Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ưu đãi cho các hộ nông dân nghèo trên địa bàn xã tân long, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 30)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Nằm ở phía Đông bắc của huyện Đồng hỷ, cách trung tâm huyện (thị trấn Chùa Hang) khoảng 20km về phía Bắc.

Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ địa giới hành chính xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái nguyên, diện tích tự nhiên 4.114,7ha.

- Phía Đông giáp với xã La Hiên huyện Võ Nhai. - Phía Tây giáp với xã Minh Lập huyện Đồng Hỷ. - Phía Nam giáp với xã Quang Sơn huyện Đồng Hỷ.

- Phía Bắc giáp với xã Văn Lang, Hòa Bình huyện Đồng Hỷ; xã Thần Xa huyện Võ Nhai.

4.1.1.2. Địa hình

Tân Long là xã miền núi vùng cao của huyện Đồng Hỷ, địa hình tương đối phức tạp, núi đá vôi chiếm 3/4 diện tích tự nhiên của xã. Địa hình của xã mang đặc trưng của địa hình miền núi, cao về phía bắc, thấp dần về phía nam và chia làm 2 miền: Miền trong (Sa Lung) địa hình phức tạp và đi lại khó khăn hơn, miền ngoài (Làng Mới). Nằm xen kẽ là hệ thống khe suối tạo thành những cánh đồng ruộng bậc thang, có quỹ đất khá rộng để phát triển sản xuất nông - Lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm.

4.1.1.3. Khí hậu

Theo số liệu quan sát của Trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên qua một số năm gần đây cho thấy xã Tân Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa rõ rệt: Xuân, hạ, thu, đông.

- Nhiệt độ không khí: TB năm 22 độ C - Độ ẩm không khí: TB 82%

- Mưa: Lượng mưa trung bình năm là 2.097mm, trong đó mùa mưa chiếm 91,6% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8, nhiều khi xẩy ra lũ.

- Đặc điểm gió: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa mưa là gió Đông Nam, vào mùa khô là gió Đông Bắc.

4.1.1.4. Chế độ thủy văn

Xã Tân Long có địa hình rất phức tạp: Là xã ở vùng miền núi, có những dòng suối và những khe rạch đầu nguồn nhỏ, hệ thống các đập chứa nước và các ao nhỏ. Tuy nguồn nước dồi dào nhưng ở đây không chủ động được tưới tiêu phục vụ trồng trọt hoặc có rất ít diện tích chủ động được nguồn nước tưới.

4.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên * Tài nguyên đất

- Xã Tân Long tổng diện tích đất tự nhiên là 4.114,7ha; Trong đó diện tích đất đồi núi chiếm 70% tổng diện tích đất tự nhiên, tầng đất tương đối dày; Trong đó có diện tích đất có độ dốc cao được bố trí trồng rừng, diện tích đất có độ dốc trung bình, tầng đất mặt dày hơn được nhân dân sử dụng trồng chè, cây ăn quả và làm nhà ở.

- Đất nông nghiệp còn tương đối tốt, tuy nhiên mấy năm gần đây việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học đã phần nào gây cho đất bị bạc màu và thoái hóa. Loại đất này rất thích hợp đối với các loại cây lương thực và các loại cây hoa màu.

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Tân Long năm 2017 STT Loại đất Diện tích STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 4.114,7 100,00 1 Nhóm đất nông nghiệp 3.250,51 78,99

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 980,36 23,82

1.2 Đất lâm nghiệp 2.265,40 55,05

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 4,75 0,12

2 Nhóm đất phi nông nghiệp 179,37 4,36

2.1 Đất ở 39,24 0,95

2.2 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 80,34 1,95

2.3 Đất có mục đích công cộng 49,88 1,21

2.4 Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 0,25 0,006 2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 0,35 0,008 2.6 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 9,31 0,23

3 Đất chưa sử dụng 684,82 16,65

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 3,14 0,08

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 68,85 1,67

3.3 Đất núi đá không có rừng cây 612,83 14,90

(Nguồn: UBND xã Tân Long, năm 2018)

Đất đai của xã Tân Long đã được quy hoạch tổng thể, nhưng chưa quy hoạch chi tiết do vậy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng chưa phù hợp với từng loại đất, người dân địa phương chưa thay đổi được tập quán canh tác, trình độ thâm canh còn ở mức thấp, hàng năm do mưa lũ nên đất thường xuyên bị rửa trôi, xói mòn, hệ số sử dụng đất còn thấp dẫn đến hiệu quả kinh tế trên 1 ha canh tác chưa cao.

Qua bảng trên cho ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên của xã Tân Long là: 4.114,7ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 980,36ha, chiếm

24,83% diện tích đất tự nhiên, hàng năm nhân dân địa phương đã tận dụng triệt để diện tích này trồng các loại cây lương thực đảm bảo cung cấp đủ lương thực cho người dân trong xã.

Diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 2.265,4 0ha, chiếm 55,05% diện tích tự nhiên. Đó là một lợi thế thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp và làm cho khí hậu ôn hoà hơn, góp phần vào việc bảo vệ môi trường, sinh thái.

* Tài nguyên khoáng sản

Theo báo cáo bước đầu qua thăm dò khảo sát trên địa bàn xã Tân Long tài nguyên khoáng sản của xã chủ yếu là núi đá vôi, đá xây dựng và một số loại khoáng sản như sau:

- Xí nghiệp quặng chì, kẽm cũng được tỉnh cho phép khai thác tận thu. - Có 5 mỏ đá khai thác đá xây dựng.

* Tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê diện tích rừng của xã Tân Long là 2.265,4ha. Trong đó rừng trồng sản xuất 907,02ha, rừng phòng hộ: 1.083,72ha, sản lượng khai thác gỗ hàng năm đạt khoảng 800m3.

Những năm gần đây với chủ chương, chính sách của Nhà nước trong việc phát triển và bảo vệ rừng, xã đã tổ chức triển khai giao khoán, chăm sóc, bảo vệ rừng tới từng hộ gia đình, từ đó đã nâng cao ý thức cũng như trách nhiệm của người dân trong việc chăm sóc, bảo vệ rừng. Do đó diện tích rừng được chăm sóc, quản lý, bảo vệ và phát triển tốt, từ đó góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ đất chống xói mòn, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.

* Tài nguyên nước

Do điều kiện địa hình, tài nguyên nước của xã Tân Long có 2 con suối chính Suối Hồng Phong - Đồng Mây - Đồng Luông dài khoảng 7km và suối Làng Mới - Đồng Mẫu - Ba Đình dài 4 km, ngoài ra có một số mạch nước ngầm tự nhiên như: Giếng Nước Lạnh xóm Làng Mới, Đập khe Giặt xóm Ba Đình… Đây là nguồn nước mặt tự nhiên quý giá phục vụ cho sản xuất và

sinh hoạt của nhân dân. Vào mùa mưa thường bị nhiễm bẩn, trước khi đưa vào sử dụng cần phải xử lý làm sạch.

Nguồn nước ngầm: Có độ sâu từ 5m - 15m với chất lượng nước được coi là đảm bảo vệ sinh.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tình hình kinh tế * Về trông trọt:

Cây lúa: Diện tích gieo cấy cả năm: 479,86ha/475ha =101% KH. Năng suất bình quân 50,039 /46,12 tạ/ha, sản lượng 2.418,35/ 2.191 tấn = 110,37% KH. Cây ngô: Diện tích gieo trồng cả năm 317,4/330ha = 96,18% KH. Năng suất bình quân đạt 45,35/42,21 tạ /ha, sản lượng 1439,65/1.459 tấn = 98,67% KH.

Cây lạc: Diện tích gieo trồng 60/48 ha = 125% KH. Năng suất đạt 16,37 tạ/ha, sản lượng 98,25 tấn.

Cây đỗ tương: Diện tích gieo trồng 18/18 ha = 100% KH. Năng suất 15,2 tạ/ha, sản lượng 27,5 tấn.

Cây chè: Sản lượng chè búp tươi đạt 1826,4/1850 tấn = 98,72%. Diện tích trồng chè mới: đạt 1,75/5ha = 34,9% KH huyện giao.

* Về chăn nuôi:

Trên địa bàn xã đã có 1 trang trại nuôi lợn quy mô, còn lại chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ tại hộ gia đình. Tổng đàn gia súc gia cầm có xu hướng giảm về số lượng và quy mô chăn nuôi do đưa máy móc, cơ giới hóa trong sản xuất, giá cả thị trường có nhiều biến động (chủ yếu là giảm giá bán ra, trong khi thức ăn chăn nuôi, con giống vẫn ở mức cao). Dịch bệnh gia súc, gia cầm luôn tiềm ẩn và nguy cơ bùng phát gây tâm lý lo ngại cho người dân.

Tổng đàn Trâu hiện có: 770/800 con = 96% KH năm. Đàn Bò: 200/200 con = 100% KH năm.

Đàn gia cầm: 32.100/50.000con = 64,2% KH năm. Đàn Dê: 800/700 con=114% KH.

Đàn Lợn: 5.000/6000 con = 85,3% KH năm.

* Lâm Nghiệp

Tổng diện tích trồng rừng cả năm: 100ha/100 ha = 100% KH

4.1.2.2. Dân số và lao động

Xã Tân Long có 1437 hộ dân với 6036 nhân khẩu sinh sống trên 9 xóm bản trên địa bàn xã, gồm: 8 dân tộc cùng chung sống trong đó: Dân tộc Nùng 693 hộ = 2.705 người chiếm 48.22%, dân tộc kinh 335 hộ = 1.354 người chiếm 23,31 %, dân tộc khác 409 hộ = 1.977 người chiếm 28,46 %. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là của xã 0,12 %; mật độ dân số 146 người/km2. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trong những năm qua luôn được thực hiện tốt góp phần ổn định dân số, phát triển kinh tế - xã hội.

Bảng 4.2: Hiện trạng dân số từng xóm của Tân Long năm 2017

STT Tên xóm Số hộ Số khẩu 1 Đồng Mẫu 120 465 2 Làng Mới 254 859 3 Ba Đình 202 793 4 Mỏ Ba 142 1001 5 Đồng Luông 147 542 6 Đồng Mây 228 850 7 Làng Giếng 179 579 8 Hồng Phong 70 419 9 Lân Quan 95 528 Cộng 1.437 6.036

(Nguồn: UBND xã Tân Long, năm 2018)

Lao động toàn xã: 4.423 người/6.036 người chiếm 73,2% dân số, trong đó: Lao động Nông - Lâm nghiệp: Chiếm 95% tổng số lao động. Lao động nông nghiệp tại xã Tân Long vẫn chiếm tỷ lệ cao. Lao động dồi dào nhưng số lao động được đào tạo nghề chiếm tỷ lệ chưa cao sản xuất theo kinh nghiệm.

Lao động Công nghiệp - TTCN và dịch vụ thương mại: Chiếm 3,5% tổng số lao động.

Bảng 4.3: Hiện trạng lao động của Tân Long năm 2017

TT Hạng mục Hiện trạng

2017

I Dân số trong tuổi LĐ (1000 người) 4.423

- Tỷ lệ % so dân số 73,2

II Tổng LĐ làm việc trong các ngành kinh tế (1000 người)

- Tỷ lệ % so LĐ trong độ tuổi 100

Phân theo nghành:

2.1 LĐ nông nghiệp, thủy sản (1000 người) 4201

- Tỷ lệ % so LĐ làm việc 95

2.2 LĐ CN, TTCN, XĐ (1000 người) 156

- Tỷ lệ % so LĐ làm việc 3,5

2.3 LĐ dịch vụ, thương mại, HCSN (1000 người) 66

- Tỷ lệ % so LĐ làm việc 1,5

(Nguồn: UBND xã Tân Long, năm 2018) 4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

* Giao thông:

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, tập huấn đã từng bước nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của chương trình xây dựng nông thôn mới, từ đó bằng nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước kết hợp với đóng góp của người dân và doanh nghiệp, từ năm 2011- 2015 xã Tân Long đã xây dựng được 10km đường trục xóm và ngõ xóm ở các xóm Đồng mây, Đồng luông, Làng Mới, Ba Đình, Đồng Mẫu, Làng Giếng với tổng số tiền trên 1 tỷ đồng.

Đường bê tông xóm Xóm Mỏ Ba, Lân quan được nhà nước đầu tư 4.7 tỷ đồng với 7,5km.

Tu sửa đường liên xóm với tổng chiều dài 1.500m bằng nguồn vốn của nhà nước: 400 triệu đồng.

Xây dựng trường mầm non xã Tân Long là 2,7 tỷ đồng, 2 phòng học và bếp ăn của trường tiểu học Sa Lung bằng nguồn vốn 135 năm 2017,1 tỷ đồng, 1 đập dâng tại xóm Hồng Phong kinh phí 1,9 tỷ đồng bằng nguồn vốn thủy lợi của huyện Đồng Hỷ.

Xây mới 1 nhà văn hóa xóm Lân Quan với tổng số vốn 650 triệu đồng và tu sửa 3 nhà văn hóa xóm với nguồn vốn hỗ trợ NTM và ngân sách xã là 182 triệu đồng, còn lại nhân dân đóng góp.

Với tinh thần hăng hái xây dựng nông thôn mới đã có nhiều hộ gia đình tham gia hiến đất xây dựng đường giao thông nông thôn với tổng số 03ha.

* Công trình thủy lợi:

Tổng diện tích tưới tiêu của hệ thống thủy lợi đạt 229/350ha đạt 65% tổng diện tích đất sản xuất lúa cả xã. Nhìn chung hệ thống các công trình thủy lợi trên địa bàn chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất, nhiều diện tích chưa có nguồn nước tưới chủ động mà phụ thuộc vào nước trời ảnh hưởng tới việc phát triển sản xuất.

Toàn xã hiện có 18 tuyến kênh mương với tổng chiều dài là 18,24km đã được cứng hóa = 100%; Các tuyến kênh được quản lý, duy tu bảo dưỡng thường xuyên và phát huy hiệu quả.

Về cơ bản xã đã đáp ứng được yêu cầu nước cho người dân sinh hoạt nhưng bên cạnh đó hệ thống thủy lợi mới chỉ đáp ứng được khu vực hệ thống kênh mương hồ đập cung cấp. Còn lại các diện tích đất sản xuất vị trí cao do địa hình phức tạp người dân phải tự chủ động bơm giếng và phụ thuộc vào thời tiết. Nông nghiệp hiện nay đang là ngành sản xuất kinh tế chủ yếu của nhân dân trong xã, xã cũng có tổ chức quản lý khai thác và bảo vệ công trình,

đảm bảo kênh mương được vận hành có hiệu quả bền vững, phục vụ cho sản xuất, dân sinh. Xã có tổ chức bộ máy thực hiện công tác phòng, chống thiên tai được thành lập và kiện toàn theo quy định của pháp luật, nhưng vẫn chưa hoạt động được hiệu quả, nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu trong công tác phòng, chống thiên tai vẫn còn ít, cơ sở hạ tầng thiết yếu đáp ứng nhu yêu cầu phòng, chống thiên tai vẫn chưa được đầu tư nhiều.

* Hệ thống điện:

Hệ thống điện lưới được trải khắp địa bàn, nên tỷ lệ sử dụng điện lưới quốc gia đạt 100%.

* Trường học

Hệ thống cơ sở giáo dục - đào tạo của toàn xã nói chung không ngừng được đầu tư cải tạo để nâng cao chất lượng dạy và học, tỷ lệ số phòng học bán kiên cố, hiện nay trên địa bàn xã không còn phòng học tranh tre nứa lá; các điểm trường từ mầm non đến trường tiểu học, bán trú, được đặt tại các điểm có vị trí thuận lợi mang tính chất trung tâm theo địa bàn xã; vì vậy chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng cao ở các cấp.

Cơ sở vật chất trường học được đầu tư đáng kể nhưng nhìn chung được đồng bộ và đáp ứng tốt yêu cầu của sự phát triển.

Xã hiện có 4 trường học: Mầm non, tiểu học Sa lung, Tiểu học Tân Long, trường Dân Tộc bán trú THCS Tân Long, đến tháng 9/2017 đã có 3 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 đó là: Trường mầm non, trường tiểu học Tân Long và trường tiểu học Sa lung. Còn lại trường: Trường trường Dân Tộc bán trú THCS Tân Long dự kiến đón chuẩn đến năm 2020, các trường này cần sự đầu tư về phòng học và trang thiết bị cho công tác dạy và học cụ thể như sau:

- Trường mầm non: Đã đạt chuẩn.

- Trường tiểu học Tân Long: Đã đạt chuẩn năm 2011. - Trường tiểu học Sa lung: Đã đạt chuẩn năm 2012.

- Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Tân Long: Chưa đạt chuẩn

* Trạm y tế

Trạm y tế xã nằm ở trung tâm xã thuộc xóm Làng Mới, có diện tích đất 1.000m2, gồm có 2 nhà cấp 4 có đầy đủ công trình phụ. Cơ sở vật chất, thiết bị, tủ thuốc được trang bị đầy đủ đáp ứng công tác chăm sóc sức khỏe của người dân. Các chương trình y tế dự phòng được quan tâm triển khai để phục vụ nhân dân, hoạt động của mạng lưới y tế thôn bản ngày càng hiệu quả, xã đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế.

4.1.2.4. Văn hóa xã hội * Giáo dục:

Đã phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, đã có 02 trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ 1.

* Y tế:

Xã đạt chuẩn quốc gia về y tế

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế: 100%.

* Văn hóa:

Đảng ủy xã đã triển khai tới toàn thể các cơ quan, các xóm đăng ký

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ưu đãi cho các hộ nông dân nghèo trên địa bàn xã tân long, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)