tìm ra được phương thức làm ăn phù hợp thì rất dễ dẫn đến tình trạng tái nghèo.

Trên địa bàn xã có 9 xóm bản tổng số hộ và các hộ nghèo, cận nghèo của các thôn là khác nhau. Qua 2 năm số hộ nghèo trong các thôn hàng năm tăng giảm không đồng đều.

Bảng 4.4: Kết quả rà hộ nghèo xã Tân Long giai đoạn 2016 - 2017

STT Thôn Năm 2016 Năm 2017 Tổng số hộ Số hộ nghèo Số hộ cận nghèo Tổng số hộ Số hộ nghèo Số hộ cận nghèo 1 Ba Đình 203 103 89 202 91 100 2 Làng Mới 246 63 120 254 55 116 3 Đồng Mẫu 120 56 53 120 49 60 4 Mỏ Ba 135 105 20 142 95 42 5 Đồng Luông 148 58 71 147 51 76 6 Đồng Mây 230 119 90 228 105 105 7 Làng Giếng 174 80 66 179 70 76 8 Hồng Phong 68 47 19 70 42 22 9 Lân Quan 95 87 6 95 77 16 Tổng 1.419 718 534 1.437 635 613

Bảng 4.5: Kết quả giảm nghèo tại xã Tân Long STT Thôn STT Thôn Năm 2016 Năm 2017 Tỷ lệ hộ nghèo (%) Tỷ lệ hộ cận nghèo (%) Tỷ lệ hộ nghèo (%) Tỷ lệ hộ cận nghèo (%) 1 Ba Đình 50,74 43,84 45,05 49,50 2 Làng Mới 25,61 48,78 21,65 45,67 3 Đồng Mẫu 46,67 44,17 40,83 50,00 4 Mỏ Ba 77,78 14,81 66,90 29,58 5 Đồng Luông 39,19 47,97 34,69 51,70 6 Đồng Mây 51,74 39,13 46,05 46,05 7 Làng Giếng 45,98 37,93 39,11 42,46 8 Hồng Phong 69,12 27,94 60,00 31,43 9 Lân Quan 5,85 6,32 81,05 16,84 Tổng 50,59 37,63 44,19 42,66

(Nguồn: UBND Xã Tân Long, năm 2018)

Từ bảng số liệu 4.5 ta thấy công tác XĐGN (xóa đói giảm nghèo) trên địa bàn xã những năm qua đã đạt được những kết quả quan trong. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo qua 2 năm có sự tăng giảm không điều. Năm 2016 số hộ nghèo toàn xã là 718 hộ chiếm 50,59% trong tổng số hộ của xã. Nhưng năm 2017 số hộ nghèo giảm xuống 635 hộ chiếm 44,19% tổng số hộ của xã tức giảm 6,4% so với 2016. Số hộ cận nghèo năm 2016 là 534 chiếm 37,63% trong tổng số hộ của xã, năm 2017 số hộ cận nghèo là 613 hộ chiếm 42,66% tức tăng 5,03% so với 2016.

4.2.2. Cơ cấu phân bố nguồn vốn cho các tổ chức chính trị - xã hội

Ngân hàng cho vay bằng cách kết hợp, thông qua bốn tổ chức đoàn thể: Hội Phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, Hội Nông dân và Đoàn Thanh niên. Mỗi

hội tại các thôn sẽ cử ra một người tổ trưởng tổ vay vốn để thực hiện cho vay vốn và thu lãi suất hằng tháng.

Nguyên tắc và thủ tục vay khá dễ dàng nhưng chỉ được vay khi có thông báo phân bổ ngân sách cho vay từ trung ương. Khi có nguồn vốn cho vay phân bổ xuống, người dân có nhu cầu vay sẽ đăng ký với tổ trưởng tổ vay vốn, người tổ trưởng đó sẽ làm đơn xin vay, xin xác nhận của UBND xã về hộ khẩu thường trú và nộp cho cán bộ ngân hàng. Tổ trưởng tổ vay vốn cũng là người xác nhận và cam đoan hộ dân sẽ trả vốn và lãi suất. Sau một tháng lúc làm đơn, đúng ngày mùng 9 hàng tháng, các hộ nông dân sẽ được nhận vốn vay tại điểm giao dịch của xã Tân Long.

Có thể tóm tắt sơ đồ vay vốn của Ngân hàng Chính Sách Xã hội như sau:

ng kể từ

Hình 4.1: Sơ đồ tóm tắt quy trình vay vốn ưu đãi đối với hộ nghèo

Ngân hàng CSXH

Hội phụ nữ Hội cựu chiến binh

Hội nông dân Đoàn thanh niên Tổ tiết kiệm vay vốn Tổ tiết kiệm vay vốn Tổ tiết kiệm vay vốn Tổ tiết kiệm vay vốn

4.2.3. Cách thức cho vay của tổ chức chính trị xã hội

Bảng 4.6: Tình hình vay vốn theo thời hạn tín dụng tại xã Tân Long giai đoạn 2016 - 2017 (ĐVT: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm Tốc độ phát triển (%) 2016 2017 17/16 BQ I. Tổng số vốn vay 23.000 25.000 108,69 104,25 Vay ngắn hạn 1.000 1.000 100 100 Vay trung hạn 8.500 10.000 117,64 108,47 Vay dài hạn 13.500 14.000 103,7 101,83

II. Cơ cấu (%) 100 100 - Tỷ lệ vay ngắn hạn 4,35 4 - Tỷ lệ vay trung

hạn 36,95 40

- Tỷ lệ vay dài hạn 58,7 56

(Nguồn: UBND Xã Tân Long, năm 2018) Qua bảng cho thấy, người dân vay vốn tại ngân hàng chỉ vay trung hạn và dài hạn, trong đó vay dài hạn là chủ yếu. Tổng vốn vay theo thời hạn của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ưu đãi cho các hộ nông dân nghèo trên địa bàn xã tân long, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)