Bản 4.15: Thu nhập của hộ nghèo trước và sau khi vay vốn
(tính bình quân cho 1 hộ điều tra)
(ĐVT: triệu đồng) Hộ có sử dụng vốn vay vào các ngành sản xuất Tổng thu nhập trước khi vay (trđ) Tổng thu nhập sau khi vay
(trđ) So sánh + Lần Trồng trọt 2,85 3,56 0,71 1,24 Chăn nuôi 5,30 9,60 4,30 1,81 Lâm nghiệp 3,65 7,83 4,18 2,14 Ngành nghề - dịch vụ 10 13,5 3,5 1,35
(Nguồn: Tổng số liệu điều tra, năm 2018)
Qua bảng trên ta có thể thấy thu nhập của các nhóm hộ trong các ngành sản xuất đều tăng sau khi sử dụng vốn vay vào sản xuất. Tuy nhiên mức độ tăng thu nhập giữa các hộ không đồng đều tùy thuộc vào ngành sử dụng vốn vay của hộ, quy mô sản xuất cũng như trình độ quản lý, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh của hộ.
Hiện nay ngành lâm nghiệp đã và đang được người dân chú trọng lý do là vì đất đai lớn phù hợp cây lâm nghiệp sau khi vay vốn là 2,14 lần. Ngành trồng trọt ngành có thu nhập không cao lắm, mức tăng thu nhập sau khi vay
vốn là 1,24 lần. Ngành trồng trọt được người dân đầu tư khá nhiều tuy nhiên lại chưa đem lại được hiệu quả cao do thời tiết và sâu bệnh hoành hành.
Hộ đầu tư cho ngành chăn nuôi có thu nhập cao nhất. Trước đây, khi chưa có vốn vay thì chăn nuôi thường ở dạng quy mô nhỏ, số lượng gia súc, gia cầm ít, chăn nuôi chủ yếu là để tiết kiệm và tận dụng nguồn thức ăn dư thừa. Nhưng sau khi vay vốn, hộ bắt đầu chăn nuôi theo kiểu trang trại với số lượng gia súc, gia cầm lớn và quy mô mở rộng. Vốn vay hộ sử dụng để mua giống con, thức ăn chăn nuôi, xây chuồng trại dẫn đến thu nhập của hộ tăng cao, mức thu nhập của hộ vay vốn chăn nuôi tăng lên 1.81 lần.