Giải pháp đối với hộ nông dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ưu đãi cho các hộ nông dân nghèo trên địa bàn xã tân long, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 66 - 67)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

5.4. Giải pháp đối với hộ nông dân

- Hộ nhân dân cần nhận thức rõ trách nhiệm hoàn trả vốn vay như đã nói trên, hộ vay phải nhận thức rõ trách nhiệm trả lãi và nợ gốc ngay từ khi viết giấy đề nghị vay vốn. Cần hiểu rõ đây là chính sách tín dụng ưu đãi cho vay với lãi suất thấp, không phải Chính phủ cho không.

- Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay: Người vay phải nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm trong vay vốn, sử dụng vốn vay. Không ngừng học tập để nâng cao năng lực quản lý và sử dụng vốn vay, tăng hiệu quả của đồng vốn.

- Kết hợp cung ứng vốn tín dụng với công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và dạy nghề cho người nghèo: Một trong những rủi ro khi cho vay là do trình độ hiểu biết của người nghèo có hạn nên đồng vốn vay thường được sử dụng kém hiệu quả. Người nghèo không chỉ thiếu vốn mà còn thiếu kiến thức về tổ chức quản lý sản xuất, về khoa học công nghệ, cả về thị trường... Chính vì lẽ đó cùng với việc cung ứng vốn cho hộ nghèo cần phải giúp đỡ cho họ khắc phục những yếu kém nói trên thì mới có thể nâng cao năng suất trong trồng trọt và chăn nuôi để có thể trả nợ và thoát khỏi cảnh nghèo. Việc kết hợp cho vay vốn với những chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư sẽ hạn chế rủi ro trong việc đầu tư, giúp người nghèo sử dụng vốn có hiệu quả, nâng cao đời sống và trả nợ ngân hàng đúng hạn.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp và của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác thống kê, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo để tạo điều kiện cho các đối tượng này kịp thời vay vốn. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ hơn nữa với NHCSXH trong việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách. Thực hiện nghiêm túc công tác bình xét cho vay đảm bảo công khai, dân chủ từ thôn, bản việc xác nhận đối tượng phải được Ban giảm nghèo các xã, phường thị trấn xét duyệt chặt chẽ. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát

của các cấp, các ngành đối với tín dụng chính sách… cũng cần được tăng cường. Để nguồn vốn vay thực sự đem lại hiệu quả thì đầu tiên nó phụ thuộc rất lớn vào sự cố gắng vươn lên của bản thân mỗi hộ. Nguồn vốn không phải là nguồn trợ cấp, do đó buộc bản thân mỗi hộ phải chịu khó làm ăn, tìm tòi học hỏi kinh nghiệm để nguồn vốn vay thực sự đem lại hiệu quả.

- Trước khi có ý định vay vốn, mỗi hộ nên vạch ra cho mình một phương án sản xuất, mục đích sản xuất, cụ thể sẽ làm gì, trồng cây gì, nuôi cây gì… Sau đó cần tính toán một cách chi tiết các chi phí cần thiết để thực hiện phương án đó, kiểm tra vốn tự có của mình là được bao nhiêu trong tổng chi phí của dự án và xác định đúng số vốn cần vay. Điều quan trọng là phải xác định được nhu cầu của thị trường về sản phẩm đang định sản xuất để từ đó có những phương hướng sản xuất thích hợp, đạt được kết quả như mong muốn.

- Phải có kế hoạch sử dụng đúng mục đích, tiến hành sản xuất ngay khi có vốn, trên thực tế nhiều hộ nghèo khi vay được tiền không dùng ngay vào sản xuất mà đã chi tiêu cho những nhu cầu khác dẫn đến hao hụt và thiếu vốn đầu tư làm ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động sản xuất.

- Trong quá trình sản xuất kinh doanh các hộ cần có sự hoạch toán thu chi rõ ràng.

- Các hộ nghèo phải tranh thủ tiếp thu các ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nên sử dụng các giống vật nuôi cây trồng có chất lượng tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ưu đãi cho các hộ nông dân nghèo trên địa bàn xã tân long, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)