(Theo giá hiện hành)
(ĐVT: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2016 2017 Số lượng (trđ) Cơ cấu (%) Số lượng (trđ) Cơ cấu (%) Tổng 13.095 100 14.622 100 1. NLN - TS 9.821,25 75,00 10.735,62 73,42 2. CN - xây dựng 1.309 10,00 1.680,67 11,49 3. TM - dịch vụ 1.964,25 15,00 2.205,71 15,08 (Nguồn: UBND Xã Tân Long, năm 2018) Qua bảng 4.9 thấy có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua 2 năm gần đây là khác nhau. Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp. Tỷ trọng ngành NLN - TS có xu hướng giảm qua các năm trong khi tỷ trọng CN và DV có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2017 tỷ trọng ngành NLN - TS giảm 1,58% so với năm 2016. Khi nền kinh tế bước vào giai đoạn phát triển cao thì tốc độ tăng của ngành CN sẽ tăng cao và dẫn đầu cụ thể tỷ trọng ngành CN - XD năm 2017 tăng 1,49% so với năm 2016. Ngành CN sẽ gia tăng tỷ trọng các ngành sử dụng nhiều vốn: Trong ngành CN, tỷ trọng các ngành sản xuất sản phẩm với dung lượng vốn ngày càng lớn và tốc độ gia tăng ngày càng nhanh, tỷ trọng các ngành có dung lượng lao động cao sẽ giảm dần.
Tiếp theo là ngành TM - DV đang có sự chuyển dịch nhẹ tăng 0,08% đây cũng là nhóm ngành đang được địa phương quan tâm phát triển.
4.2.5. Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo tại địa phương
Hiện nay trên địa bàn xã đang có các chương trình hỗ trợ giảm nghèo như: Chương trình 135, vùng đồng bào thiểu số dự án 2037, chương trình xóa nhà dột nát, chương trình hỗ trợ téc nước cho hộ nghèo, cấp thẻ bảo hiểm y tế - Thẻ hộ nghèo,…
Để hỗ trợ giảm nghèo chính phủ đã ra Nghị định Số: 78/2002/NĐ-CP Về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác
1. Hộ nghèo.
2. Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề.
3. Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết
120/HĐBT ngày 11 tháng 04 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
4. Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.
5. Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo; thuộc khu vực II, III miền núi và thuộc Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (sau đây gọi là Chương trình 135).
6. Các đối tượng khác khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
4.3. Tình hình vay vốn và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của hộ nghèo
4.3.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra
Vay được vốn, việc sử dụng vốn thành công hay không phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có năng lực sản xuất của hộ. Năng lực sản xuất của hộ ở đây bao gồm nguồn lực về lao động, về tư liệu sản xuất, đất đai và vốn. Những yếu tố đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình hoạt động, việc sử dụng chúng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của
hộ. Năng lực sản xuất ảnh hưởng đến thu nhập của hộ và từ đó ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả vốn vay của hộ sau này. Một thực tế là đã là hộ nghèo thì năng lực sản xuất cũng có nhiều hạn chế. Ngoài nguồn thu từ hoạt động nông nghiệp thuần túy nếu người dân không có thêm khoản thu nhập nào khác thì đời sống của họ không thể khá lên được. Trong quá trình điều tra tôi đã chọn ngẫu nhiên 30 hộ nghèo trong xã.
- Tìnhhình lao động và nhân khẩu của hộ
Trong tất cả các nguồn lực cấu thành nên năng lực sản xuất kinh doanh của hộ thì nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất. Không có bất cứ quá trình sản xuất nào xảy ra mà không có sự tham gia của lao động. Có lao động mới tạo ra được sản phẩm. Chính vì tầm quan trọng của nó mà trong công cuộc XĐGN, việc giải quyết việc làm cho người lao động được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên với hộ nghèo, nghề nghiệp chính của hộ là sản xuất nông nghiệp thì việc tạo ra công ăn việc làm trong lúc nông nhàn để gia tăng thu nhập là một vấn đề khó khăn do họ có những giới hạn nhất định về tay nghề cũng như trình độ văn hóa.