4.1.1.1. Vị trí địa lý
Nằm ở phía Đông bắc của huyện Đồng hỷ, cách trung tâm huyện (thị trấn Chùa Hang) khoảng 20km về phía Bắc.
Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ địa giới hành chính xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái nguyên, diện tích tự nhiên 4.114,7ha.
- Phía Đông giáp với xã La Hiên huyện Võ Nhai. - Phía Tây giáp với xã Minh Lập huyện Đồng Hỷ. - Phía Nam giáp với xã Quang Sơn huyện Đồng Hỷ.
- Phía Bắc giáp với xã Văn Lang, Hòa Bình huyện Đồng Hỷ; xã Thần Xa huyện Võ Nhai.
4.1.1.2. Địa hình
Tân Long là xã miền núi vùng cao của huyện Đồng Hỷ, địa hình tương đối phức tạp, núi đá vôi chiếm 3/4 diện tích tự nhiên của xã. Địa hình của xã mang đặc trưng của địa hình miền núi, cao về phía bắc, thấp dần về phía nam và chia làm 2 miền: Miền trong (Sa Lung) địa hình phức tạp và đi lại khó khăn hơn, miền ngoài (Làng Mới). Nằm xen kẽ là hệ thống khe suối tạo thành những cánh đồng ruộng bậc thang, có quỹ đất khá rộng để phát triển sản xuất nông - Lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
4.1.1.3. Khí hậu
Theo số liệu quan sát của Trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên qua một số năm gần đây cho thấy xã Tân Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa rõ rệt: Xuân, hạ, thu, đông.
- Nhiệt độ không khí: TB năm 22 độ C - Độ ẩm không khí: TB 82%
- Mưa: Lượng mưa trung bình năm là 2.097mm, trong đó mùa mưa chiếm 91,6% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8, nhiều khi xẩy ra lũ.
- Đặc điểm gió: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa mưa là gió Đông Nam, vào mùa khô là gió Đông Bắc.
4.1.1.4. Chế độ thủy văn
Xã Tân Long có địa hình rất phức tạp: Là xã ở vùng miền núi, có những dòng suối và những khe rạch đầu nguồn nhỏ, hệ thống các đập chứa nước và các ao nhỏ. Tuy nguồn nước dồi dào nhưng ở đây không chủ động được tưới tiêu phục vụ trồng trọt hoặc có rất ít diện tích chủ động được nguồn nước tưới.
4.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên * Tài nguyên đất
- Xã Tân Long tổng diện tích đất tự nhiên là 4.114,7ha; Trong đó diện tích đất đồi núi chiếm 70% tổng diện tích đất tự nhiên, tầng đất tương đối dày; Trong đó có diện tích đất có độ dốc cao được bố trí trồng rừng, diện tích đất có độ dốc trung bình, tầng đất mặt dày hơn được nhân dân sử dụng trồng chè, cây ăn quả và làm nhà ở.
- Đất nông nghiệp còn tương đối tốt, tuy nhiên mấy năm gần đây việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học đã phần nào gây cho đất bị bạc màu và thoái hóa. Loại đất này rất thích hợp đối với các loại cây lương thực và các loại cây hoa màu.
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Tân Long năm 2017 STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 4.114,7 100,00 1 Nhóm đất nông nghiệp 3.250,51 78,99
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 980,36 23,82
1.2 Đất lâm nghiệp 2.265,40 55,05
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 4,75 0,12
2 Nhóm đất phi nông nghiệp 179,37 4,36
2.1 Đất ở 39,24 0,95
2.2 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 80,34 1,95
2.3 Đất có mục đích công cộng 49,88 1,21
2.4 Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 0,25 0,006 2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 0,35 0,008 2.6 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 9,31 0,23
3 Đất chưa sử dụng 684,82 16,65
3.1 Đất bằng chưa sử dụng 3,14 0,08
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 68,85 1,67
3.3 Đất núi đá không có rừng cây 612,83 14,90
(Nguồn: UBND xã Tân Long, năm 2018)
Đất đai của xã Tân Long đã được quy hoạch tổng thể, nhưng chưa quy hoạch chi tiết do vậy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng chưa phù hợp với từng loại đất, người dân địa phương chưa thay đổi được tập quán canh tác, trình độ thâm canh còn ở mức thấp, hàng năm do mưa lũ nên đất thường xuyên bị rửa trôi, xói mòn, hệ số sử dụng đất còn thấp dẫn đến hiệu quả kinh tế trên 1 ha canh tác chưa cao.
Qua bảng trên cho ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên của xã Tân Long là: 4.114,7ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 980,36ha, chiếm
24,83% diện tích đất tự nhiên, hàng năm nhân dân địa phương đã tận dụng triệt để diện tích này trồng các loại cây lương thực đảm bảo cung cấp đủ lương thực cho người dân trong xã.
Diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 2.265,4 0ha, chiếm 55,05% diện tích tự nhiên. Đó là một lợi thế thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp và làm cho khí hậu ôn hoà hơn, góp phần vào việc bảo vệ môi trường, sinh thái.
* Tài nguyên khoáng sản
Theo báo cáo bước đầu qua thăm dò khảo sát trên địa bàn xã Tân Long tài nguyên khoáng sản của xã chủ yếu là núi đá vôi, đá xây dựng và một số loại khoáng sản như sau:
- Xí nghiệp quặng chì, kẽm cũng được tỉnh cho phép khai thác tận thu. - Có 5 mỏ đá khai thác đá xây dựng.
* Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê diện tích rừng của xã Tân Long là 2.265,4ha. Trong đó rừng trồng sản xuất 907,02ha, rừng phòng hộ: 1.083,72ha, sản lượng khai thác gỗ hàng năm đạt khoảng 800m3.
Những năm gần đây với chủ chương, chính sách của Nhà nước trong việc phát triển và bảo vệ rừng, xã đã tổ chức triển khai giao khoán, chăm sóc, bảo vệ rừng tới từng hộ gia đình, từ đó đã nâng cao ý thức cũng như trách nhiệm của người dân trong việc chăm sóc, bảo vệ rừng. Do đó diện tích rừng được chăm sóc, quản lý, bảo vệ và phát triển tốt, từ đó góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ đất chống xói mòn, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.
* Tài nguyên nước
Do điều kiện địa hình, tài nguyên nước của xã Tân Long có 2 con suối chính Suối Hồng Phong - Đồng Mây - Đồng Luông dài khoảng 7km và suối Làng Mới - Đồng Mẫu - Ba Đình dài 4 km, ngoài ra có một số mạch nước ngầm tự nhiên như: Giếng Nước Lạnh xóm Làng Mới, Đập khe Giặt xóm Ba Đình… Đây là nguồn nước mặt tự nhiên quý giá phục vụ cho sản xuất và
sinh hoạt của nhân dân. Vào mùa mưa thường bị nhiễm bẩn, trước khi đưa vào sử dụng cần phải xử lý làm sạch.
Nguồn nước ngầm: Có độ sâu từ 5m - 15m với chất lượng nước được coi là đảm bảo vệ sinh.