Thông tin của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ưu đãi cho các hộ nông dân nghèo trên địa bàn xã tân long, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 50)

Chỉ tiêu ĐVT BQ chung

1. Số hộ điều tra Hộ 30

2. BQ nhân khẩu/ hộ Nhân khẩu 4,1

3. BQ lao động/hộ Lao động 2,07 4. BQ nhân khẩu/lao động Lần 1,98 5. Trình độ VH chủ hộ - Cấp tiểu học % 60 Cấp trung học cơ sở % 26,67 Cấp trung học phổ thông % 13,33

(Nguồn: Tổng số liệu điều tra năm 2018)

Qua điều tra 30 hộ, ta thấy tình hình nhân khẩu/hộ không cao. Trung bình có 4,1 nhân khẩu/hộ. Trình độ của chủ hộ vẫn đang còn hạn chế, qua

bảng số liệu ta thấy số chủ hộ có trình độ văn hóa cấp tiểu học chiếm 60%; cấp trung học cơ sở chiếm 26,67%; chỉ có 13,33% có trình độ văn hóa cấp trung học phổ thông, đó là khó khăn cho các hộ trong công tác XĐGN. Không có kiến thức thì người dân gặp nhiều khó khăn trong việc hoạch định các kế hoạch làm ăn, việc tiếp thu và tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng sẽ khó khăn hơn các hộ khác.

Lao động trong gia đình là một lực lượng quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Đây là lực lượng chính tạo nên thu nhập của hộ so với các ngành khác thì lao động nông nghiệp có thu nhập thấp hơn rất nhiều. Qua điều tra ta thấy, bình quân có 2,07 lao động trên mỗi hộ. Từ đó cho thấy số lao động trên hộ quá ít, lao động là đối tượng tạo ra thu nhập của hộ. Số lượng lao động đóng vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế của hộ, thiếu lao động là một nguyên nhân có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình nghèo đói trên địa bàn của huyện nhà. Trong lúc đó, bình quân nhân khẩu/lao động của 30 hộ là 1,98 nhân khẩu/1 lao động, tương đương với 1lao động thì có 1,98 người ăn theo đó là một con số khá lớn gây áp lực lên mỗi lao động. Lao động/khẩu càng nhiều thì số lượng người ăn theo ít và có cơ hội để tạo ra thu nhập của gia đình nhiều hơn. Qua đó có thể thấy các hộ đói nghèo thường là những hộ có số lượng lao động ít, số người ăn theo nhiều.

Việc nâng cao trình độ và chất lượng của lao động trong tương lai cần được tiến hành thường xuyên, liên tục vì vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng nguồn vốn đi vay và nâng cao thu nhập của các nông hộ.

- Tình hình đất đai

Đất đai là nguồn tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp. Để thấy rõ hơn về quy mô, cơ cấu và tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra, ta xem xét bảng sau.

Bảng 4.11: Tình hình đất đai của các hộ điều tra (ĐVT: m2/hộ) Loại đất Diện tích (m2) Giao lâu dài Thuê/Đấu giá Cho thuê Ghi chú Tổng diện tích 2421    Trong đó – Đất thổ cư 300,23    - Đất trồng trọt 845,73    - Đất chuồng trại 100,12    - Đất ao hồ, mặt nước 50.33    - Đất lâm nghiệp 1036,67    - Đất khác 87,92   

(Nguồn: Tổng số liệu điều tra, năm 2018)

Dựa vào bảng ta thấy, tổng diện tích đất nông nghiệp bình quân của các các hộ điều tra khá lớn khoảng 2421m2/hộ.

Đất chủ yếu là đất giao lâu dài vì là họ là những hộ nghèo nên không có đất cho thuê hoặc đấu giá. Sống chủ yếu bằng ngành trồng trọt và chăn nuôi, có một số hộ có ao nuôi cá nhưng không nuôi để bán mà nuôi để ăn phục vụ cho gia đình. Tân Long là xã có nhiều đồi nên số diện tích được giao khá lớn, bên cạnh đó còn có hộ đi thuê về để phát triển lâm nghiệp vì ít bị chịu dịch bệnh thiên tai, thời gian chăm sóc ít và giá cũng ổn định.

4.3.2. Nhu cầu vay vốn cuả hộ

Thời gian vay vốn là một trong những yếu tố tác động lớn đến hiệu quả SXKD của các hộ nghèo sản xuất.

Bảng 4.12: Nhu cầu vay vốn của các hộ điều tra về thời gian vay STT Thời gian vay vốn (tháng) Số hộ Tỷ lệ (%) STT Thời gian vay vốn (tháng) Số hộ Tỷ lệ (%)

1 Ngắn hạn 0 0

2 Trung hạn 6 20

3 Dài hạn 24 80

Tổng 30 100

Qua bảng 4.12 cho thấy trong 30 hộ điều tra ta thấy tỉ lệ vay dài hạn là chiếm tỉ lệ cao nhất chiếm đến 80% vì các hộ nông dân mong muốn vay với lãi suất thấp và thời gian vay dài nên tỉ lệ vay ở mức dài hạn là cao nhất. Và các hộ vay ở mức trung hạn chiếm tỷ lệ 20%. Với thời gian vay ngắn hạn không có hộ nào vay do thời gian vay ngắn hạn nên các hộ vay ở mức này rất thấp và đối tượng vay chủ yếu là do các hộ cần thiết với số tiền của họ muốn vay và sử dụng vào mục đích cần thiết.

Bảng 4.13: Cơ cấu vay theo mục đích của các hộ điều tra

Mục đích 2016 2017 Số lượng (trđ) Cơ cấu (%) Số lượng (trđ) Cơ cấu (%) Tổng số 805 100 941,5 100 1. Trồng trọt 140 17,39 125 13,28 2. Chăn nuôi 275 34,16 300,5 31,92 3. Lâm nghiệp 220 27,33 270,5 28,73 4. Dịch vụ 50 6,21 70 7,43

5. Mua tư liệu

sản xuất 70 8,7 80 8,5

6. Xây dụng

nhà cửa 30 3,73 50 5,31

7. Khác 20 2,48 45,5 4,83

(Nguồn: Tổng số liệu điều tra, năm 2018)

Căn cứ vào bảng 4.13 ta thấy trong 30 hộ điều tra mục đích vay chăn nuôi các năm chiếm tỷ lệ cao. Năm 2016 số tiền vay là 275 (tr.đ) chiếm 34,16% tăng; năm 2017 là 300,5 (tr.đ) chiếm 31,92%. Đây thực sự là mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cho người dân, do có kinh nghiệm chăn nuôi lâu năm và có diện tích đất chăn thả lớn cũng như hiện nay đã có những kĩ thuật

mới được áp dụng trong chăn nuôi làm giảm chi phí đầu vào nên tăng thu nhập cho người dân, đầu tư vào chăn nuôi an toàn và ít rủi ro hơn nên luôn được người nông dân lựa chọn. Người dân sử dụng để mua giống vật nuôi, làm chuồng trại…

Tiếp theo vốn vay được sử dụng vào lâm nghiệp qua các năm như sau: Năm 2016 chiếm 27,33% ; Năm 2017 chiếm 28,73% tăng so với năm 2016 là 1,4% tăng dần do là vùng đồi núi nên dễ trồng cây lâm nghiệp. Ngành trồng trọt 2 năm qua giảm 4,11% là do dịch bệnh nhiều và một sản phẩm nông sản không bán được hoặc bán nhưng giá thành thấp.

Trong thời gian gần đây số hộ vay vốn để phát triển dịch vụ đang có xu hướng tăng trong 2 năm (2016 – 2017) từ 6,21% năm 2016 đã tăng lên 7,43% năm 2017 tức tăng 1,22%. Bởi đây là ngành mang lại hiểu quả kinh tế cao đã có nhiều hộ thành công với mô hình mới này, đó là một hướng đi mới để có thể thoát khỏi đói nghèo. Vì vậy trong thời gian tới các cấp chính quyền, các ban ngành cần xác định được hướng đi phù hợp với điều kiện của địa phương để từ đó giúp cho hộ nghèo lựa chọn được mô hình làm ăn phù hợp với điều kiện và khả năng của họ, giúp họ nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và dần dần thoát được nghèo.

Bảng 4.14: Nhu cầu vay vốn của các nhóm hộ điều tra với các mức vốn cho vay khác nhau

Mức vốn hộ cần vay Số hộ Tỷ lệ (%) Tổng 30 100 Dưới 10 triệu 0 0 Từ 10 triệu đến 20 triệu 6 20 Từ 20 triệu đến 30 triệu 20 66,67 Trên 30 triệu 4 13,33

Trong 30 điều tra ta thấy các hộ có nhu cầu vay vốn ở các mức vay khác nhau: Mức nhu cầu vay vốn từ 20 đến 30 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao là 66,67% hầu hết là rơi vào các hộ có nhu cầu đầu tư vào chăn nuôi mở rộng quy mô sản xuất, hộ đầu tư vào mua giống, mua thức ăn và xây dựng chuồng trại. Với mức vay từ 10 triệu đến 20 triệu có 3 hộ chiếm 20% các hộ này có nhu cầu vay ít vì hộ chỉ đầu tư vào trồng trọt là lâm nghiệp và cùng với tâm lí lo không trả được nợ. Mức vay trên 30 triệu chỉ có 4 hộ chiếm 13,33% rơi vào các hộ có nhu cầu đầu tư vào ngành nghề dịch vụ.

4.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ

Bản 4.15: Thu nhập của hộ nghèo trước và sau khi vay vốn

(tính bình quân cho 1 hộ điều tra)

(ĐVT: triệu đồng) Hộ có sử dụng vốn vay vào các ngành sản xuất Tổng thu nhập trước khi vay (trđ) Tổng thu nhập sau khi vay

(trđ) So sánh + Lần Trồng trọt 2,85 3,56 0,71 1,24 Chăn nuôi 5,30 9,60 4,30 1,81 Lâm nghiệp 3,65 7,83 4,18 2,14 Ngành nghề - dịch vụ 10 13,5 3,5 1,35

(Nguồn: Tổng số liệu điều tra, năm 2018)

Qua bảng trên ta có thể thấy thu nhập của các nhóm hộ trong các ngành sản xuất đều tăng sau khi sử dụng vốn vay vào sản xuất. Tuy nhiên mức độ tăng thu nhập giữa các hộ không đồng đều tùy thuộc vào ngành sử dụng vốn vay của hộ, quy mô sản xuất cũng như trình độ quản lý, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh của hộ.

Hiện nay ngành lâm nghiệp đã và đang được người dân chú trọng lý do là vì đất đai lớn phù hợp cây lâm nghiệp sau khi vay vốn là 2,14 lần. Ngành trồng trọt ngành có thu nhập không cao lắm, mức tăng thu nhập sau khi vay

vốn là 1,24 lần. Ngành trồng trọt được người dân đầu tư khá nhiều tuy nhiên lại chưa đem lại được hiệu quả cao do thời tiết và sâu bệnh hoành hành.

Hộ đầu tư cho ngành chăn nuôi có thu nhập cao nhất. Trước đây, khi chưa có vốn vay thì chăn nuôi thường ở dạng quy mô nhỏ, số lượng gia súc, gia cầm ít, chăn nuôi chủ yếu là để tiết kiệm và tận dụng nguồn thức ăn dư thừa. Nhưng sau khi vay vốn, hộ bắt đầu chăn nuôi theo kiểu trang trại với số lượng gia súc, gia cầm lớn và quy mô mở rộng. Vốn vay hộ sử dụng để mua giống con, thức ăn chăn nuôi, xây chuồng trại dẫn đến thu nhập của hộ tăng cao, mức thu nhập của hộ vay vốn chăn nuôi tăng lên 1.81 lần.

4.3.4. Tình hình trả nợ vay vốn của hộ

Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện tình hình trả nợ vốn vay của hộ nghèo

Qua bảng ta thấy, nhìn chung các hộ trả nợ đúng hạn, tỷ lệ sai hạn ở mức khá thấp chiếm 6,67%. Các hộ trả nợ ngân hàng chưa đúng hạn chủ yếu rơi vào những hộ sử dụng sai mục đích vay, một phần nhỏ là do hoạt động kinh tế của hộ không đem lại hiệu quả, gặp rủi ro trong hoạt động sản xuất, chăn nuôi.

Đúng hạn40% Chưa đến hạn

53,33%

Các hộ trả nợ đúng hạn cũng chiếm tỉ lệ khá cao 36,67%, sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích nên đem lại hiệu quả kinh tế cho hộ, giúp hộ có của ăn của để và trả được nợ ngân hàng.

Số hộ chưa đến hạn trả là chiếm 53,33%, tại thời điểm điều tra hộ mới vay vốn nên chưa đến hạn phải trả.

4.3.5. Phân tích những điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội và thách trong vay vốn

Điểm mạnh

- Được đảng và nhà nước quan tâm chỉ đạo và có nhiều cơ chế chính sách.

- Nguồn lao động dồi dào, người dân cần cù sáng tạo. Nhận thức về pháp luật, tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng được nâng lên thông qua các chương trình tập huấn.

- Diện tích đất nông nghiệp lớn phù hợp với nhiều loại cây trồng và vật nuôi. Đồi núi chủ yếu thích hợp phát triển cây lâm nghiệp.

Điểm yếu

- Tỷ lệ nghèo còn rất cao.

- Người nông dân thường sản xuất theo quy mô nhỏ, chủ yếu phục vụ cho chính gia đình họ ít tìm hiểu về nhu cầu của thị trường để phát triển kinh tế theo hướng lớn.

- Tâm lý người nông dân rất sợ rủi ro, không giám vay vốn nhiều để đầu tư sản xuất kinh doanh và họ rất lúng túng, lo sợ khi có bệnh dịch xảy ra. Người dân có xu hướng chỉ muốn nhanh trả nợ rồi không vay nữa, dùng vốn tự có cho an toàn nên việc đầu tư mở rộng sản xuất chưa lớn, chưa phát triển có quy mô tương xứng với tiềm năng.

- Chất lượng hoạt động của tổ TK&VV ở xã còn yếu, chưa thực hiện bình xét công khai dân chủ đúng quy định.

- Hình thức cho vay còn đơn điệu, chưa linh động. Đa phần cho vay trực tiếp bằng tiền mặt, kéo theo vấn đề phức tạp là các hộ sử dụng tiền vay vốn chưa đúng mục đích vay.

Cơ hội

Một số chương trình đề án phát

triển nông nghiệp nông thôn của Đảng và nhà nước là cơ hội để người dân tham ra phát triển kinh tế cho kinh tế hộ nói riêng và đia phương nói chung.

- Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất tinh thần chỉ người dân; kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các tổ chức sản xuất hợp lý; gắn sản xuất phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định giàu bản sắc dân tộc; quốc phòng an ninh trật tự được giữ vững.

- Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) là chú trong vào phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế của mỗi đại phương theo chuỗi giá trị.

- Đề án phát triển 1.500 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu qủa đến năm 2020.

Thách thức

- Những biến động thị trường giá giá cả hàng hóa tăng giảm thất thường. - Giá nguyên liệu cho cho sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng nhưng sản phẩm nông nghiệp lại không tăng hoặc tăng ít. Sự xâm nhập hàng hóa, tràn lan không có sự kiểm soát là một thách thức thực sự của Việt Nam. - Nợ xấu cũng là một thách thức làm ảnh hưởng đến hiệu qủa sử dụng vốn.

4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo

a. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tín dụng đói với nông hộ, những hộ sống ở vùng đồng bằng, nơi có CSHT tốt, trình độ dân trí cao, khí hậu ôn hòa, đất đai rộng, thì vốn tín dụng có điều kiện phát huy hiệu quả và ngược lại, những nơi có CSHT khó khăn, đất ít, khí hậu khắc nghiệt thì vốn tín dụng phát hiệu quả không cao.

b. Điều kiện xã hội

Do tập quán canh tác ở một nơi vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, còn lạc hậu, như chăn nuôi gia súc, gia cầm thả rông, không có chuồng trại, không tiêm phòng, nên hiệu quả không cao từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tín dụng. Một phần cũng do trình độ học vấn của các chủ hộ và các thành viên trong gia đình thấp nên sử dụng vốn kém hiệu quả dẫn đến không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

c. Điều kiện kinh tế

Vốn tự có của hộ ở nông thôn hầu như không có nhiều (có sức lao động), nên vốn chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng cũng là một yếu tố làm giảm hiệu quả vốn vay. Cùng với việc thiếu vốn sản xuất kinh doanh, việc lồng ghép tập huấn các chương trình như: Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư hạn chế cũng góp phần làm giảm hiệu quả tín dụng của nông hộ.

Điều kiện y tế giáo dục, thị trường cũng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tín dụng ở nông thôn. Những nơi có trạm y tế, có đội ngũ cán bộ y bác sỹ đầy đủ thì nơi đó việc chăm sóc sức khỏe cho người dân được đảm bảo, người dân có sức khỏe tốt đồng nghĩa với sức lao động tốt, có điều kiện sản xuất kinh doanh tốt, sử dụng vốn có hiệu quả. Giáo dục cũng có ý nghĩa quyết định đến việc sử dụng vốn có hiệu quả, nếu tỷ lệ người được học cao thì nơi đó có điều kiện tiếp thu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nơi đó con người có ý thức tốt

hơn, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, chấp hành pháp luật nhà nước thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ưu đãi cho các hộ nông dân nghèo trên địa bàn xã tân long, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)