Đánh giá chung về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ưu đãi cho các hộ nông dân nghèo trên địa bàn xã tân long, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 40)

* Thuận lợi:

- Tân Long có vị trí tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế. Xã có quỹ đất lớn, địa hình và khí hậu thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, đặc biệt là kinh tế đồi rừng.

- Nguồn lao động dồi dào, người dân cần cù sáng tạo.

- Kết cấu hạ tầng nông thôn: Hệ thống trường học được quan tâm đầu tư xây dựng.

- Hệ thống chính trị từng bước được kiện toàn đảm bảo về số lượng cũng như về trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo chuẩn qui định nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

- Chất lượng giáo dục và đào tạo tiếp tục được nâng cao rõ rệt, cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư theo hướng chuẩn. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân tiếp tục được nâng lên, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ nhân viên Trạm y tế đều đạt chuẩn, xã tiếp tục giữ vững chuẩn quốc gia về y tế. Tình hình an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được giữ vững, công tác dân tộc và tôn giáo trên địa bàn được ổn định.

* Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi thì xã Tân Long còn nhiều khó khăn:

- Hệ thuống thủy lợi chưa đáp ứng được toàn bộ diện tích tưới tiêu cho đất lúa.

- Xã chưa có chợ buôn bán tập trung.

- Xã chưa có đài truyền thanh đặt ở trung tâm để phát đến từng xóm. - Vẫn còn nhà ở dột nát chưa được nâng cấp sửa chữa.

- Thu nhập bình quân của người dân còn thấp chưa theo kịp mục tiêu của tiêu chí đề ra.

- Tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao.

- Hệ thống tổ chức sản xuất mới hình thành và chưa hoạt động hiệu quả. - Môi trường sống và sản xuất chưa đảm bảo về môi trường.

4.2. Thực trạng nghèo đói trên địa bàn xã Tân Long

4.2.1. Kết quả rà soát hộ nghèo trên địa bàn xã Tân Long

Nghèo đói là một vấn đề nan giải không chỉ xã Tân Long mà cả nước ta đang phải đối mặt. Đó là một chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Đối với huyện nhà, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp thì càng khó khăn hơn trong công tác xóa đói giảm nghèo. Được sự quan tâm của các cấp Đảng ủy và ban ngành các hộ nghèo đã được hưởng nhiều sự ưu đãi như giảm thuế nhà ở, giảm tiền điện, miễn giảm học phí, được vay vốn ưu đãi giúp phát triển sản xuất.

Trong đó giải pháp về vốn tín dụng mà cụ thể là sự ra đời của NHCSXH huyện là một kết quả đáng ghi nhận, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về công tác XĐGN. Có nhiều nguyên nhân gây ra nghèo đói như điều kiện tự nhiên không thuận lợi, trình độ dân trí thấp, gia đình neo đơn, đông con, thiếu vốn sản xuất… Thông thường các nguyên nhân này có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Nếu hộ nghèo không tìm ra được phương kế để thay đổi thì vòng luẩn quẩn của nghèo đói sẽ bám lấy các hộ và họ không thể thoát ra được. Bên cạnh những hộ nằm dưới ngưỡng nghèo còn có một bộ phận lớn các hộ cận nghèo, nếu không tìm ra được phương thức làm ăn phù hợp thì rất dễ dẫn đến tình trạng tái nghèo.

Trên địa bàn xã có 9 xóm bản tổng số hộ và các hộ nghèo, cận nghèo của các thôn là khác nhau. Qua 2 năm số hộ nghèo trong các thôn hàng năm tăng giảm không đồng đều.

Bảng 4.4: Kết quả rà hộ nghèo xã Tân Long giai đoạn 2016 - 2017

STT Thôn Năm 2016 Năm 2017 Tổng số hộ Số hộ nghèo Số hộ cận nghèo Tổng số hộ Số hộ nghèo Số hộ cận nghèo 1 Ba Đình 203 103 89 202 91 100 2 Làng Mới 246 63 120 254 55 116 3 Đồng Mẫu 120 56 53 120 49 60 4 Mỏ Ba 135 105 20 142 95 42 5 Đồng Luông 148 58 71 147 51 76 6 Đồng Mây 230 119 90 228 105 105 7 Làng Giếng 174 80 66 179 70 76 8 Hồng Phong 68 47 19 70 42 22 9 Lân Quan 95 87 6 95 77 16 Tổng 1.419 718 534 1.437 635 613

Bảng 4.5: Kết quả giảm nghèo tại xã Tân Long STT Thôn Năm 2016 Năm 2017 Tỷ lệ hộ nghèo (%) Tỷ lệ hộ cận nghèo (%) Tỷ lệ hộ nghèo (%) Tỷ lệ hộ cận nghèo (%) 1 Ba Đình 50,74 43,84 45,05 49,50 2 Làng Mới 25,61 48,78 21,65 45,67 3 Đồng Mẫu 46,67 44,17 40,83 50,00 4 Mỏ Ba 77,78 14,81 66,90 29,58 5 Đồng Luông 39,19 47,97 34,69 51,70 6 Đồng Mây 51,74 39,13 46,05 46,05 7 Làng Giếng 45,98 37,93 39,11 42,46 8 Hồng Phong 69,12 27,94 60,00 31,43 9 Lân Quan 5,85 6,32 81,05 16,84 Tổng 50,59 37,63 44,19 42,66

(Nguồn: UBND Xã Tân Long, năm 2018)

Từ bảng số liệu 4.5 ta thấy công tác XĐGN (xóa đói giảm nghèo) trên địa bàn xã những năm qua đã đạt được những kết quả quan trong. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo qua 2 năm có sự tăng giảm không điều. Năm 2016 số hộ nghèo toàn xã là 718 hộ chiếm 50,59% trong tổng số hộ của xã. Nhưng năm 2017 số hộ nghèo giảm xuống 635 hộ chiếm 44,19% tổng số hộ của xã tức giảm 6,4% so với 2016. Số hộ cận nghèo năm 2016 là 534 chiếm 37,63% trong tổng số hộ của xã, năm 2017 số hộ cận nghèo là 613 hộ chiếm 42,66% tức tăng 5,03% so với 2016.

4.2.2. Cơ cấu phân bố nguồn vốn cho các tổ chức chính trị - xã hội

Ngân hàng cho vay bằng cách kết hợp, thông qua bốn tổ chức đoàn thể: Hội Phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, Hội Nông dân và Đoàn Thanh niên. Mỗi

hội tại các thôn sẽ cử ra một người tổ trưởng tổ vay vốn để thực hiện cho vay vốn và thu lãi suất hằng tháng.

Nguyên tắc và thủ tục vay khá dễ dàng nhưng chỉ được vay khi có thông báo phân bổ ngân sách cho vay từ trung ương. Khi có nguồn vốn cho vay phân bổ xuống, người dân có nhu cầu vay sẽ đăng ký với tổ trưởng tổ vay vốn, người tổ trưởng đó sẽ làm đơn xin vay, xin xác nhận của UBND xã về hộ khẩu thường trú và nộp cho cán bộ ngân hàng. Tổ trưởng tổ vay vốn cũng là người xác nhận và cam đoan hộ dân sẽ trả vốn và lãi suất. Sau một tháng lúc làm đơn, đúng ngày mùng 9 hàng tháng, các hộ nông dân sẽ được nhận vốn vay tại điểm giao dịch của xã Tân Long.

Có thể tóm tắt sơ đồ vay vốn của Ngân hàng Chính Sách Xã hội như sau:

ng kể từ

Hình 4.1: Sơ đồ tóm tắt quy trình vay vốn ưu đãi đối với hộ nghèo

Ngân hàng CSXH

Hội phụ nữ Hội cựu chiến binh

Hội nông dân Đoàn thanh niên Tổ tiết kiệm vay vốn Tổ tiết kiệm vay vốn Tổ tiết kiệm vay vốn Tổ tiết kiệm vay vốn

4.2.3. Cách thức cho vay của tổ chức chính trị xã hội

Bảng 4.6: Tình hình vay vốn theo thời hạn tín dụng tại xã Tân Long giai đoạn 2016 - 2017 (ĐVT: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm Tốc độ phát triển (%) 2016 2017 17/16 BQ I. Tổng số vốn vay 23.000 25.000 108,69 104,25 Vay ngắn hạn 1.000 1.000 100 100 Vay trung hạn 8.500 10.000 117,64 108,47 Vay dài hạn 13.500 14.000 103,7 101,83

II. Cơ cấu (%) 100 100 - Tỷ lệ vay ngắn hạn 4,35 4 - Tỷ lệ vay trung

hạn 36,95 40

- Tỷ lệ vay dài hạn 58,7 56

(Nguồn: UBND Xã Tân Long, năm 2018) Qua bảng cho thấy, người dân vay vốn tại ngân hàng chỉ vay trung hạn và dài hạn, trong đó vay dài hạn là chủ yếu. Tổng vốn vay theo thời hạn của hộ nông dân xã Tân Long có tăng qua các năm nhưng mức độ phát triển giảm dần. Năm 2017 tăng 8,69 % so với năm 2016, bình quân tăng 4,25%. Lượng vốn vay trung hạn tăng qua các năm chứng tỏ nhu cầu cầu vốn tín dụng của người dân ngày càng cao và khả năng cung ứng vốn theo thời hạn của NH ngày một tăng lên.

Trong cơ cấu vốn vay vốn dài hạn chiếm tỷ lệ cao qua các năm. Năm 2016 tỷ lệ dài hạn là 58,7% và đến năm 2017 giảm xuống còn 56%, bình quân tăng 1,83%. Như vậy, ta thấy được sản xuất của địa phương là tập

chung vào đầu tư dài hạn. Vốn vay dài hạn chiếm tỷ lệ cao vì chủ yếu là hộ nghèo vay vốn.

Bảng 4.7: Tình hình dư nợ vốn vay của xã trong giai đoạn 2016 - 2017

(ĐVT: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm Tốc độ phát triển (%) 2016 2017 17/16 BQ 1. Tổng dư nợ 31.265 32.555 106,53 102,04 - Dư nợ TH 11.985 10.052 77,20 91,58 - Dư nợ DH 19.280 22.503 116,72 108,03 - Nợ quá hạn 620 833 134,35 115,91 - Khoanh nợ 351 405 115,38 107,41

2. Cơ cấu dư nợ (%)

- Dư nợ TH/Tổng dư nợ 38,33 30,87 - Dư nợ DH/Tổng dư nợ 61,66 69,12 - Nợ quá hạn/Tổng dự nợ 1,98 2,56 - Khoanh nợ/Tổng dư nợ 1,12 1,24

(Nguồn: UBND Xã Tân Long, năm 2018) Nhìn tổng thể có thể thấy, tình hình dư nợ của ngân hàng tăng khá nhanh qua các năm cùng theo sự tăng nhanh của tổng vốn vay. Tổng dư nợ bình quân trong 2 năm tăng 2,04%. Dư nợ dài hạn cũng tăng mạnh, dư nợ dài hạn bình quân tăng 8,03%. Dư nợ trung hạn bình quân giảm mạnh hơn dư nợ dài hạn. Nguyên nhân là do hiện nay đầu tư trung hạn chiếm tỷ lệ khá lớn nhưng tốc độ phát triển của đầu tư dài hạn như phát triển trang trại chăn nuôi trâu, bò; dê, mở rộng quy mô sản xuất lớn, tăng mạnh nhu cầu lượng vốn cao và dài hạn. Bên cạnh đó, mức lãi suất mà ngân hàng áp dụng cho vay dài hạn và ngắn hạn giống nhau chỉ phụ thuộc và người vay vốn thuộc đối tượng nào

nên người dân dần chuyển sang vay vốn dài hạn nhiều hơn để tận dụng vốn vay đầu tư lâu dài vào sản xuất.

Dư nợ quá hạn và khoanh nợ chiếm tỷ lệ khá cao. Dư nợ quá hạn năm 2017 chiếm tỷ lệ là 34,35%, tình trạng khoanh nợ năm 2017 chiếm 1,24% trong tổng số dư nợ. Nguyên nhân có tình trạng nợ quá hạn và khoanh nợ là do hai nguyên nhân chủ yếu. Thứ nhất, do một bộ phận nhỏ người dân sự dụng không đúng mục đích dẫn đến tình trạng không phát triển được sản xuất, đến thời hạn trả nợ ngân hàng không trả được. Thứ hai, do gặp một số dịch bệnh, làm ăn thất bại khiến họ không thể trả nợ vốn vay.

4.2.4. Tình hình kinh tế của xã Tân Long

Bảng 4.8: GTSX của xã qua 2 năm2016 - 2017

(theo giá cố định) (ĐVT: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2016 2017 So sánh Tổng 13.095 14.622 111,66 1. NLN - TS 9.821,25 10.735,62 109,31 2. CN - xây dựng 1.309 1.680,67 128,39 3. TM - dịch vụ 1.964,25 2.205,71 112,29

(Nguồn: UBND Xã Tân Long, năm 2018) Qua bảng số liệu ta thấy GTSX qua 2 năm đều có sự thay đổi. GTSX của CN - Xây dựng và Dịch vụ - Thương mại chiếm tỷ trọng lớn. GTSX của CN - Xây dựng năm 2017 tăng 28,39% so với năm 2016. GTSX của TM- Dịch vụ năm 2017 so với 2016 tăng lên 12,29%. Lý do ở đây GTSX của 2 ngành CN - Xây dựng và TM - Dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn là do trên địa bàn xóm hiện có chi nhánh công ty cỗ phần kim loại màu Thái Nguyên - Vimico - Xí nghiệp kẽm chì Làng Hích và 5 mỏ đá khai thác đá xây dựng.

GTSX của ngành NLN - TS cũng chiếm tỷ trọng tương đối lớn nhưng lại có xu hướng giảm qua các năm lý do là vì thị trường tiêu thụ sản phẩm cả trong và ngoài nước bị thu hẹp, giá bán nhiều sản phẩm chăn nuôi, thủy sản ở mức thấp trong khi giá vật tư nguyên liệu đầu vào tiếp tục tăng cao gây nhiều khó khăn trong phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm vẫn xảy ra. Không chỉ ở chăn nuôi mà trồng trọt cũng bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh, thời tiết…

Bảng 4.9: Chuyển dịch cơ cấu của xã

(Theo giá hiện hành)

(ĐVT: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2016 2017 Số lượng (trđ) Cơ cấu (%) Số lượng (trđ) Cơ cấu (%) Tổng 13.095 100 14.622 100 1. NLN - TS 9.821,25 75,00 10.735,62 73,42 2. CN - xây dựng 1.309 10,00 1.680,67 11,49 3. TM - dịch vụ 1.964,25 15,00 2.205,71 15,08 (Nguồn: UBND Xã Tân Long, năm 2018) Qua bảng 4.9 thấy có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua 2 năm gần đây là khác nhau. Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp. Tỷ trọng ngành NLN - TS có xu hướng giảm qua các năm trong khi tỷ trọng CN và DV có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2017 tỷ trọng ngành NLN - TS giảm 1,58% so với năm 2016. Khi nền kinh tế bước vào giai đoạn phát triển cao thì tốc độ tăng của ngành CN sẽ tăng cao và dẫn đầu cụ thể tỷ trọng ngành CN - XD năm 2017 tăng 1,49% so với năm 2016. Ngành CN sẽ gia tăng tỷ trọng các ngành sử dụng nhiều vốn: Trong ngành CN, tỷ trọng các ngành sản xuất sản phẩm với dung lượng vốn ngày càng lớn và tốc độ gia tăng ngày càng nhanh, tỷ trọng các ngành có dung lượng lao động cao sẽ giảm dần.

Tiếp theo là ngành TM - DV đang có sự chuyển dịch nhẹ tăng 0,08% đây cũng là nhóm ngành đang được địa phương quan tâm phát triển.

4.2.5. Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo tại địa phương

Hiện nay trên địa bàn xã đang có các chương trình hỗ trợ giảm nghèo như: Chương trình 135, vùng đồng bào thiểu số dự án 2037, chương trình xóa nhà dột nát, chương trình hỗ trợ téc nước cho hộ nghèo, cấp thẻ bảo hiểm y tế - Thẻ hộ nghèo,…

Để hỗ trợ giảm nghèo chính phủ đã ra Nghị định Số: 78/2002/NĐ-CP Về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác

1. Hộ nghèo.

2. Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề.

3. Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết

120/HĐBT ngày 11 tháng 04 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).

4. Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

5. Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo; thuộc khu vực II, III miền núi và thuộc Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (sau đây gọi là Chương trình 135).

6. Các đối tượng khác khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

4.3. Tình hình vay vốn và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của hộ nghèo

4.3.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra

Vay được vốn, việc sử dụng vốn thành công hay không phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có năng lực sản xuất của hộ. Năng lực sản xuất của hộ ở đây bao gồm nguồn lực về lao động, về tư liệu sản xuất, đất đai và vốn. Những yếu tố đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình hoạt động, việc sử dụng chúng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của

hộ. Năng lực sản xuất ảnh hưởng đến thu nhập của hộ và từ đó ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả vốn vay của hộ sau này. Một thực tế là đã là hộ nghèo thì năng lực sản xuất cũng có nhiều hạn chế. Ngoài nguồn thu từ hoạt động nông nghiệp thuần túy nếu người dân không có thêm khoản thu nhập nào khác thì đời sống của họ không thể khá lên được. Trong quá trình điều tra tôi đã chọn ngẫu nhiên 30 hộ nghèo trong xã.

- Tìnhhình lao động và nhân khẩu của hộ

Trong tất cả các nguồn lực cấu thành nên năng lực sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ưu đãi cho các hộ nông dân nghèo trên địa bàn xã tân long, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)