Chiến lược đa kênh cho phép các công ty tiếp cận khách hàng theo nhiều cách khác nhau giúp tăng phạm vi tiếp cận của các doanh nghiệp. (Arun Sharma, Anuj Mehrotra, 2007)
Phân phối đa kênh giúp các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng trên nhiều kênh khác nhau như : Cửa hàng truyền thống (POS); Website - cửa hàng online; Mạng xã hội - kênh bán hàng và phát triển cộng đồng (Facebook, Zalo... ); Sàn thương mai điên tư (Lazada, Tiki, Shopee.); ứng dụng di động (Mobile app); cộng tác viên. Từ đó làm tăng khả năng tiếp cận và tương tác với khách hàng qua nhiều kênh khác nhau,
cung cấp mức độ lựa chọn và dịch vụ của khách hàng tăng lên.
Theo Arun Sharma và Anuj Mehrotra (2007), đa kênh còn cho phép khách hàng
tiếp cận với các doanh nghiệp bằng cách sử dụng kênh ưa thích của họ. Khách hàng càng được sử dụng các kênh ưa thích để trải nghiệm, tương tác mua sắm thì khả năng
mua hàng của họ càng cao.
Theo Khảo sát chuyên sâu về người tiêu dùng toàn cầu 2018 của PwC (2008), với sự thay đổi nhanh chóng trong hành vi của người tiêu dùng thì có tới 88% người tiêu dùng sẵn sàng trả tiền cho giao hàng nhanh hơn trong cùng ngày, cùng với đó thì
mua sắm trên thiết bị di động cũng đã chiếm 17% trong các phương thức mua sắm của người tiêu dùng. Điều này khẳng định việc tiếp cận với khách hàng rộng lớn hơn trên nhiều kênh trực tuyến khác nhau giúp các doanh nghiệp có thể tương tác và xây dựng mối quan hệ với khách hàng đồng thời gia tăng lòng trung thành của khách hàng.
Phân phối đa kênh giúp xây dựng ý thức mạnh mẽ hơn về nhận diện thương hiệu đồng thời tăng cường nhận thức thương hiệu. Bằng cách có mặt trên nhiều kênh,
doanh nghiệp sẽ mở rộng phạm vi tiếp cận và nâng cao nhận thức về thương hiệu. Việc nhận diện thương hiệu đối với người tiêu dùng cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, để tạo được lòng trung thành đối với thương hiệu trực tuyến còn phụ thuộc rất lớn vào niềm tin của người tiêu dùng (Harris và Goode, 2004). Vì vậy các doanh nghiệp cũng cần tìm cách hiểu mối quan hệ giữa vai trò của các kênh trong môi trường đa kênh và đặc biệt hiểu rõ sự đóng góp của các kênh khác nhau vào mối quan hệ thương
hiệu (Nysveen et al., 2005..) để xây dựng phân phối đa kênh hiệu quả nhất.
Thật vậy, kết quả kinh doanh của những thương hiệu tên tuổi như Sephora, Decathlon (Pháp), Macy’s (Mỹ), Oasis (Anh)... cho thấy doanh số và lợi nhuận tăng
channel distribution). Theo thống kê năm 2016 của Deloitte, chi tiêu của người tiêu dùng trên Omni-Channel nhiều hơn 93% so với mô hình shop online đơn thuần và hơn 208% so với mô hình cửa hàng truyền thống. Cũng theo đánh giá của Deloitte, mô hình này giúp gia tăng lòng trung thành của khách hàng hơn 82%. Điều này đã khẳng định lợi ích và tác động to lớn của phân phối đa kênh tới sự thành công của doanh nghiệp.