4.3.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra
Vay được vốn, việc sử dụng vốn thành công hay không phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có năng lực sản xuất của hộ. Năng lực sản xuất của hộ ở đây bao gồm nguồn lực về lao động, về tư liệu sản xuất, đất đai và vốn. Những yếu tố đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình hoạt động, việc sử dụng chúng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của
hộ. Năng lực sản xuất ảnh hưởng đến thu nhập của hộ và từ đó ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả vốn vay của hộ sau này. Một thực tế là đã là hộ nghèo thì năng lực sản xuất cũng có nhiều hạn chế. Ngoài nguồn thu từ hoạt động nông nghiệp thuần túy nếu người dân không có thêm khoản thu nhập nào khác thì đời sống của họ không thể khá lên được. Trong quá trình điều tra tôi đã chọn ngẫu nhiên 30 hộ nghèo trong xã.
- Tìnhhình lao động và nhân khẩu của hộ
Trong tất cả các nguồn lực cấu thành nên năng lực sản xuất kinh doanh của hộ thì nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất. Không có bất cứ quá trình sản xuất nào xảy ra mà không có sự tham gia của lao động. Có lao động mới tạo ra được sản phẩm. Chính vì tầm quan trọng của nó mà trong công cuộc XĐGN, việc giải quyết việc làm cho người lao động được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên với hộ nghèo, nghề nghiệp chính của hộ là sản xuất nông nghiệp thì việc tạo ra công ăn việc làm trong lúc nông nhàn để gia tăng thu nhập là một vấn đề khó khăn do họ có những giới hạn nhất định về tay nghề cũng như trình độ văn hóa.
Bảng 4.10: Thông tin của các hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT BQ chung
1. Số hộ điều tra Hộ 30
2. BQ nhân khẩu/ hộ Nhân khẩu 4,1
3. BQ lao động/hộ Lao động 2,07 4. BQ nhân khẩu/lao động Lần 1,98 5. Trình độ VH chủ hộ - Cấp tiểu học % 60 Cấp trung học cơ sở % 26,67 Cấp trung học phổ thông % 13,33
(Nguồn: Tổng số liệu điều tra năm 2018)
Qua điều tra 30 hộ, ta thấy tình hình nhân khẩu/hộ không cao. Trung bình có 4,1 nhân khẩu/hộ. Trình độ của chủ hộ vẫn đang còn hạn chế, qua
bảng số liệu ta thấy số chủ hộ có trình độ văn hóa cấp tiểu học chiếm 60%; cấp trung học cơ sở chiếm 26,67%; chỉ có 13,33% có trình độ văn hóa cấp trung học phổ thông, đó là khó khăn cho các hộ trong công tác XĐGN. Không có kiến thức thì người dân gặp nhiều khó khăn trong việc hoạch định các kế hoạch làm ăn, việc tiếp thu và tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng sẽ khó khăn hơn các hộ khác.
Lao động trong gia đình là một lực lượng quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Đây là lực lượng chính tạo nên thu nhập của hộ so với các ngành khác thì lao động nông nghiệp có thu nhập thấp hơn rất nhiều. Qua điều tra ta thấy, bình quân có 2,07 lao động trên mỗi hộ. Từ đó cho thấy số lao động trên hộ quá ít, lao động là đối tượng tạo ra thu nhập của hộ. Số lượng lao động đóng vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế của hộ, thiếu lao động là một nguyên nhân có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình nghèo đói trên địa bàn của huyện nhà. Trong lúc đó, bình quân nhân khẩu/lao động của 30 hộ là 1,98 nhân khẩu/1 lao động, tương đương với 1lao động thì có 1,98 người ăn theo đó là một con số khá lớn gây áp lực lên mỗi lao động. Lao động/khẩu càng nhiều thì số lượng người ăn theo ít và có cơ hội để tạo ra thu nhập của gia đình nhiều hơn. Qua đó có thể thấy các hộ đói nghèo thường là những hộ có số lượng lao động ít, số người ăn theo nhiều.
Việc nâng cao trình độ và chất lượng của lao động trong tương lai cần được tiến hành thường xuyên, liên tục vì vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng nguồn vốn đi vay và nâng cao thu nhập của các nông hộ.
- Tình hình đất đai
Đất đai là nguồn tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp. Để thấy rõ hơn về quy mô, cơ cấu và tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra, ta xem xét bảng sau.
Bảng 4.11: Tình hình đất đai của các hộ điều tra (ĐVT: m2/hộ) Loại đất Diện tích (m2) Giao lâu dài Thuê/Đấu giá Cho thuê Ghi chú Tổng diện tích 2421 Trong đó – Đất thổ cư 300,23 - Đất trồng trọt 845,73 - Đất chuồng trại 100,12 - Đất ao hồ, mặt nước 50.33 - Đất lâm nghiệp 1036,67 - Đất khác 87,92
(Nguồn: Tổng số liệu điều tra, năm 2018)
Dựa vào bảng ta thấy, tổng diện tích đất nông nghiệp bình quân của các các hộ điều tra khá lớn khoảng 2421m2/hộ.
Đất chủ yếu là đất giao lâu dài vì là họ là những hộ nghèo nên không có đất cho thuê hoặc đấu giá. Sống chủ yếu bằng ngành trồng trọt và chăn nuôi, có một số hộ có ao nuôi cá nhưng không nuôi để bán mà nuôi để ăn phục vụ cho gia đình. Tân Long là xã có nhiều đồi nên số diện tích được giao khá lớn, bên cạnh đó còn có hộ đi thuê về để phát triển lâm nghiệp vì ít bị chịu dịch bệnh thiên tai, thời gian chăm sóc ít và giá cũng ổn định.